Chia sẻ

Kinh nghiệm mở shop quần áo và những nguồn sỉ quần áo giá rẻ

Để mở shop quần áo, bạn sẽ cần rất nhiều thứ khác nhau như: tìm kiếm nguồn sỉ quần áo chất lượng và giá rẻ, giấy tờ, dự toán chi phí, kế hoạch kinh doanh,… để làm cho cửa hàng của bạn chuyên nghiệp và thu hút khách hàng hiệu quả. Dưới đây là tất cả kinh nghiệm mở shop quần áo và địa chỉ nhập hàng quần áo giá rẻ mà bạn có thể tham khảo và thực chiến được ngay.

Mở shop quần áo cần những gì?

Tiền bạc, mặt bằng,… là điều tất nhiên phải có để bắt đầu kinh doanh, nên vấn đề này mình sẽ đề cập ở phần dưới của bài viết. Trước tiên chúng ta cần có 1 bản phác thảo ý tưởng và cần biết việc mở shop quần áo cần giấy tờ gì. Sau đó thì chúng ta mới đi đến các bước về tìm nguồn hàng và lập kế hoạch kinh doanh quần áo.

Mở shop quần áo cần những gì?


Bản phác thảo ý tưởng cửa hàng sẽ bao gồm:

Cách bán quần áo online cho người mới bắt đầu là trước hết bạn cần biết lập bảng phác thảo ý tưởng trước khi kinh doanh. Việc này giúp bạn có cái nhìn tổng quan về những việc mà mình cần làm. Đồng thời nó sẽ giúp bạn không chỉ có được kinh nghiệm mở shop quần áo mà bất cứ lĩnh vực kinh doanh nào:

a. Tên cửa hàng

Ngoài việc đặt tên cửa hàng theo tên của chủ shop, nhiều người còn chọn cách đặt tên theo tiếng Anh. Bởi đối tượng khách hàng yêu thích trang phục thường thích sự đổi mới và hướng ngoại, nên những tên tiếng Anh thường được họ chú ý hơn. Thậm chí, nhiều người còn tự (mặc dù họ không nhận thức điều đó) rằng với những thương hiệu có tên tiếng Anh, khách hàng thường dễ dàng đồng ý bỏ ra 1 số tiền cao hơn để sở hữu nó (dù có thể trên thị trường sản phẩm bạn bán không phải là độc nhất).

Ngoài ra, tại Việt Nam thời gian gần đây còn xuất hiện những tên thương hiệu Đẹp – Độc rất dễ gây chú ý đến khách hàng như: Xám, Gấu, 7a.m, May,…

b. Phong cách mà bạn muốn mang lại

Tôi đã từng đọc trong những quyển sách kinh doanh, người ta có 1 câu nói rất hay là “Bán hàng không phải bán sản phẩm mà là bán phong cách”. Đúng thật là vậy, điều khác biệt giữa những doanh nhân thành công so với những người còn lại là vì họ xác định được “giá trị thêm” của sản phẩm.

Đừng chỉ bán quần áo, hãy cho khách hàng biết được bạn đang bán cả phong cách cho họ. Điều này cần được giữ và duy trì trên tất cả phương tiện kinh doanh, cho đến nhân viên kinh doanh của bạn cũng vậy. Nếu bạn kinh doanh những trang phục đáng yêu thì hãy chụp những bộ sản phẩm theo phong cách đáng yêu, và nhân viên của bạn cũng có tính cách dễ thương, niềm nở khi gặp khách,… Tất cả những điều đó, khách hàng của bạn sẽ cảm nhận được.

c. Mục tiêu phát triển trong 3 – 5 năm đầu

Điều này nghe có vẻ xa vời, nhưng để kinh doanh thành công bắt buộc bạn phải có mục tiêu cho riêng mình. Có những mục tiêu cụ thể thì bạn mới có thể xác định đường hướng kinh doanh và xử lý những vấn đề xảy ra đúng đắn để đạt được mục tiêu. Bạn có thể đặt ra mục tiêu về doanh thu, hoặc về quy mô của Shop.

Mở shop quần áo cần giấy tờ gì?

Nếu bạn muốn mở shop quần áo ở khu vực địa phương thì đây chỉ là công việc kin doanh có quy mô nhỏ. Nên bạn có thể đăng ký dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể.

Bạn đến cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp quận/huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh để tiến hành thủ tục đăng ký hộ kinh doanh. Các giấy tờ cần chuẩn bị bao gồm:

- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh (theo mẫu có sẵn);

- Bản sao chứng minh nhân dân của bạn;

* Phí đăng ký hộ kinh doanh là: 30.000 đồng. (giá trên cập nhật vào ngày 16.04.2020)

* Thời gian giải quyết: 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Lấy hàng nguồn sỉ quần áo ở đâu?

