Tin tức

Chiến lược kinh doanh mùa dịch hỗ trợ doanh nghiệp phát triển trở lại

Cuộc khủng hoảng do đại dịch Covid-19 đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp. Có không ít doanh nghiệp đã phải thu hẹp sản xuất, tạm ngừng kinh doanh hay đóng cửa chờ giải thể. Song, với tinh thần tự lực, nhiều doanh nghiệp đã không ngừng nỗ lực tìm ra cách khắc phục chuyển hướng kinh doanh hiệu quả, thích nghi với tình hình mới. Dưới đây là một trong những chiến lược kinh doanh mùa dịch hiệu quả được nhiều doanh nghiệp lựa chọn và áp dụng. Cùng TPos tìm hiểu nhé! 

1. Gia tăng sức chống đỡ cho doanh nghiệp

chiến lược kinh doanh mùa dịch cho doanh nghiệp

Trước tiên, các doanh nghiệp cần đề cao tầm quan trọng của việc gia tăng sức chống đỡ trước các hoàn cảnh khó khăn.

Cần thực hiện các nội dung chính:

  • Xây dựng kịch bản ứng phó trước mọi nguy cơ, đồng thời xem xét các chiều hướng sâu rộng của ảnh hưởng vĩ mô.

  • Chuyển đổi hoặc tái lập lại chuỗi cung ứng. Doanh nghiệp phải kiểm soát chặt chẽ sự gia tăng tiềm ẩn của chi phí trong chuỗi cung ứng. Do việc lựa chọn các nguồn cung đa dạng nhằm mang lại sự ổn định, hạn chế đứt gãy hay không có sẵn nguồn cung.

  • Tăng cường và đa dạng các biện pháp bảo vệ người lao động. Áp dụng các biện pháp tự động hóa trong sản xuất để giảm được sự phụ thuộc chi phí nhân công.

2. Xác định chi phí phù hợp

Định hướng phân bổ chi phí theo các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng

Trước tiên, doanh nghiệp cần làm rõ được các định hướng:

  • Thị trường có những thay đổi gì? 

  • Khách hàng, đối thủ và nhà phân phối có thay đổi gì lớn?

  • Những xu hướng nào bắt buộc thay đổi trên thị trường cần lưu ý?

  • Cam kết các giá trị phù hợp trong phối cảnh hậu Covid, đưa ra những ý tưởng kinh doanh tốt hơn đối thủ thể hiện được lợi thế cạnh tranh.

  • Doanh nghiệp đã chuẩn bị chi phí đầu tư phát triển các chủ lực này chưa? 

  • Có thể thay đổi từ những lĩnh vực nào khác những ý tưởng mang lại giá trị cạnh tranh cao hơn?

Trả lời được những câu hỏi này, doanh nghiệp sẽ định hình nhanh chóng những năng lực cần phải có để đạt được lợi thế cạnh tranh hiệu quả trên thị trường.

Tiếp đến, định hình doanh nghiệp trong tương lai. Xác định những gì đại dịch Covid tác động đến xu hướng tổ chức doanh nghiệp.

Ví dụ:

Đối với doanh nghiệp cung cấp sản xuất. Tình hình trước đại dịch: Tập trung vào hiệu quả kinh doanh với chi phí cố định trong sản xuất, chuỗi cung ứng và hậu cầu. Tối ưu hóa quy mô để đạt chi phí sản xuất thấp hơn.

Sau đại dịch, doanh nghiệp đang thay đổi để kinh doanh tốt hơn. Chuyển dịch sang các cụm hoạt động có tính phân bổ cao, tập trung hơn vào các công cụ sản xuất và hậu cầu với sự hỗ trợ của robot, đưa vào vận hành các hoạt động kỹ thuật số cốt lõi. Điều này sẽ giúp tăng cường năng lực hoạt động tối thiểu.

3. Hoán đổi vị trí doanh nghiệp cùng ngành

Với tình hình hiện tại, do tác động của đại dịch, sẽ có khả năng hoán đổi vị trí các doanh nghiệp cùng ngành. Các doanh nghiệp có bảng cân đối tài sản vững mạnh, đội ngũ quản lý tốt sẽ có thể tiếp tục đẩy mạnh việc đầu tư và có cơ hội để bứt phá và vươn lên dẫn dắt thị trường.

