Nội dung
- 1. Có nên kinh doanh nhà hàng trong thời điểm hiện tại không?
-
2. Chia sẻ 10 bước kinh doanh nhà hàng chi tiết nhất
- 2.1 1. Nghiên cứu thị trường và xác định khách hàng mục tiêu
- 2.2 2. Lựa chọn mô hình kinh doanh nhà hàng
- 2.3 3. Kinh doanh nhà hàng cần bao nhiêu vốn?
- 2.4 4. Chọn địa điểm kinh doanh nhà hàng
- 2.5 5. Lựa chọn phong cách thiết kế nhà hàng phù hợp
- 2.6 6. Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu
- 2.7 7. Nên thiết kế thực đơn và định giá các món ăn như thế nào?
- 2.8 8. Tuyển dụng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp
- 2.9 9. Kinh doanh nhà hàng cần những giấy phép gì?
- 2.10 10. Lên kế hoạch marketing quảng bá cho nhà hàng
- 3. Bật mí giải pháp vàng cho mô hình quản lý nhà hàng
- 4. Tổng kết
Nhiều người cho rằng kinh doanh nhà hàng, khách sạn chính là ngành nghề dễ hốt bạc nhất, bán 1 thì lời 4. Có thể nói nhà hàng hiện đang là một trong những lĩnh vực kinh doanh hot nhất hiện nay bởi ngành du lịch ngày càng phát triển lượng du khách tăng nhanh ở nhiều nơi từ cả trong và ngoài nước. Bạn đang ấp ủ ý tưởng phát triển trong lĩnh vực ăn uống? Bạn cần có thêm nhiều kinh nghiệm và công cụ hỗ trợ để tăng hiệu quả, nhưng chưa biết nên bắt đầu từ đâu? Tất cả những băn khoăn về việc kinh doanh nhà hàng và tìm giải pháp quản lý hiệu quản sẽ được TPos giải đáp ngay dưới đây. Cùng theo dõi nhé!
Có nên kinh doanh nhà hàng trong thời điểm hiện tại không?
Hiện nay, xã hội Việt Nam không còn hướng đến ăn no mặc ấm nữa mà chuyển qua hình thức ăn ngon mặc đẹp. Giới trẻ hiện nay xem ẩm thực là một trong những loại hình du lịch độc đáo đi đó đây thưởng thức nhiều món ngon khác nhau, người đứng tuổi thì xem là cách để tìm lại nguồn năng lượng trẻ, được trải nghiệm các món ăn mới, món ngon sẽ giúp nhiều người cảm thấy dễ chịu và thư giãn. Do đó, việc kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng cũng phát triển theo.
Tuy nhiên, việc quản lý và vận hành một nhà hàng không hề đơn giản, vậy nên việc tìm hiểu kỹ càng trong một số lĩnh vực kinh doanh nhà hàng là điều cần thiết. Bởi lẽ, khi làm nhà hàng đồng nghĩa với việc bạn vừa cung cấp các món ăn vừa phải mang đến dịch vụ chăm sóc bữa ăn của từng khách hàng.
Tóm lại, TPos tin rằng kinh doanh nhà hàng trong thời điểm này là vô cùng phù hợp, đây chính là thị trường tiềm năng cho bạn. Điều quan trọng là bạn có đủ thực lực để phát triển và tồn tại lâu dài hay không.
Tạo ra một triết lý kinh doanh mới, các nguyên tắc tiêu chuẩn của riêng nhà hàng bạn, cố gắng xây dựng một chiến lược kinh doanh để có thể đạt được mục đích đó. Phác thảo các giá trị quan trọng của nhà hàng để khách hàng nhìn nhận và so sánh với các đối thủ khác. Hãy tạo nên sự khác biệt cho nhà hàng của bạn trong 10 bước kinh doanh hiệu quả sau đây.
Chia sẻ 10 bước kinh doanh nhà hàng chi tiết nhất
1. Nghiên cứu thị trường và xác định khách hàng mục tiêu
Không có một nhà hàng nào có đủ sức hấp dẫn với tất cả mọi người. Đó là thực tế mà nhiều người kinh doanh mới bước vào nghề gặp phải. Vì vậy, bạn chỉ nên nhắm vào 5 - 10% thị trường và phục vụ tốt là bạn đã thành công rồi.
