Nội dung
-
1. Công nghệ 4.0 là gì?
- 1.1 1. Phân tích dữ liệu lớn và Trí tuệ nhân tạo
- 1.2 2. Tích hợp ngang/dọc
- 1.3 3. Điện toán đám mây - Công nghệ 4.0 quan trọng
- 1.4 4. Thực tế tăng cường (AR)
- 1.5 5. Internet vạn vật công nghiệp (IIoT)
- 1.6 6. Sản xuất phụ gia / in 3D
- 1.7 7. Robot tự động
- 1.8 8. Bản sao số digital twin / Analog
- 1.9 9. An ninh mạng
- 2. Những lợi ích mà doanh nghiệp đạt được
- 3. Ý tưởng kinh doanh 4.0 đột phá siêu hiệu quả
Chúng ta hiện đang ở trong làn sóng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Khi cuộc cách mạng công nghiệp này diễn ra, nó sẽ ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực, nền kinh tế và cả các ngành công nghiệp. Để có thể thành công các doanh nghiệp phải biết kết hợp giữa công nghệ với ý tưởng kinh doanh 4.0 mới mẻ. Vậy công nghệ 4.0 là gì? Những ý tưởng kinh doanh nào là hiệu quả? Cùng TPos tìm hiểu qua bài viết dưới đây bạn nhé!
Công nghệ 4.0 là gì?
Công nghệ 4.0 là sự ra đời của hàng loạt các công nghệ mới kết hợp với kiến thức của nhiều lĩnh vực như kỹ thuật số, vật lý, sinh học,... Những công nghệ tiên tiến này kết nối thế giới thực và thế giới kỹ thuật số, giúp cho các hệ thống tự trị thông minh trở nên khả thi.
Hiện nay, mặc dù các công ty đã sử dụng một số công nghệ tiên tiến này, nhưng chỉ khi các doanh nghiệp sử dụng toàn diện tất cả các công nghệ đổi mới dưới đây thì mới có thể phát huy hết tiềm năng của công nghiệp 4.0 được. Các công nghệ tiên tiến này cụ thể là:
1. Phân tích dữ liệu lớn và Trí tuệ nhân tạo
Trong kỷ nguyên Công nghiệp 4.0, các công ty có thể thu thập dữ liệu lớn(Big data) thông qua nhiều nguồn dữ liệu khác nhau, bao gồm thiết bị nhà máy và thiết bị Internet vạn vật (IoT), hệ thống ERP và CRM, cũng như các ứng dụng thời tiết và ứng dụng giao thông. Các công ty có thể sử dụng các giải pháp phân tích được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ học máy (Machine learning) để xử lý dữ liệu trong thời gian thực.
Đặc biệt, có thể sử dụng những hiểu biết sâu sắc thu được từ chúng, để cải thiện khả năng ra quyết định và tự động hóa trong các lĩnh vực quản lý chuỗi cung ứng khác nhau, chẳng hạn như lập kế hoạch chuỗi cung ứng, quản lý hậu cần, quản lý bán hàng, sản xuất, R & D và kỹ thuật, quản lý tài sản doanh nghiệp (EAM) và lĩnh vực mua sắm.
2. Tích hợp ngang/dọc
Xương sống của công nghệ 4.0 là tích hợp theo chiều ngang và chiều dọc. Tích hợp theo chiều dọc có nghĩa là, tất cả các cấp của tổ chức có thể được kết nối theo chuỗi và dữ liệu có thể lưu chuyển tự do, từ phân xưởng đến cấp quản lý và sau đó từ cấp quản lý đến phân xưởng. Điều này giúp tăng năng suất, tốc độ hoàn thành và chất lượng của các hoạt động doanh nghiệp. Ngoài phạm vi sản xuất, kết nối theo chiều dọc còn tác động đến hoạt động tiếp cận khách hàng, hỗ trợ quy trình bán hàng.