Theo kinh nghiệm mở shop quần áo của nhiều người, ngoài việc tìm nguồn hàng quần áo giá rẻ trên Facebook, Google thì bạn cũng có thể nhập hàng trực tiếp tại các chợ nguồn sỉ quần áo.


Tìm nguồn sỉ quần áo giá rẻ và chất lượng


- Miền Bắc

Chợ Ninh Hiệp (Gia Lâm, Hà Nội); chợ Đồng Xuân; phố Hàng Ngang, Hàng Đào; chợ Lim (Bắc Ninh); khu gia công khu Dốc Lã (xưởng gần Hà Nội); Trung tâm thương mại Baza; khu chợ Sơn Long và Phú Điền; chợ biên giới - Móng Cái, Tân Thanh,...

- Miền Nam

Chợ Tân Bình; chợ An Đông; chợ Hạnh Thông Tây; chợ Bà Chiểu; chợ Bình Tây; chợ Bến Thành; chợ Tân Định; xưởng may Thanh Hiền

Một kinh nghiệm nhỏ khi mua hàng ở các chợ đầu mối là bạn cần mặc cả nhiệt tình và đừng quên hỏi về chế độ đổi trả hàng. Thương lượng thật kĩ những vấn đề này để có thể chọn cho mình nhà cung cấp hàng chất lượng với giá sỉ tốt nhất để hợp tác lâu dài.

Mở shop quần áo cần bao nhiêu tiền?

Có 2 hình thức kinh doanh quần áo nam, nữ phổ biến hiện nay là kinh doanh truyền thống và kinh doanh online. Bây giờ chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu và dự toán chi phí mở shop quần áo với từng hình thức nhé:


Mở shop quần áo cần bao nhiêu tiền


a. Kinh doanh truyền thống

Khi kinh doanh truyền thống, chúng ta sẻ có những khoản mục chi phí không thể thiếu khi mở shop thời trang bao gồm:

Chi phí thuê mặt bằng (theo kinh nghiệm mở shop quần áo của nhiều người thì thuê mặt bằng sẽ từ 3-50 triệu đồng) tùy vào từng khu vực là các tỉnh thành hay thành phố lớn, trong mặt ngõ hay ngoài mặt phố, một mặt tiền hay 2,3 mặt tiền,…

Vốn nhập hàng hóa (20-50 triệu đồng): do là cửa hàng nên bạn cần treo đủ số lượng và mẫu mã tại cửa hàng, tránh tình trạng để trống các giá kệ treo đồ.

Vốn trang trí, mua sắm dụng cụ, thiết bị tại cửa hàng (20-50 triệu). Bao gồm chi phí trang trí mặt tiền cửa hàng, bảng biển, giá kệ treo đồ, móc treo quần áo, manocanh…

Chi phí phát sinh khác: 10 triệu đồng

Tổng chi phí dự trù tối thiểu: 50 triệu

b. Kinh doanh online

Chi phí thuê xây dựng website: 3 – 10 triệu đồng. Tùy vào mức độ phức tạp và các chứng năng tích hợp trên website.

Chi phí thuê người xây dựng nội dung cho website: 5 – 10 triệu. Nếu bạn không có nhiều thời gian xây dựng nội dung cho website thì hoàn toàn có thể thuê CTV chăm sóc website cho bạn.

Chi phí nhập hàng hóa: không xác định. Vì với hình thức kinh doanh online, bạn không nhất thiết phải nhập hàng về trước, mà hoàn toàn có thể sử dụng hình ảnh có sẵn của chủ shop để phục vục việc kinh doanh. Khi nào có đơn hàng thì bạn mới cần nhập hàng về.

Sử dụng phần mềm quản lý shop thời trang

Khi mới kinh doanh, bạn nên mở shop online qua Facebook. Sau khi quen với việc chăm sóc khách hàng thì mở thêm trang website để chính qui hóa việc bán hàng trực tuyến. Đây sẽ là thời gian để bạn làm quen dần với việc quản lý quá trình kinh doanh của mình.

Trong thời gian đó, bạn nên sử dụng đến phần mềm quản lý shop thời trang để nó có thể giúp bạn tối ưu hóa và kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả nhất từ: quản lý hàng tồn kho, chăm sóc khách hàng cho đến việc quản lý giá cả của toàn bộ sản phẩm,…

Khi việc vận hành online của bạn phát triển đến mức cần trên 5 người nhân viên thì hãy nghĩ đến việc mở shop. Lúc đó bạn sẽ có đủ kinh nghiệm để biết nên mở shop và quản lý shop thế nào.

Phần mềm quản lý shop thời trang quần áo


Vì sao bạn nên sử dụng phần mềm trong hoạt động kinh doanh?