Đầu tiên, bạn nên phác họa chân dung khách hàng của mình một cách chính xác nhất phân theo độ tuổi, giới tính, sở thích (chay, mặn, ngọt,...), nhu cầu và thu nhập,... Từ đó mới đưa ra được phân khúc khách hàng phù hợp.
Bạn cũng nên nhớ phân tích đặc điểm của từng nhóm khách hàng, bạn sẽ lựa chọn được cách thức phục vụ hiệu quả nhất.
Bên cạnh đó, việc xem xét thêm các đối thủ cạnh tranh trực tiếp bao gồm các nhà hàng cùng loại và đối thủ gián tiếp là các nhà hàng phục vụ đồ ăn khác. Tìm ra được những món ăn chủ đạo, đánh giá khẩu vị khách hàng, giá cả, tác phong phục vụ và những chương trình thu hút khách như thế nào,... từ đó rút ra được bài học kinh nghiệm cho bản thân.
2. Lựa chọn mô hình kinh doanh nhà hàng
Có rất nhiều ý tưởng kinh doanh nhà hàng ăn uống khác nhau cho bạn lựa chọn như:
Nhà hàng kết hợp với tiệm bánh ngọt
Chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh
Nhà hàng cao cấp, sang trọng
Nhà hàng tiệc cưới
Nhà hàng theo kiểu buffet
Nhà hàng nhượng quyền thương hiệu
Ngoài những loại hình nhà hàng thông thường, bạn có thể sáng tạo thêm nhiều ý tưởng ăn uống độc đáo mới của riêng mình để gây ấn tượng và thu hút khách hàng nhiều hơn.
3. Kinh doanh nhà hàng cần bao nhiêu vốn?
Khi vừa bắt tay vào lập kế hoạch, rất khó để có thể đưa ra được câu trả lời chính xác cần bao nhiêu vốn để mở cửa hàng. Con số này phụ thuộc vào quy mô, địa điểm, hình thức kinh doanh và các món ăn mà bạn phục vụ khách hàng.
Kinh doanh nhà hàng cần bao nhiêu vốn? Khi mở nhà hàng, khả năng tài chính sẽ ảnh hướng đến quy mô nhà hàng, hoạt động kinh doanh của bạn trong thời gian đầu. Do đó, bạn nên lập một bảng dự toán chi phí để xác định rõ nguồn vốn cần có, từ đó có kế hoạch bổ sung vốn phù hợp.
Bảng dự toán chi phí mở nhà hàng bao gồm các yếu tố:
Chi phí thuê mặt bằng.
Chi phí thiết kế, trang trí và thi công nhà hàng.
Mua sắm các trang thiết bị cho nhà hàng như bàn ghế, máy lạnh, máy POS, máy móc thiết bị phục vụ trong nhà bếp,...
Tiền mua nguyên vật liệu
Chi phí marketing quảng cáo
Tiền thuê nhân viên
Chi phí cho các loại giấy phép
Chi phí duy trì hoạt động kinh doanh
4. Chọn địa điểm kinh doanh nhà hàng
Việc nghiên cứu địa điểm kinh doanh là điều quan trọng khi bạn có ý định đầu tư trong lĩnh vực ăn uống. Một số yêu cầu cơ bản dành cho việc chọn địa điểm kinh doanh là:
Khu vực dễ tìm, không có nhiều hẻm.
Khu vực đông dân cư, có lưu lượng người qua lại đông.
Khu vực có điều kiện vật chất tốt như điện, nước, mạng internet,...
Khu vực có chỗ để xe cho khách.
Còn tùy vào mô hình kinh doanh của bạn mà đặt ra những yêu cầu cao hơn trong quá trình lựa chọn địa điểm.
5. Lựa chọn phong cách thiết kế nhà hàng phù hợp
Khi lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng bạn cần xác định được phong cách thiết kế của nhà hàng để lựa chọn không gian và mua sắm các trang thiết bị nội thất cho phù hợp.
Bạn cần thiết kế hợp lý cho khu chế biến, khu nhà bếp, khu lưu trữ hàng, khu dành cho khách,... Thông thường khu dành cho khách ăn chiếm từ 40-60% diện tích nhà hàng, 30% dành cho khu chế biến và nấu nướng, phần còn lại kho lưu trữ và văn phòng đặt tiệc.