Còn tích hợp theo chiều ngang đề cập đến sự tích hợp chặt chẽ của các quy trình khác nhau. Các quy trình riêng lẻ sẽ được kết nối, thống nhất thông tin và hoạt động giúp nâng cao khả năng xử lý linh hoạt đối với những vấn đề thay đổi phát sinh. Tích hợp theo chiều ngang sẽ diễn ra trên nhiều cấp độ (bao gồm các xưởng sản xuất, các cơ sở sản xuất khác nhau và toàn bộ chuỗi cung ứng).
3. Điện toán đám mây - Công nghệ 4.0 quan trọng
Điện toán đám mây là “yếu tố thúc đẩy quan trọng” của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi kỹ thuật số. Ngày nay, lợi thế của công nghệ đám mây vượt xa tốc độ, khả năng mở rộng, lưu trữ và hiệu quả về chi phí. Nó là nền tảng cho hầu hết các công nghệ tiên tiến (từ AI, học máy đến Internet vạn vật) và là yếu tố thúc đẩy sự đổi mới của doanh nghiệp. Dữ liệu và hệ thống vật lý mạng cốt lõi của công nghiệp 4.0 cũng sử dụng công nghệ đám mây để liên lạc và phối hợp.
4. Thực tế tăng cường (AR)
Công nghệ thực tế tăng cường là khái niệm cốt lõi của công nghệ 4.0, nó có khả năng ánh xạ nội dung kỹ thuật số với môi trường thực. Với hệ thống AR, nhân viên có thể sử dụng kính thông minh hoặc thiết bị di động để xem dữ liệu IoT thời gian thực của các bộ phận kỹ thuật số, hướng dẫn bảo trì, lắp ráp hoặc nội dung đào tạo, v.v. khi quan sát các đối tượng vật lý (chẳng hạn như thiết bị hoặc sản phẩm).
Công nghệ AR đang phát triển mạnh mẽ và có ý nghĩa to lớn đối với việc bảo trì, dịch vụ, đảm bảo chất lượng cũng như đào tạo nhân viên kỹ thuật và an toàn.
5. Internet vạn vật công nghiệp (IIoT)
Internet vạn vật (nói chính xác là Internet vạn vật công nghiệp). Hai thuật ngữ này thường được sử dụng thay thế cho nhau. Hầu hết các đối tượng vật lý trong công nghiệp 4.0 ( như thiết bị, rô bốt, máy móc) sẽ sử dụng cảm biến và thẻ RFID để cung cấp dữ liệu về trạng thái, hiệu suất hoặc vị trí của chúng.
Với công nghệ này, các công ty có thể vận hành chuỗi cung ứng trơn tru hơn, có thể nhanh chóng thiết kế và sửa đổi sản phẩm, ngăn chặn được thời gian ngừng hoạt động của thiết bị, nắm bắt tốt sở thích của người tiêu dùng, theo dõi chi tiết được sản phẩm và hàng tồn kho, v.v.
6. Sản xuất phụ gia / in 3D
Sản xuất phụ gia (thường được gọi là in 3D) là một công nghệ 4.0 quan trọng khác giúp thúc đẩy công nghiệp 4.0. In 3D ban đầu được sử dụng như một công cụ để tạo mẫu thiết kế nhanh, nhưng hiện nay nó đã được sử dụng rộng rãi, từ tùy chỉnh hàng loạt đến sản xuất phân tán. Ví dụ, với công nghệ in 3D, các bộ phận và sản phẩm có thể được lưu trữ trong kho ảo dưới dạng tệp thiết kế. Sau đó có thể in theo yêu cầu khi cần, do đó rút ngắn được thời gian và giảm được nhiều chi phí.
7. Robot tự động
Với sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một thế hệ robot tự động mới cũng đang được ra đời. Robot tự động có thể được lập trình để thực hiện các công việc một cách tự động, giảm thiểu sự can thiệp của thủ công. Từ máy bay không người lái quét hàng tồn kho đến rô bốt di chuyển tự động để chọn và đặt hàng hóa. Ngoài ra còn còn rất nhiều robot tự động khác nhau rất nhiều về kích thước và chức năng.