Doanh nghiệp được quản lý chặt chẽ có thể phải nhường cơ hội kinh doanh mới trong ngắn hạn cho những doanh nghiệp có khả năng thích ứng tốt hơn, linh hoạt hơn trong thay đổi định hướng kinh doanh.

Các vùng lợi nhuận sẽ dịch chuyển trong chuỗi giá trị, hướng đến điểm chạm khách hàng. Các hoạt động bán lẻ kênh phân phối truyền thống ít quan trọng hơn sẽ bị thay thế bới các nền tảng số. Các doanh nghiệp sản xuất sẽ dễ dàng tiếp cận và phục vụ người tiêu dùng hơn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển.

4. Xác định điểm khác biệt trong chuỗi giá trị tái cấu trúc chi phí

chiến lược kinh doanh mùa dịch

Tiến hành tinh gọn các quy trình từ đó tái đầu tư và phát triển. Xác định được các lĩnh vực hoàn toàn thay đổi và phương pháp kinh doanh mà doanh nghiệp nên áp dụng để ứng phó kịp thời với sự thay đổi đó. Các chiến lược kinh doanh mùa dịch ngắn hạn và trung hạn sẽ là sự kết hợp giữa các hành động cần thiết ít rủi ro hơn và đặt mục tiêu chiến lược nhằm mang lại kết quả cao hơn.

Cùng với sự phát triển của kỹ thuật số, sự chuyển dịch trong nhu cầu tiêu dùng có khả năng tác động thay đổi môi trường cạnh tranh. 

Hành động cần thiết phải thực hiện:

  • Chuyển đổi các chi phí marketing sang các kênh khác có khả năng nắm bắt nhu cầu khách hàng hơn. 

  • Cắt giảm sản phẩm lợi nhuận thấp và hàng tồn kho.

  • Cân bằng lại các danh mục sản phẩm và dịch vụ.

Tiến hành xây dựng chiến lược:

  • Giảm thiểu độ phức tạp và cải tiến các mô hình kinh doanh phù hợp với nhu cầu mới của khách hàng. 

  • Bán các sản phẩm phù hợp với tương lai và bổ sung khoảng cách năng lực bằng các cơ hội mua bán và sáp nhập.

  • Tái thiết lập lực lượng bán hàng và tăng tương tác với khách hàng.

  • Đẩy mạnh tích hợp giữa các mô hình kinh doanh từ truyền thống so với thương mại điện tử, sản phẩm so với dịch vụ, trực tiếp so với kỹ thuật số.

Tiếp đến là quản lý chuỗi cung ứng, sản xuất, lưu kho, vận chuyển, vận hành và dịch vụ khách hàng.

Doanh nghiệp thường chấp nhận đánh đổi dài hạn khi sử dụng chuỗi cung ứng hợp nhất và hiệu quả về chi phí để vận hành doanh nghiệp. Trong khi, điều kiện cần để phát triển là có một lực lượng nhà cung cấp đa dạng và linh hoạt hơn. Với một số ngành công nghiệp, nhu cầu có thể thay đổi chỉ sau thời gian ngắn, khiến các nhà cung cấp rơi vào trường hợp rủi ro. Đối mặt với nhà cung cấp bị hạn chế hoặc gặp gián đoạn, nhiều công ty bắt đầu phải trả phí cao hơn. 

Các nhà lãnh đạo cần phải hiểu rõ những điều quan trọng đối với hoạt động kinh doanh và làm thế nào để mang lại kết quả tốt nhất.

Trong thời gian buộc phải làm việc ở nhà để chống dịch đã đặt ra vấn đề mới về chuyển đổi chức năng trong doanh nghiệp. Người quản lý bộ phận tập trung vào phòng ban thực sự quan trọng và tạm dừng những việc mang tính bổ trợ. Đồng thời, người quản lý cần nhìn nhận điểm yếu ở các mảng thiếu tự động hóa. 

Cuối cùng, xem xét tiềm năng cho mô hình lực lượng lao động mới. Trên thế giới, các doanh nghiệp đang chung tay cùng chính phủ góp phần giữ tỷ lệ có việc làm ở mức tối đa và gia tăng tốc độ phục hồi doanh nghiệp. 