Không gian trong nhà hàng cũng là yếu tố quan trọng, nó góp phần trong việc thu hút khách hàng. Một nhà hàng có thể có nhiều phong cách khác nhau nhưng bạn phải đảm bảo phong cách thiết kế đó phù hợp và mang đến không gian ẩm thực mà bạn mong muốn. Một không gian nhà hàng tiêu chuẩn, bạn không thể bỏ qua 3 yếu tố chính đó là Phong cách - Ấm cúng - Tiện dụng.
Muốn có một nhà hàng đạt chuẩn, bạn cần phải đảm bảo được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, bao gồm bàn ghế, hệ thống chiếu sáng, điện nước, đồ dùng nhà bếp,.... Bàn ghế, vật trang trí cần được thiết kế hài hòa với không gian xung quanh, số lượng bàn ghế vừa đủ chừa lối đi cho khách hàng và người phục vụ.
Ngoài ra, màu sắc và ánh sáng cũng ảnh hưởng đến món ăn nhìn trông ngon mắt. Ví dụ, tường màu trắng không phải là sự lựa chọn phù hợp đối với nhà hàng bánh ngọt hay đồ ăn nhanh.
6. Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu
Nên đặt tên gì cho nhà hàng của bạn?
Đặt tên nhà hàng cũng giống như đặt tên cho đứa con của mình vậy vì đó không phải là một cái tên mà còn là thương hiệu, là cách gợi nhớ để mọi người hình dung.
Nguyên tắc cơ bản nhất khi đặt tên là dễ đọc, dễ nhớ, phản ánh được địa điểm, chủ đề, phong cách hay lịch sử hình thành của nhà hàng.
Bộ nhận diện thương hiệu
Chú trọng xây dựng bộ nhận diện thương hiệu chỉnh chu ngay từ đầu sẽ giúp bạn ghi dấu ấn đặc biệt đối với khách hàng, tạo độ nhận diện cao hơn và là tiền đề định hướng các hoạt động marketing sau này.
Bộ nhận diện thương hiệu bao gồm:
Bộ nhận diện cơ bản: tên thương hiệu, slogan, logo nhà hàng. Bạn cần làm nổi bật đặc trưng, phong cách và thông điệp mà nhà hàng muốn truyền tải.
Bộ nhận diện ứng dụng cho nhà hàng: danh thiếp, hóa đơn, đồng phục, thẻ nhân viên,... cần có sự đồng nhất của thương hiệu nhà hàng. Đặc biệt, đồng phục nhà hàng phải truyền tải được trực tiếp hình ảnh của nhà hàng đến với khách hàng.
Bộ nhận diện cho truyền thông: catalogue, mẫu quảng cáo, banner,... ngoài ra còn có các yếu tố nhận diện trên website, fanpage facebook hay email marketing.
Bộ nhận diện đặc thù cho nhà hàng: thực đơn, hộp đựng tăm, các biểu tượng trên bát, đũa, khăn trải bàn, khăn ăn,... Các yếu tố nhận diện này phải được thiết kế ấn tượng với khách.
7. Nên thiết kế thực đơn và định giá các món ăn như thế nào?
Thiết kế thực đơn
Thực đơn là danh sách các món ăn, thức uống mà nhà hàng bạn hiện có, tuy nhiên đừng để nó quá dài, khó nhớ sẽ khiến khách hàng bối rối khi lựa chọn món ăn của nhà hàng bạn. Thiết kế thực đơn cũng là cách tiếp thị cực kỳ hiệu quả, vì vậy bạn phải trình bày sao cho đẹp mắt và khoa học nhất. Hãy sắp xếp các món theo mục, theo từng nhóm, cung cấp cho khách hàng nhiều sự lựa chọn với thực đơn ngắn gọn nhất.
Đồng thời, thực đơn nên mang phong cách hòa hợp với phong cách chủ đạo của nhà hàng, không thể để một thứ quá sang chảnh còn thứ còn lại thì quá bình dân.
Định giá món ăn
Công thức định giá chung cho thực đơn nhà hàng là toàn bộ giá món ăn không vượt quá 30% giá thực phẩm bạn thực sự tạo nên bao gồm giá nguyên liệu, nhân công, điện nước, gas, những thành phần phụ trợ tạo nên món ăn, tiền thuê mặt bằng,...
