Chia sẻ

Nhân đôi doanh thu bằng cách quản lý nhà hàng, quán ăn dưới đây

Không phải ai cũng biết cách quản lý nhà hàng, quán ăn hiệu quả bởi nó bao gồm hàng trăm thứ cần phải lo, thậm chí là chăm chút từng chút một! Vậy đâu mới là biện pháp hiệu quả nhất? Tham khảo bài viết bên dưới nhé! 

Những lưu ý khi quản lý nhà hàng

Khách hàng là thượng đế

Câu nói “khách hàng là thượng đế” được cho là kim chỉ nam của chiến lược quản lý hàng hàng, quán ăn. Bởi khách hàng chính là người mang đến thu nhập cho bạn, họ cần nhận lại thái độ phục vụ tốt nhất. Muốn làm tốt điều này, bạn cần đặt mình vào vị trí của khách hàng mà cảm nhận. Tạo uy tín, niềm tin cho khách hàng cũng là điều mà bạn cần hết sức lưu ý. Bởi yêu cầu không chỉ là thức ăn ngon, đồ uống hấp dẫn, giá cả phù hợp mà thái độ phục vụ cũng như cách bạn tiếp nhận và xử lý vấn đề của khách hàng cũng chính là điều tạo nên giá trị và danh tiếng của nhà hàng, quán ăn của bạn.

Cần thu hút sự chú ý của khách hàng

Không khác gì các đơn vị kinh doanh bán lẻ, kinh doanh ngành thực phẩm cũng cần thậm chí là rất cần thu hút sự chú ý của khách hàng. Bằng những banner, áp phích quảng cáo như cách làm truyền thống, nay bạn hãy nghĩ đến việc thu hút khách hàng trên các phương tiện truyền thông như mạng xã hội, website, thương mại điện tử,... 

Marketing đòi hỏi có chiến lược cụ thể, rõ ràng và dài hạn. Bạn cần phải xác định rõ mục tiêu và xu hướng thị trường để có được một chiến lược marketing dài hạn và hiệu quả. Không có một nhà hàng, quán ăn nào có thể đủ sức đáp ứng được mọi đối tượng khách hàng.

Thực đơn độc đáo


cách quản lý nhà hàng nhân đôi lợi nhuận


Giống như quần áo, phụ kiện trong cửa hàng thời trang thì món ăn chính là linh hồn của nhà hàng. Hãy xây dựng thực đơn cho nhà hàng của bạn theo một phong cách riêng nhưng đòi hỏi thật khoa học và logic. Đã qua rồi cái thời mà thực đơn dài ngoằn với chi chít tên các món ăn, thức uống quen thuộc. Hãy tạo một chiếc menu thật đẹp mắt với cách bố trí đủ gây ấn tượng cho khách hàng của bạn. Điều này không chỉ giúp khách hàng thích thú và nghiên cứu kỹ hơn về thực đơn mà còn gây ấn tượng sâu sắc với họ.

Không quên quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm

Thông qua việc đào tạo nhân viên

Nếu xác định kinh doanh lâu dài, điều tiên quyết bạn cần chú trọng đó chính là vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong khi mức sống của con người ngày càng tăng cao thì khâu vệ sinh chính là điều được họ chú trọng, quan tâm nhiều nhất. Nếu không muốn “ôm” số nợ khổng lồ vì nhà hàng “dẹp tiệm”, hãy thật sự chú trọng vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm! Bước cuối cùng, bạn cần phải có được giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm thì mới được phép hoạt động.

Quản lý bếp nhà hàng

Trước hết, hãy đảm bảo rằng nguồn nông sản, thực phẩm bạn nhập vào đủ “sạch”! Kinh nghiệm quản lý nhà hàng, quán ăn nói chung, bạn cần có nhân viên quản lý chất lượng thực phẩm sẽ kiểm tra cẩn thận mỗi lô hàng. Sau đó, mỗi nguyên liệu sẽ được phân loại và bảo quản đúng cách để duy trì chất lượng cũng như tối đa hóa thời gian sử dụng chúng. 

Trong quá trình chế biến thực phẩm, nguyên vật liệu của nhà hàng cũng cần được đảm bảo sạch sẽ, vệ sinh. Hãy đảm bảo vệ sinh khu vực chế biến và nguyên liệu. Thường xuyên kiểm tra nguyên vật liệu nào hết hoặc không thể sử dụng nữa để kịp thời đáp ứng. Đồng thời, dụng cụ trong khu vực chế biến cũng cần được bảo quản sạch sẽ, để nơi khô ráo, vệ sinh.

Quản lý kho hàng

Bạn cần tìm ra cách bố trí kho như thế nào cho hợp lý và gọn gàng nhất để dễ dàng tìm kiếm cũng như tiết kiệm diện tích cho kho bãi. Hãy phân chia hàng hóa theo từng nhóm, sau đó bảo quản chúng ở những kệ chắc chắn và đảm bảo có thể dễ dàng tìm kiếm.

Một lưu ý nho nhỏ là bạn nên để những vật dụng, đồ dùng thường xuyên sử dụng gần cửa ra vào hoặc nơi dễ lấy nhất. Những vật ít khi sử dụng nên để trên cao hoặc bên trong. Hãy bố trí vật dụng trong kho một cách logic nhất, đồng thời thường xuyên vệ sinh kho bãi để để hạn chế tình trạng có gián và chuột làm ổ trong kho.

