Chia sẻ

9 Kinh nghiệm kinh doanh văn phòng phẩm tăng 200% lợi nhuận

Bạn chưa tìm được kinh nghiệm kinh doanh văn phòng phẩm phù hợp với mình? Băn khoăn không biết lợi nhuận khi tham gia thị trường này có ổn định không? Hay chưa biết cách mở hiệu sách hiệu quả? Bạn đang tìm nguồn tổng hợp những kiến thức về kinh doanh nhà sách văn phòng phẩm? Tất cả sẽ được tóm gọn ngay bên dưới bài viết này.

Bài viết được chia làm hai phần lớn: 

       -  Một là mở shop văn phòng phẩm, nhà sách và những điều liên quan.

       -  Hai là kinh nghiệm mở cửa hàng văn phòng phẩm và các bước cần chuẩn bị. 

Để không bỏ lỡ cũng như lạc mất link bài viết, hãy chia sẻ về trang cá nhân của mình ngay nhé! Cũng đừng quên để lại comment bên dưới đóng góp để bài viết hoàn thiện hơn. Bây giờ, cùng admin phân tích cặn kẽ lĩnh vực kinh doanh này thôi!

Trước hết, chúng ta nói về kinh doanh cửa hàng văn phòng phẩm và những vấn đề liên quan nhé!

Kinh doanh văn phòng phẩm có mang về nhiều lợi nhuận?

Nếu như bạn đắn đo và ngại đầu tư trong lĩnh vực văn phòng phẩm vì sợ khả năng thu hồi vốn chậm, hiệu quả kinh doanh không tốt hay lợi nhuận bán văn phòng phẩm không cao thì tốt nhất đừng nên đầu tư kinh doanh ở bất kỳ lĩnh vực nào! Bất kể loại hình, lĩnh vực nào thì cũng tồn tại rủi ro, tuy nhiên, đối với ngành hàng này, bạn hoàn toàn có yên tâm.

liệu sẽ có được nhiều lợi nhuận khi kinh doanh văn phòng phẩm?


Lợi nhuận kinh doanh văn phòng phẩm được cho là khả quan bởi ngày nay, các bật phụ huynh đang chú trọng và hết sức đầu tư cho con em mình học tập và rèn luyện tư duy. Bên cạnh đó, các vật dụng văn phòng phẩm cũng ngày càng được đầu tư và phong phú hơn. Nhu cầu sử dụng của dân văn phòng nói riêng và tất cả các doanh nghiệp, công ty, trường học nói chung cũng ngày càng gia tăng.

Nhìn chung, lợi nhuận khi mở cửa hàng văn phòng phẩm là không hề nhỏ và đây cũng chính là lĩnh vực được chú trọng đầu tư trong tương lai. Bên cạnh đó, khả năng thu hồi vốn của riêng lĩnh vực này cũng được đánh giá là tương đối và ổn định. 

Những “chiến thuật” kinh doanh văn phòng phẩm

Mở cửa hàng văn phòng phẩm cần bao nhiêu vốn?

Để mở shop phòng phẩm thành công ngoài việc cần chuẩn bị cho mình một kế hoạch thật là cụ thể và chi tiết, bạn còn phải biết cách sử dụng nguồn vốn một cách hợp lý. Sau đây là các khoản tiền bạn cần chuẩn bị: 

Chi phí thuê mặt bằng mở cửa hàng văn phòng phẩm

Lúc này bạn sẽ tính toán tới khu vực kinh doanh nhà sách văn phòng phẩm của bạn ở đâu. Nếu như thuê tại các khu vực trung tâm thành phố, mắc dù bạn sẽ thu hút được rất nhiều sự chú ý, tuy nhiên đi kèm với đó là giá thành khá cao. Một mặt bằng 50 - 60m2 phải trả chi phí khoảng 40.000.000 đồng/tháng chưa tính chi phí đặt cọc cho chủ nhà thêm 2 - 3 tháng nữa. Cách này thường khả thi với những bạn có nguồn lực tài chính mạnh. 

Còn không, mở cửa hàng ở các vùng cách xa trung tâm một ít cũng không phải là ý tưởng tồi. Một địa điểm không cần quá đông đúc nhưng vẫn tập trung đúng đối tượng khách hàng bạn nhắm tới thì vẫn có thể thành công. Chẳng hạn như các khu vực có trường học, các doanh nghiệp nhỏ,... hoặc chuyển hẳn về vùng nông thôn. Chi phí lúc này có thể chỉ giao động từ 10.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng. Tuy nhiên, trong quá trình tìm thuê mặt bằng thì cần quan sát xem ở đó đã có cửa hàng nào hay chưa, nếu một thị trường nhỏ mà có quá nhiều tiệm bán đồ văn phòng phẩm thì lợi nhuận thu về sẽ không được cao.