Giá bán không nên quá thấp, phá giá, vừa ảnh hưởng đến lợi nhuận vừa biến bạn thành kẻ phá giá rất dễ bị những nhà hàng khác chèn ép. Bạn có thể thêm một vài gia vị hoặc trang trí món ăn trong bắt mắt, đặc sắc hơn và đẩy giá lên cao hợp lý.
8. Tuyển dụng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp
Đội ngũ nhân viên tốt sẽ góp một phần không nhỏ vào thành công của bạn. Bạn cần lên kế hoạch tuyển dụng nhân viên có tài và muốn gắn bó lâu dài với nhà hàng của bạn.
Một bảng mô tả chi tiết công việc, nêu những yêu cầu và mong muốn của bạn, kèm theo trách nhiệm của từng bộ phận tuyển dụng vào sẽ giúp bạn lựa chọn được nhân viên phù hợp.
Bạn cũng đừng quên đào tạo, nâng cao tay nghề chuyên môn của toàn thể nhân viên trong nhà hàng theo từng bộ phận khác nhau từ làm bếp đến phục vụ để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng khi đến với nhà hàng của bạn.
Các chức vụ cơ bản trong nhà hàng:
Người quản lý
Là vị trí khá quan trọng. Tốt nhất bạn nên tuyển những người có kinh nghiệm quản lý một hay nhiều nhà hàng và có mối quan hệ với nhiều nhà cung cấp thực phẩm uy tín.
Người quản lý nhà hàng của bạn phải có các kỹ năng giám sát nhân viên, đồng thời thể hiện được phong cách đặc trưng của nhà hàng bạn. Do vậy, bạn cần phải trả mức lương tương ứng và nên tuyển người trước khi mở nhà hàng ít nhất một tháng để họ có thể tư vấn và góp ý cho bạn.
Bếp trưởng và đầu bếp
Khi mới bắt đầu khi doanh, tùy vào quy mô nhà hàng của bạn mà tuyển đầu bếp cho phù hợp. Bạn có thể tuyển từ 2-3 người làm toàn thời gian và 1-2 người làm toàn thời gian chia theo ca tùy theo giờ giấc hoạt động của nhà hàng. Nhân viên làm bán thời gian có thể được bố trí vào những khung giờ cao điểm như ngày lễ, cuối tuần,...
Nhân viên phục vụ
Là người tiếp xúc trực tiếp với khách, có tác động lớn đến việc khách có quay lại nhà hàng lần nữa hay không. Vì vậy bạn cần phải tuyển và đào tạo họ với thái độ và tác phong chuyên nghiệp, luôn vui vẻ và giữ được độ nhiệt tình với khách hàng.
9. Kinh doanh nhà hàng cần những giấy phép gì?
Thủ tục cuối cùng cần hoàn tất trước khi khai trương đó là xin giấy phép kinh doanh nhà hàng và các giấy tờ chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài ra, nếu nhà hàng bạn có phục vụ đồ uống có công như rượu bia thì cũng cần có giấy phép kinh doanh mặt hàng này.
Bạn nên tìm hiểu kỹ lưỡng của các quy định khu vực kinh doanh và hoàn thành đầy đủ các giấy tờ cần thiết để tránh gặp những rắc rối về sau.
10. Lên kế hoạch marketing quảng bá cho nhà hàng
Theo nhiều kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng thì việc truyền thông marketing là một phần không thể thiếu. Quảng cáo là phương pháp tốt nhất đối với ngành nhà hàng.
Bạn cần chú ý đến thông điệp mà bạn truyền tải đến khách hàng, tập trung vào một điểm khác biệt nào đó so với đối thủ cạnh tranh, tạo được ấn tượng và gợi nhớ cho khách hàng.
Khi đã có chỗ đứng nhất định trên thị trường, bạn nên có kế hoạch thay đổi chiến lượng quảng cáo theo từng giai đoạn đảm bảo luôn duy trì sự độc đáo, tươi mới và thu hút được khách hàng mới đến.