Quy mô của cuộc khủng hoảng này đòi hỏi các nhà lãnh đạo phải cân bằng giữa đảm bảo an toàn, sức khỏe, mức độ tham gia và năng suất của nhân viên tại nơi làm việc ngay cả khi doanh nghiệp có thể triển khai mô hình lực lượng lao động mới trong tương lai. Ví dụ: kết hợp sử dụng nhân viên toàn thời gian, bán thời gian, và đội ngũ làm việc thời vụ. 

Các nhà lãnh đạo sẽ cần có khả năng tiếp nhận những nghịch lý về áp lực chi phí, mối lo ngại về tự động hóa, đồng thời, có khả năng truyền cảm hứng và dẫn dắt đội ngũ tài năng đa dạng trong tương lai.

5. Pháp triển nguồn nhân lực theo phương thức vận hành mới

kế hoạch kinh doanh mùa dịch cho doanh nghiệp

Trong chiến lược kinh doanh mùa dịch, bạn cần dẫn dắt đội ngũ có chủ đích, hướng tới một tương lai phù hợp cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp.

Cuộc khủng hoảng trong mùa dịch là thời điểm mọi người cần liên tục được củng cố tinh thần. Các lãnh đạo nên có những chiến lược khuyến khích và duy trì những hành vi góp phần giải quyết vấn đề chung nhanh chóng. Sau đó phát triển thành phương thức vận hành mới và truyền bá rộng rãi, từ đó duy trì tinh thần và những nỗ lực cần thiết. 

Ví dụ như: 

  • Trao quyền tự quyết cho các bộ phận tự giải quyết vấn đề.

  • Phối hợp vượt qua những hạn chế của hệ thống phân quyền và nhiệm vụ.

  • Thể hiện sự đồng cảm, lòng biết ơn và giá trị.

  • Tự chịu trách nhiệm về các quyết định.

Nhân viên có niềm tin vào tương lai phát triển của doanh nghiệp và mong muốn được đóng góp, tuy nhiên chúng ta phải nhận thức rằng mọi thứ sẽ không thể nào giống như trước khi có cuộc khủng hoảng.

Các bước để hướng dẫn đội ngũ có mục tiêu rõ ràng sau đại dịch:

  • Đưa ra các chiến lược kinh doanh mùa dịch phục hồi phát triển cho nhân viên biết.

  • Giúp nhân viên thích nghi nhanh chóng với sự thay đổi thường xuyên của môi trường kinh doanh.

  • Cho nhân viên cơ hội để được thảo luận, góp ý giải quyết vấn đề cùng với cấp lãnh đạo.

  • Hỗ trợ nhân viên vững vàng, tự tin hơn trước những thay đổi của cuộc khủng hoảng.

Kết luận

Để hoàng thành được kế hoạch kinh doanh mùa dịch, đạt được mục tiêu tăng trưởng, ngoài việc đầu tư đổi mới công nghệ, nghiên cứu đa dạng các mẫu mã sản phẩm, doanh nghiệp bạn nên tiếp tục tập trung đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, khai thác tiềm năng nguồn nhân lực và các kênh online vừa chống dịch hiệu quả vừa mang lại doanh thu cao.

Đảm bảo kế hoạch thích ứng và duy trì hoạt động, xem xét lại các chiến lược và quy mô kinh doanh. Xây dựng được kịch bản ứng phó tốt đồng thời xem xét sâu rộng các ảnh hướng vĩ mô thay vì chỉ tập trung chủ yếu vào các yếu tố quy mô như trước đây. Đồng thời, cần ưu tiên xác định được vị thế trên thị trường để doanh nghiệp có thể phát triển trong dài hạn. 

>>Tham khảo thêm một số ý tưởng nên kinh doanh gì mùa dịch để có được thêm nhiều hướng chuyển đổi phù hợp mang lại nhiều lợi nhuận trong cuộc khủng hoảng này.

Chuyên mục: Blog , Tin tức
Đánh giá bài viết:

Bài viết liên quan

Tận hưởng trải nghiệm bán hàng không cần lo lắng

Miễn phí tạo tên miền cho khách hàng mới với tất cả các gói

Hỗ trợ tận nơi 24/7

Hoàn tiền 100% nếu khách hàng không hài lòng

Dùng thử