Chi phí nhập hàng khi kinh doanh nhà sách văn phòng phẩm

Tiền nhập hàng sẽ chiếm phần lớn tổng ngân sách mở cửa hàng văn phòng phẩm của bạn vì bạn cần đa dạng nguồn hàng thì mới đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Thông thường hãy bỏ ra ½ tổng vốn bạn có. Ví dụ, bạn có 1 tỷ đồng tiết kiệm và muốn kinh doanh văn phòng phẩm, bạn có thể bỏ ra 500 triệu để nhập hàng. Tuy nhiên, không phải là bỏ 1 lần hết 500 triệu mà có thể chia nhỏ ra để xoay vòng từ từ. Ví dụ, lần 1 300 triệu, lần 2 và 3 mỗi lần 100 triệu. Với cách này thì bạn sẽ không bị tồn hàng quá nhiều trong kho, luôn đảm bảo được chất lượng. 

Chi phí thiết kế cửa hàng văn phòng phẩm

Ngoài việc cung cấp mặt hàng đúng với mong muốn, bạn còn cần cung cấp những trải nghiệm mua hàng tốt cho khách. Vì thế nên đầu tư một phần ngân sách để trang trí, thiết kế lại cửa hàng. Cách này từ giúp thu hút sự chú ý của người ngoài khi nhìn vào cửa hàng, vừa gia tăng trải nghiệm mua sắm của những người ở bên trong. Bạn nên lựa chọn các loại trang thiết bị phù hợp diện tích và nhu cầu, một cửa hàng văn phòng phẩm nên trang bị một quầy tính tiền, 2 - 3 dãy kệ trưng bày, khu vực tủ kính để trưng bày các sản phẩm phù hợp, thiết kế hệ thống chiếu sáng phù hợp, lắp đặt thêm những bảng chỉ dẫn để người mua biết được đâu là khu vực họ cần đến để tìm những món đồ ưa thích. Để có được không gian hoàn hảo các bạn nên sơn màu tường thật hài hòa để tao cảm giác luôn luôn dễ chịu. Có 1 bàn và vài cái ghế để khách hàng ngồi đợi thanh toán hoặc ngồi đọc sách. Hãy dành khoảng 1/10 chi phí để làm việc này. 

Chi phí thuê nhân viên khi mở cửa hàng văn phòng phẩm

Tuỳ thuộc vào quy mô cửa hàng, nếu bạn đầu tư một số tiền lớn để mở cửa hàng văn phòng phẩm thì có thể thuê 3 - 4 nhân viên bán hàng, còn chỉ với một cửa hàng trung bình thì bạn và 1 nhân viên nữa là đủ. Đặc biệt, hãy thuê thêm bảo vệ để đảm bảo an ninh cho cửa hàng. Số tiền trung bình bạn cần phải trả nằm trong khoảng 7 - 8 triệu đồng/người/tháng.  

Chi phí mua sắm các công cụ cần thiết khác

Để kinh doanh văn phòng phẩm hiệu quả, bạn sẽ cần trang bị một số công cụ cần thiết như là máy in hoá đơn, máy quét mã vạch và các camera an ninh để giám sát cửa hàng. Những mặt hàng này cũng không quá tốn kém, chỉ cần bỏ 10 - 20 triệu là bạn có thể sở hữu toàn bộ. 

>> Nên mua máy in hóa đơn loại nào?

Chi phí dự trù

Bất kể kinh doanh ở lĩnh vực nào, hình thức nào thì bạn cũng cần chuẩn bị chi phí dự trù cho mình với các khoản chi đột xuất. Điều này là không thừa đâu nhé!

Mẹo: Bạn cũng cần chú trọng vòng xoay của vốn nếu như muốn thu hồi vốn nhanh. Hãy chú ý đa dạng mặt và cho cửa hàng của mình và hạn chế nhập lượng hàng quá lớn cho cùng một mặt hàng. Việc này không những làm ứ đọng, hàng tồn kho nhiều, lỗi thời mà còn khiến vòng xoay lưu động của vốn chậm, dẫn đến việc phải sử dụng nhiều chi phí dự trù.

Chiến thuận kinh doanh văn phòng phẩm trăm trận trăm thắng

Bố trí không gian cửa hàng thông minh

Kinh nghiệm kinh doanh văn phòng phẩm đắt giá nhất là ở cách bày trí cửa hàng. Bởi các cửa hàng văn phòng phẩm đều cung cấp cùng loại hàng hóa giống nhau thì việc tạo nên sự khác biệt mới chính là điểm giúp bạn nhanh chóng hút khách. 