Những robot này được trang bị các phần mềm tiên tiến như AI, cảm biến và thị giác máy, cho nên chúng có khả năng thực hiện các nhiệm vụ khó và tinh vi. Nó có thể xác định và phân tích thông tin nhận được từ môi trường xung quanh và thực hiện các hành động tương ứng.
8. Bản sao số digital twin / Analog
Digital twin là một mô phỏng ảo của máy móc, sản phẩm, quy trình hoặc hệ thống trong thế giới thực dựa trên dữ liệu cảm biến IoT. Nó giúp các công ty hiểu rõ hơn, phân tích và tối ưu hóa hiệu suất các hệ thống và sản phẩm công nghiệp. Ví dụ, các nhà khai thác thiết bị có thể sử dụng cặp song sinh kỹ thuật số này để tìm các bộ phận bị lỗi cụ thể, dự đoán các vấn đề tiềm ẩn. Từ đó giúp kéo dài thời gian hoạt động của thiết bị.
9. An ninh mạng
Dưới làn sóng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư này, việc sử dụng các điểm kết nối và dữ liệu lớn đã tăng mạnh, cho nên các biện pháp an ninh mạng sẽ trở nên rất quan trọng. Bằng cách triển khai kiến trúc Zero Trust và các công nghệ như máy học, blockchain, các công ty có thể ngăn chặn và phản ứng được với các mối đe dọa một cách tự động, đồng thời giảm thiểu nguy cơ rò rỉ dữ liệu và chậm trễ trong khâu sản xuất.
Những lợi ích mà doanh nghiệp đạt được
Có rất nhiều giải pháp công nghệ 4.0 trên thị trường, những giải pháp này đang giúp hàng nghìn công ty định hình lại sản xuất, phục vụ khách hàng và hiện thực hóa sự kết nối của toàn bộ doanh nghiệp. Sau đây sẽ là một số lợi ích mà công ty thu được từ cuộc cách mạng này:
❂ Năng suất và tự động hóa được cải thiện đáng kể: Dựa trên dữ liệu trong quá trình hoạt động, các công ty có thể cải thiện độ chính xác của dự báo, hỗ trợ phân phối và xây dựng các chương trình tối ưu hóa lợi nhuận.
❂ Tự tin phát triển các mô hình kinh doanh mới và nhanh chóng nắm bắt các cơ hội: Với sự trợ giúp của giải pháp công nghệ 4.0, các công ty có thể giảm chi phí, nâng cao hiệu quả thị trường, mở cửa đường bộ, đường biển và đường hàng không, đồng thời đạt được sự tích hợp chuỗi cung ứng.
❂ Áp dụng các giải pháp xanh, bền vững và có tính lợi nhuận: Thông qua chuyển đổi kỹ thuật số, việc tiếp cận khách hàng sẽ dễ dàng hơn và giảm thiểu được nhiều chi phí. Đồng thời, có thể đạt được các mục tiêu về môi trường mà không ảnh hưởng đến các mục tiêu kinh doanh như khả năng sinh lời và mở rộng quy mô.
Ý tưởng kinh doanh 4.0 đột phá siêu hiệu quả
Sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang mở ra nhiều cơ hội cho các bạn trẻ, đặc biệt là những người đang có ý định kinh doanh khởi nghiệp. Có rất nhiều ý tưởng kinh doanh mới đa dạng và độc đáo trong thời kỳ này. Cùng TPos tìm hiểu đây là những ý tưởng nào bạn nhé!
1. Kinh doanh 4.0 với các loại vật liệu mới
Là nền tảng của một nền kinh tế, sản xuất mới. Các vật liệu làm vỏ tên lửa, máy bay, nhà máy điện hạt nhân, vật liệu làm đường sắt cao tốc,... Đều phải sử dụng những vật liệu cao cấp. Những vật liệu này sẽ mang lại hiệu quả tốt và bền lâu theo thời gian.