Cách quản lý nhà hàng giúp bạn nhân đôi doanh thu

Lên danh sách những việc cần làm

Đây là việc mà hầu hết một nhà quản lý thông minh đều làm. Nó giúp quản lý hiệu quả tình hình kinh doanh của nhà hàng bao gồm cả quản lý kinh doanh và quản lý nhân sự. Cách để bạn thực hiện danh sách công việc hiệu quả nhất, trước hết bạn cần lên những công việc chủ yếu, sau đó bổ sung dần để không bỏ sót bất kỳ nội dung công việc hay lưu ý nào. Ngoài ra, bạn cũng có thể lên danh sách công việc tổng thể của nhà hàng theo từng tuần thật chi tiết, sau đó làm riêng một danh sách những lưu ý để thực hiện. 

Lên danh sách những việc cần làm giúp bạn quản lý tốt tình hình kinh doanh cũng như hoạt động làm việc của nhân viên. Từ đó có thể triển khai nhiều kế hoạch phát triển lâu dài. 

Phân công công việc cụ thể cho từng bộ phận

Bên cạnh việc lên danh sách công việc cụ thể thì cách quản lý nhà hàng hiệu quả nhất là thực hiện một bảng phân công công việc chi tiết và đầy đủ nhất. Hãy liệt kê chi tiết công việc cụ thể cho từng bộ phận, từng nhân viên một đồng thời ấn định thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc để gia tăng áp lực đồng thời thúc đẩy hiệu quả công việc tốt hơn. 

Tuy nhiên, hãy cân nhắc số lượng công việc cho từng nhân viên đồng thời, đánh giá năng lực, xem thế mạnh là điểm yếu của từng cá nhân để đưa ra lượng công việc phù hợp nhất và có chiến lược phát triển từng cá nhân hiệu quả nhất.


nhân đôi lợi nhuận bằng cách quản lý nhà hàng này


Giám sát mọi hoạt động trong ca làm việc

Yếu tố con người là quan trọng nhất trong kinh doanh, nhưng để mỗi cá nhân đều toàn tâm toàn ý phục vụ cho công việc cũng là điều trăn trở không của riêng bất kỳ ai. Cũng chính vì vậy mà bạn cần tăng cường giám sát hoạt động làm việc của từng nhân viên để kịp thời phát hiện và xử lý sự cố. Không làm ảnh hưởng đến khách hàng cũng như hình ảnh thương hiệu của nhà hàng. Đây là cách giúp bạn quản lý tốt nhân sự của mình. 

Đảm bảo nhân viên vệ sinh cẩn thận trước khi kết thúc ca

Việc vệ sinh của nhà hàng ảnh hưởng rất nhiều đến quyết định có quay lại lần nữa hay không của khách, chính vì vậy mà bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng việc dọn dẹp vệ sinh từng ngóc ngách trong nhà hàng, quán ăn của mình. Hãy đảm bảo rằng sau mỗi ca làm việc, nhân viên đều dọn dẹp sạch sẽ, ngăn nắp và gọn gàng.

Bằng việc thường xuyên đi kiểm tra toàn bộ khuôn viên nhà hàng vào mỗi khi hết ca, bạn sẽ giám sát được vệ sinh của nhà hàng đồng thời gia tăng hiệu quả làm việc của nhân viên một cách tích cực nhất.

Lựa chọn một công cụ quản lý phù hợp

Với hàng trăm thứ cần chăm chút cho nhà hàng của mình từ khâu thực phẩm nhập vào, hàng ứ đọng, quản lý doanh thu, tình hình kinh doanh cũng như nhân sự. Thiết nghĩ một công cụ hỗ trợ quản lý bán hàng tại nhà hàng là điều vô cùng cần thiết dành cho bạn. Không quá xa lạ, phần mềm quản lý bán hàng là công cụ được nhắc đến nhiều nhất khi nói đến cách quản lý nhà hàng, quán ăn hiệu quả! 

Có quá nhiều công cụ trên thị trường hiện nay, vậy làm sao có thể lựa chọn một phần mềm phù hợp nhất với nhà hàng của bạn? Đừng quá lo ngại! Mời bạn tham khảo phần mềm quản lý nhà hàng, quán ăn tại đây!

Thực tế, trong thời đại công nghệ đi đầu như hiện nay, một công cụ phần mềm giúp quản lý hàng hóa, doanh thu cũng như nhân sự là điều mang lại nhiều lợi ích cho người dùng. Và càng cần thiết hơn nữa khi cuộc sống có quá nhiều thứ chi phối thời gian của chúng ta. Hãy trở thành một nhà kinh doanh thông thái nhất bạn nhé!

Trên đây là chia sẻ về những cách quản lý nhà hàng, quán ăn hiệu quả nhất, hy vọng đã mang đến cho bạn nhiều thông tin bổ ích. Chúc bạn thành công!

Ảnh: minh họa

Phần mềm quản lý bán hàng TPos

Bài viết liên quan

Tận hưởng trải nghiệm bán hàng không cần lo lắng

Miễn phí tạo tên miền cho khách hàng mới với tất cả các gói

Hỗ trợ tận nơi 24/7

Hoàn tiền 100% nếu khách hàng không hài lòng

Dùng thử