Đối với cửa hàng văn phòng phẩm hướng đến học sinh, sinh viên, bạn nên chọn cách trang trí bắt mắt và thu hút. Bên trong cửa hàng cũng cần được bày trí gọn gàng, các kệ có thể không nên quá cao, sắp xếp lối đi rộng rãi và hàng hóa nên sắp xếp khoa học. Cách trang trí cũng cần mang đến sự thoải mái và thu hút hơn. Còn đối với cửa hàng văn phòng phẩm thiên về các vật dụng văn phòng, đa phần là giao hàng tận nơi nên cần chú trọng các bày trí hàng hóa ngăn nắp, dễ lấy và vận chuyển. Tuy nhiên, bạn cũng cần chú trọng trang trí cửa hàng bên trong sao cho gọn gàng, không khí thoáng đãng và thoải mái nhất. 

Tuyển dụng nhân sự cho cửa hàng văn phòng phẩm

Đối với cửa hàng văn phòng phẩm nhỏ và mới hoạt động, bạn chỉ cần 1-2 nhân viên bán hàng là đủ. Tuy nhiên, tùy vào sự phát triển của cửa hàng mà bạn có thể tuyển thêm. Chọn nhân viên bán hàng, bạn cần ưu tiên chọn những người có thái độ nhã nhặn, lịch thiệp, trung thực và cẩn thận. Ngoài ra, hãy đào tạo nhân viên của mình cách thức giao tiếp và tư vấn khách hàng để đảm bảo sự hài lòng và gia tăng khả năng quay lại của khách. 

Marketing là điều kiện “cần”!

Nói đến kinh nghiệm kinh doanh văn phòng phẩm thì không thể không nhắc đến marketing, bởi nó là điều kiện “cần” để bạn có thể hội nhập và tiếp cận khách hàng của mình. Marketing có 2 hình thức:

       -  Marketing offline: là các hình thức thu hút khách hàng như tung các chương trình khuyến mãi thông qua các banner, thông báo; phát tờ rơi; “quảng cáo offline”. Hình thức này ngày nay không còn được chú trọng bởi nó giới hạn lượng người tiếp cận, khu vực tiếp cận khách hàng và thậm chí là mất nhiều chi phí và công sức.

       -  Marketing online: là hình thức quảng cáo sản phẩm và cửa hàng của bạn trên các phương tiện truyền thông hiện đại. Phương thức này bạn có thể tự học hỏi và thử nghiệm ngay với cửa hàng của mình thông qua các trang mạng xã hội, website bán hàng, các sàn thương mại điện tử,.... Đây là hình thức được nhiều người chú trọng và thực tế thì hiệu quả nó mang về gần như là tuyệt đối!

Bạn hãy cân nhắc và lưu ý đến điều kiện này để có sự bắt đầu thuận lợi nhất nhé!

Mở hiệu sách cần chuẩn bị những gì?

Có thể bạn chưa biết, xu hướng đọc sách in đang dần “hồi sinh” sau nhiều năm bị công nghệ là lu mờ. Giới trẻ ngày này chú trọng nhiều đến việc đọc và rèn luyện tư duy từ sách, cũng chính thì vậy mà một  dự định mở hiệu sách sẽ là cơ hội giúp bạn “phát lên trông thấy”!

Vậy mở cửa hàng sách bạn cần chuẩn bị những gì? Thực ra, mở hiệu sách cũng không khác gì mở cửa hàng văn phòng phẩm. Tuy nhiên, bạn cần chú trọng nhiều hơn đến nguồn nhập sách và số vốn. Nói về nguồn nhập, để chọn được nhà cung cấp uy tín mà giá ổn định và phù hợp, bạn cũng cần tìm hiểu và thăm dò trước. 

Mở hiệu sách sẽ cần chuẩn bị những gì?

Về số vốn, bạn cần cân nhắc thật kỹ để không phải chi “quá tay” bởi kinh doanh sách khá “nặng vốn” và đòi hỏi bạn phải hiểu về thị hiếu của người đọc. Hơn nữa, chi phí bày trí không gian cửa hàng cũng là điều đáng lo ngại! Bởi muốn thu hút nhất, bạn cần tạo ra không gian khác biệt và độc đáo nhất!

