Mới đây, mạng xã hội lan truyền thông tin sàn thương mại điện tử Adayroi ngừng hoạt động, khiến nhiều người không khỏi hoang mang và bất ngờ.
Cụ thể trong thông báo ngày 17/12, Vincommerce (đơn vị sở hữu, vận hành sàn thương mại điện tử và Ứng dụng thương mại điện tử Adayroi) cho biết công ty đã quyết định sẽ tạm dừng toàn bộ hoạt động bán hàng trên website Adayroi. "Kể từ 18h00 ngày 17/12/2019, toàn bộ sản phẩm hàng hóa/dịch vụ của các nhà cung cấp hiện đang kinh doanh trên website Adayroi theo các hợp đồng đã ký kết sẽ được dừng bán và phân phối đến khách hàng", thông báo cho biết.
Nguyên nhân được đưa ra là do Vincommerce mong muốn đánh giá và tái cấu trúc hoạt động của công ty nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường và khách hàng trong giai đoạn phát triển mới.
Đại diện truyền thông của Vingroup cho biết sẽ phản hồi thông tin chính thức trong thời gian sớm nhất. Tuy nhiên, ở một góc độ nào đó, chúng ta có thể thấy, có từ 6 - 7 triệu lượt truy cập/quý là con số không quá thấp. Nhưng, nó thực sự bị các đối thủ như Shopee, Lazada, Tiki bỏ xa!
Nếu không đủ mạnh và không thể chiếm lĩnh thị trường, bạn chính là người bị đào thải! Đó là nguyên lý khắc nghiệt muôn đời trên thương trường. Trong 3 năm qua, mắc cho Shopee, Lazada, Tiki, Sendo làm mưa làm gió trên thị trường thương mại điện tử với kỳ vọng sẽ đạt 13 tỷ USD vào năm 2023 thì Adayroi vẫn lẳng lặng trong hệ sinh thái của Vingroup. Trong khi top 4 sàn thương mại điện tử dẫn đầu của Việt Nam là Shopee, Lazada, Tiki và Sendo đều có từ 30 đến 42 triệu lượt truy cập/tháng. Đó chính là vì các sàn này đều mở rộng thị trường bán lẻ, cho phép các đơn vị bán hàng của nước ngoài tiếp cận người dùng Việt Nam. Đây chính là điểm cộng lớn nhất cho các sàn này đối với người dùng.
Quay lại thất bại của Adayroi, chúng ta có thể nhận thấy, người bán lẻ tại Việt Nam không chỉ đối mặt với những cạnh tranh lẫn nhau mà còn cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài.
Adayroi cung cấp đa dạng các ngành hàng từ bất động sản đến thực phẩm, nhu yếu phẩm, thời trang, đồ gia dụng,... chủ yếu là hàng xuất xứ Việt Nam. Đó chính là điểm trừ của sàn thương mại này so với các đối thủ. Trong khi các “anh lớn” như Shopee, Tiki, Sendo,... đã bắt đầu cho phép các nhà bán lẻ nước ngoài (chủ yếu là Trung Quốc) gia nhập bán hàng trên sàn của mình. Người Việt Nam lại rất “chuộng” hàng nước ngoài, đó cũng là lý do khiến Adayroi chạy “đổ mồ hôi” nhưng vẫn không theo kịp các đối thủ.
Chúng ta có thể nhìn thấy, nhà bán lẻ tại Việt Nam ngày càng bị sức ép cạnh tranh “đè bẹp” khi không chỉ cạnh tranh với nhau mà còn phải ra sức cạnh tranh với đối thủ nước ngoài. Đó là đối với người bán hàng online, còn đối với những nhà bán lẻ truyền thống, họ càng “khó thở” hơn với sức ép cạnh tranh ngày càng khốc liệt này.
Tuy nhiên, cơ hội “sống sót” của nhà bán lẻ truyền thống vẫn mở rộng nếu như họ biết cách tiếp thu và đầu tư hệ sinh thái cho cửa hàng của mình. Tham khảo tại đây!
Ảnh: Internet