Phần mềm quản lý shop thời trang hay còn gọi là phần mềm quản lý shop quần áo là phần mềm được tạo ra nhằm giải quyết, tối ưu hóa mọi hoạt động liên quan đến việc kinh doanh thời trang. Trên thị trường hiện nay, phần mềm quản lý cửa hàng thời trang TPOS là phần mềm được tin dùng nhất hiện nay với những tính năng nổi bật:

Giúp người bán hàng giải quyết những nỗi lo mà trong kinh doanh quần áo gặp phải

- Thất thoát

- Bằng tính năng phân quyền cho nhân viên, chủ shop quản lý được từng hoạt động của nhân viên ngay trên phần mềm

- Thanh toán chậm trễ, sai sót

- Phần mềm cung cấp tính năng quét mã vạch và màn hình cảm ứng click chọn sản phẩm giúp quá trình thanh toán cho khách nhanh chóng, tránh được sai sót

- Kết toán hàng tháng

- TPOS cung cấp hàng loạt các biểu mẫu báo cáo thống kê rành mạch theo từng tuần, tháng, quý,... giúp bạn có cái nhìn tổng quan cho tất cả hoạt động của cửa hàng

- Xây dựng hoạt động kinh doanh dễ dàng

- Phần mềm quản lý bán hàng TPOS hỗ trợ xây dựng chương trình khuyến mãi, ưu đãi đến khách hàng giúp chủ shop thu hút khách hàng tốt hơn

- Tiết kiệm thời gian và tiền bạc tốt hơn

Chỉ với 3.000 đồng/ngày bạn hoàn toàn có thể quản lý mọi hoạt động kinh doanh từ A - Z một cách chặt chẽ nhất. Đồng thời, TPOS còn giúp bạn tiết kiệm thời gian tối đa nhờ vào việc quản lý nhiều cửa hàng và các kênh bán hàng trên cùng 1 hệ thống.

Hơn nữa, dù đang ở đâu bạn cũng có thể theo dõi mọi hoạt động kinh doanh của tất cả các cửa hàng.

Theo đó, khách hàng có nhu cầu có thể đăng ký ngay bên dưới để được dùng thử MIỄN PHÍ trong 7 ngày. Đội ngũ tư vấn trách nhiệm, nhiệt tình, am hiểu chuyên sâu về phần mềm TPOS luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ thông tin chi tiết tại số hotline 1900 2852 hoặc 0908075455. Hoặc bạn có thể để lại số điện thoại bên dưới bài viết này để nhận hỗ trợ miễn phí từ TPOS nhé!

Tuy không phải là sản phẩm ra đời trước nhất, nhưng TPOS sẽ cố gắng trở thành phần mềm tốt nhất.

Kinh nghiệm mở shop quần áo cho người mới bắt đầu

Xác định khách hàng mục tiêu

Khi kinh doanh quần áo, bạn cần xác định được sản phẩm của mình sẽ bán cho ai? Hay ai là người có thể mua quần áo của bạn? Xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu, bạn sẽ có kế hoạch nhập hàng phù hợp với đối tượng tiềm năng mua hàng.

Xác định khách hàng mục tiêu không chỉ đơn thuần xem họ là ai, mà bạn cần tìm hiểu thêm những thông tin khác như:

- Khách hàng ở đâu?

- Độ tuổi bao nhiêu?

- Nghề nghiệp, thu nhập của họ?

- Sở thích, thói quen hàng ngày?

- Kênh mua sắm yêu thích của họ là gì?

Càng xây dựng chi tiết chân dung khách hàng, bạn càng có khả năng tiếp cận cao với họ. Bên cạnh đó, hiểu được thói quen sở thích của họ để tư vấn khách hàng, định hình phong cách bán hàng chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.

Trang bị kiến thức

Dù kinh doanh shop quần áo online hay truyền thống thì điều bắt buộc là bạn phải có kiến thức về thời trang. Có như vậy, bạn mới có thể tư vấn đúng cho khách hàng của mình và giúp họ hài lòng về shop của bạn – tiêu chí tiên quyết của tất cả những người bán hàng thành công.

Việc có được kiến thức trong ngành, nó còn giúp bạn bắt kịp xu hướng thời trang nhanh hơn và thậm chí là có được những sáng tạo riêng cho cửa hàng của mình.

Đưa sản phẩm lên kệ

Đưa sản phẩm lên kệ, không chỉ đơn thuần là việc trưng bày sản phẩm lên những con manocanh mà việc bạn cần làm là…cố gắng mang sản phẩm của lên Tất-Cả-Những-Kệ trên thị trường. Điều đó có nghĩa là gì? Bạn hãy cố gắng mở rộng thị phần của mình trên các cửa hàng online. Từ việc bán trên Facebook, website cho đến các kênh thương mại điện tử. Bạn sẽ không thể nào biết được khách hàng của mình sẽ thích mua sản phẩm ở đâu, và họ phải nhìn thấy thương hiệu của bạn bao nhiêu lần thì mới ra quyết định mua hàng.