Bên cạnh đó với sự phát triển trong nghiên cứu vật liệu mới của ngành công nghệ NANO, thì trong những năm sắp tới sẽ mở rộng và phát triển không ngừng. Cho nên đây là một ý tưởng kinh doanh rất đáng để đầu tư trong thời đại công nghệ 4.0 này.
2. Kinh doanh thiết bị công nghệ tự động
Hiện nay, ở nước ta hình thức sản xuất nông nghiệp vẫn là một ngành chính. Những người nông dân nuôi trồng phần lớn đã biết sử dụng các thiết bị công nghệ, hỗ trợ cho quá trình sản xuất để giảm thời gian, công sức và nâng cao hiệu quả. Nhiều sản phẩm có thể kể đến như: máy tách hạt ngô, hệ thống phun nước tự động, công nghệ nhà kính, máy cấy lúa tự động,..
Cho nên, nếu bạn chịu đầu tư và quảng bá rộng rãi sản phẩm của mình trên các trang website, mạng xã hội cho nhiều người biết đến, thì sẽ thu hút được rất nhiều người, doanh nghiệp mua và sử dụng những sản phẩm công nghệ này cho sản xuất nông nghiệp của họ.
3. Thực tế ảo
Thực tế ảo hay còn được gọi là VR (Virtual Reality) là một trải nghiệm mô phỏng có thể khác hoàn toàn hoặc giống với thế giới thực. Hiện nay các mô hình kinh doanh thực tế ảo đang phát triển rất mạnh mẽ. Dự đoán là chỉ trong vài năm nữa các ngành công nghiệp game tương tác 3D, không gian ảo, giáo dục ảo, Tivi ảo,.. sẽ trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Đây sẽ là một ý tưởng kinh doanh 4.0 hốt bạc cho những bạn chịu tìm tòi và đầu tư đấy.
4. Kinh doanh nội thất thông minh
Những năm trở lại đây mô hình nhà thông minh đang được rất nhiều người ưa chuộng. Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người cũng sẽ được nâng cao. Nhiều người sẽ có nhu cầu sử dụng các sản phẩm thông minh để tăng sự tiện lợi cho bản thân. Nội thất thông minh cho ngôi nhà cũng từ đó mà phát triển. Các sản phẩm phổ biến được nhiều người ưa chuộng như: bàn làm việc kết hợp bàn trà, bàn ăn tiện lợi có thể mở rộng thu nhỏ tùy ý, giường gấp thông minh bằng điều khiển,...
Đây cũng là một ý tưởng kinh doanh 4.0 mới mẻ độc đáo được nhiều người lựa chọn để kinh doanh khởi nghiệp. Để có thể thành công kinh doanh mặt hàng này bạn cần tìm hiểu về chất liệu và cách thiết kế của đồ nội thất để có thể tư vấn, chăm sóc tốt cho khách hàng.
Bên cạnh đó, để việc kinh doanh thuận lợi và phát triển bền vững trong thời đại công nghệ 4.0 này, bạn cần trang bị cho bản thân một ứng dụng quản lý bán hàng giúp tự động hóa mọi hoạt động kinh doanh. Nó sẽ giúp giải quyết những vấn đề về hàng hóa, tồn kho, nguồn vốn, doanh số một cách triệt để mà không để xảy ra sai sót nào, từ đó tối ưu được lợi nhuận trong kinh doanh.
Trên là những kiến thức hữu ích về công nghệ 4.0 và những ý tưởng kinh doanh 4.0 hứa hẹn sẽ là “mảnh đất” vô cùng màu mỡ cho các bạn. Tuy nhiên, để có thể thành công bạn cần tận dụng tối đa công nghệ kết hợp với sự sáng tạo của bản thân trong hình thức kinh doanh. Với những nỗ lực, niềm đam mê và những chiến lược đúng đắn TPos tin chắc rằng thành công sẽ đến với bạn.