Bạn có thể đăng ký tên nhà hàng trên danh sách các địa chỉ ẩm thực, sách hướng dẫn du lịch, quảng cáo trên các trang mạng xã hội hoặc đăng ký bài viết pr trên các báo ẩm thực. Nên thiết kế riêng website, fanpage cho nhà hàng để dễ dàng quảng cáo chủ động tiếp cận khách hàng.
Bật mí giải pháp vàng cho mô hình quản lý nhà hàng
Việc quản lý và vận hành nhà hàng theo cách truyền thống như nhân viên phải ghi chép lại món ăn khách hàng đặt, đầu bếp phải luôn theo dõi những đơn hàng được đặt, người quản lý phải kiểm tra chặt chẽ từng nhân viên,... dễ dẫn đến những sai sót, nhầm lẫn trong khâu order hay xử lý các nghiệp vụ phức tạp như tách/gộp bàn, tách/gộp hóa đơn do khách gọi món nhiều lần, đặc biệt càng khó khăn hơn khi tiếp khách quá đông vào giờ cao điểm. Bên cạnh đó, công việc kiểm soát nguyên vật liệu, theo dõi doanh thu theo phương pháp truyền thống cũng mất rất nhiều thời gian, dễ sai sót và thất thoát.
Tất nhiên trong thời buổi công nghệ phát triển như hiện nay thì các thao tác bán hàng thủ công không còn hợp thời nữa. Thay vào đó, nhiều hệ thống nhà hàng hiện nay đều đã áp dụng phương thức quản lý hiện đại mới, đó là phần mềm quản lý bán hàng.
Bằng cách sử dụng phần mềm này, mọi việc từ vận hàng đến quản lý trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và hạn chế thất thoát.
Theo kinh nghiệm quản lý nhà hàng của nhiều người thành công trước đó thì phần mềm quản lý bán hàng TPos là giải pháp được nhiều hệ thống nhà hàng tin tưởng lựa chọn với các tình năng ưu việt hỗ trợ giải quyết các vấn đề khó khăn trong vận hành và quản lý.
Tăng tốc độ phục vụ: nhờ hệ thống vận hành hiệu quả từ khâu tiếp nhận order trên máy, chuyển đổi order vào bếp và thanh toán đều diễn ra hoàn toàn tự động, rút ngắn được thời gian nhân viên phải chuyển order giữa các khu vực.
Hỗ trợ quản lý từ xa, theo dõi mọi hoạt động của nhà hàng, đặc biệt là một chuỗi nhà hàng tại nhiều địa điểm khác nhau.
Theo dõi chặt chẽ mọi hoạt động bán hàng tránh trường hợp thất thoát do gian lận.
Kiểm soát chặt chẽ được các nguyên liệu tồn kho, cảnh báo khi nguyên liệu đạt hạn mức hạn chế được hơn 50% hao phí.
Lưu trữ thông tin khách hàng hỗ trợ lên các chương trình khuyến mãi chăm sóc khách hàng hiệu quả.
Báo cáo chi tiết và chính xác doanh thu, lợi nhuận theo thời gian thực.
Nâng cao được hiệu quả bán hàng bằng việc kết nối với các đối tác vận chuyển uy tín giúp mở rộng việc kinh doanh, dễ dàng gọi shipper mọi lúc.
Những phần mềm quản lý đều có ưu điểm là linh hoạt, độ chính xác cao, hỗ trợ tạo ra nhiều tiện ích giúp bạn tối ưu hóa được quy trình quản lý trong nhà hàng. Vì vậy, hãy lựa chọn dựa trên giá phần mềm bán hàng, các tính năng có phù hợp với quy mô và khả năng tài chính của bạn. Việc đầu tư từ ban đầu sẽ giúp bạn phát triển lâu dài hơn.
Tổng kết
Kinh doanh nhà hàng là câu chuyện không dễ, nhưng nếu chuẩn bị kỹ càng ngay từ đầu thì đây chính là thị trường đầy tiềm năng cho bạn. Điều quan trọng nhất để duy trì việc kinh doanh suôn sẻ đó chính là mỗi bạn phải có sự đầu tư nghiêm túc, kiên định và chịu khó học hỏi kinh nghiệm.
Hy vọng qua bài viết này bạn đã bổ sung cho mình thật nhiều kinh nghiệm hiệu quả để bắt tay thực hiện ý tưởng kinh doanh của mình. Chúc các bạn thành công.