Kinh nghiệm kinh doanh mở shop


Hơn thế, theo chia sẻ của nhiều người, việc bán hàng đa kênh còn giúp bạn gia tăng số lượng đơn hàng đáng kể. Đổi lại, việc quản lý một lúc quá nhiều kênh bán hàng sẽ khiến bạn phải “bù đầu tóc rối” mỗi ngày. Nhưng đó là câu chuyện của nhiều năm trước. Ngày nay, phần mềm quản lý bán hàng đa kênh Omnichannel ra đời nhằm giải quyết toàn bộ vấn đề trong kinh doanh (dĩ nhiên là hỗ trợ tối đa từ kinh doanh online đến kinh doanh truyền thống).

Phần mềm quản lý bán hàng đa kênh Omnichannel của TPOS được đánh giá là phần mềm được tin cậy nhất hiện nay, bởi những ưu điểm mà chỉ có TPOS mang lại:

- Giao diện dễ sử dụng, phù hợp với tất cả những người kinh doanh online (dù là lần đầu sử dụng)

- Tích hợp mọi phần cứng: máy in hóa đơn, máy quét mã vạch, sử dụng phần mềm trên thiết bị di động,..

- Phân quyền và quản lý mọi hoạt động bán hàng của từng nhân viên

- Quản lý nhiều cửa hàng trên cùng 1 hệ thống phần mềm

- Quản lý hàng hóa xuất nhập tồn, định mức sản phẩm và cảnh báo khi sản phẩm chạm định mức

- Liên kết với website bán hàng của cửa hàng và đồng bộ mọi dữ liệu

- Báo cáo từ tổng quan đến chi tiết từng hoạt động bán hàng, cho bạn cái nhìn tổng thể về hoạt động kinh doanh của cửa hàng

- Quản lý việc bán hàng trên Facebook, sàn thương mại điện tử

Để tìm hiểu thông tin chi tiết sản phẩm, bạn có thể gọi vào số hotline: 1900 2852 hoặc đăng kí dùng thử miễn phí phần mềm bán hàng đa kênh Omnichannel

Truyền thông

Có một câu chuyện ngắn vui khi tôi còn đang là học sinh lớp 12. Khi ấy, có 1 người trong nhóm tư vấn tuyển sinh từ các trường Đại học, Cao đẳng về trường của chúng tôi có kể rằng:

- Các bạn có biết vì sao trứng gà luôn có giá cao hơn trứng vịt không?

Khi anh ấy nói thì chúng tôi mới để ý đúng thật là giá trứng gà luôn cao hơn trứng vịt. Chắc chắn rồi, chúng tôi không phải là những nam sinh thích quan tâm đến việc bếp núc cho lắm.

- Đó là vì trước khi đẻ trứng, con gà luôn kêu lên. Khi đó, mọi người biết được và dễ dàng đến lấy trứng của nó. Còn vịt thì không. Trứng gà hơn trứng vịt là ở cái “nghệ thuật Marketing”, gà biết quảng cáo (bằng tiếng kêu) còn vịt thì không.

(Dĩ nhiên đó chỉ là 1 cách dẫn dắt về Marketing thôi, còn lý do có sự chênh lệch về giá thì có lẽ là do có sự khác nhau về mặt dinh dưỡng?!)

Khi đó, những tên gọi về Marketing, về quảng cáo đã bắt đầu đi theo tôi đến ngày hôm nay. Và hôm nay tôi nhận thấy (và đã chứng minh được) khi kinh doanh online, gần như chúng ta đều phải tiếp cận đến việc làm truyền thông, quảng cáo trên internet nhằm gia tăng gấp 200 lần số lượng khách hàng. Bạn nên thực hiện các chương trình quảng cáo, khuyến mãi trong ít nhất 3 tháng đầu để có lượng khách hàng ổn định. Đó chính là tất cả những kinh nghiệm mở shop quần áo mà tôi tích lũy được. Hy vọng nó sẽ giúp ích cho bạn.

Xem thêm: Kinh nghiệm mở shop giày dép


Chuyên mục: Blog , Chia sẻ
Đánh giá bài viết:

Bài viết liên quan

Tận hưởng trải nghiệm bán hàng không cần lo lắng

Miễn phí tạo tên miền cho khách hàng mới với tất cả các gói

Hỗ trợ tận nơi 24/7

Hoàn tiền 100% nếu khách hàng không hài lòng

Dùng thử