Kinh nghiệm mở cửa hàng văn phòng phẩm từ thực tế

Lập kế hoạch kinh doanh văn phòng phẩm

Muốn bán hàng văn phòng phẩm lâu dài, ngay từ những ngày đầu tiên bạn cần chuẩn bị cho mình một kết hoạch kinh doanh nhà sách văn phòng phẩm hoàn chỉnh. Kế hoạch cần có các yếu tố như: phân khúc thị trường mục tiêu, đối thủ cạnh tranh, nguồn hàng, phương pháp quản lý và sử dụng vốn,...Khi có một sự chuẩn bị bài bản, bạn sẽ nắm bắt được tổng quan các vấn đề sẽ gặp phải và biết bản thân cần phải tập trung vào những yếu tố nào. 

Đặc biệt là việc phân tích đối thủ cạnh canh là tuyệt đối không nên bỏ qua. Hãy nghiên cứu những mặt hàng họ đang kinh doanh, chính sách giá và chế độ hậu mãi như thế nào, cách trang trí cửa hàng ra sao, từ đó có kế hoạch đối phó với họ.

Quyết định quy mô mở cửa hàng văn phòng phẩm

Kinh nghiệm mở cửa hàng văn phòng phẩm mà bạn không nên bỏ qua chính là quyết định quy mô kinh doanh của cửa hàng. Dựa vào số vốn bản thân có để xác định yếu tố này. Việc này sẽ giúp bạn định hướng được những công việc cần phải làm trong thời gian sắp tới, biết phân bổ nguồn vốn đầu tư hợp lý để hạn chế những sự cố phát sinh xảy ra. 

Chọn dòng sách chủ đạo trước khi mở hiệu sách

Kinh nghiệm mở hiệu sách từ các “lão tiền bối” cho thấy, bạn nên chọn dòng sách làm chủ đạo cho hiệu sách của mình. Dĩ nhiên bạn có thể chọn theo sở thích của bản thân nhưng tốt nhất vẫn nên khảo sát thị trường. Còn nếu bạn muốn bán tất cả các dòng sách thì sao? Đương nhiên là có thể, nhưng như vậy bạn sẽ không có định hướng cụ thể cho hiệu sách của mình cũng như khó tạo ra sự khác biệt với các đối thủ.

Cách xác định thị trường hiệu quả nhất, không đâu xa chính là tham khảo từ các hiệu sách xung quanh. Xem họ kinh doanh dòng sách nào, lượng khách hàng như thế nào, thế mạnh của họ là gì? Từ đó bạn có thể tư duy dòng sách của cửa hàng mình.

Một số loại sách bạn có thể tham khảo như: sách khoa học viễn tưởng, sách kinh doanh, ngoại ngữ, sách văn học, kỹ năng sống, sách ngôn tình,... Và bạn muốn bán sách mới, sách cũ hay kết hợp cả hai?

Chọn địa điểm mở hiệu sách phù hợp nhất

Kinh nghiệm kinh doanh văn phòng phẩm hiệu quả nhất cho người ở giai đoạn đầu chính là lựa chọn một mặt bằng phù hợp. Bởi lẽ nếu như chọn mặt bằng ở gần chợ thì bạn sẽ phải bán như thế nào đây? Nếu xác định kinh doanh hướng tới các bạn học sinh thì lựa chọn mặt bằng ở gần trường học lại chính là yếu tố hút khách tuyệt đối. Nhưng nếu bạn hướng tới việc kinh doanh các sản phẩm thiên về văn phòng thì địa điểm không còn là yếu tố hàng đầu nữa, tuy nhiên, nếu gần các văn phòng, công ty thì lại càng tốt đúng không nào? 

Dù vậy, một cửa hàng văn phòng phẩm muốn sinh lời và thu hồi vốn nhanh thì nên chọn địa điểm gần trường học và kinh doanh các sản phẩm dụng cụ học sinh lẫn văn phòng phẩm. Sự kết hợp này sẽ mang về cho bạn nhiều lợi nhuận hơn nữa. Tuy nhiên, đối với bán các sản phẩm văn phòng, yêu cầu là phải giao hàng tận nơi và đảm bảo số lượng, điều này bạn nên cân nhắc nhé!

Xây dựng không gian của hiệu sách theo phong cách riêng

Kinh nghiệm mở cửa hàng văn phòng phẩm tiếp theo mà TPos muốn nhắc đến chính là không gian tại hiệu sách. Không gian là một trong những yếu tố hút khách nhất. Hãy xây dựng không gian yên tĩnh, thoải mái kết hợp cùng gam màu trầm sẽ tạo nên cảm giác thư giãn cho khách hàng. Và đây cũng là một kinh nghiệm mở hiệu sách đắt giá nhất dành cho bạn nếu đang có ý định phát triển ở lĩnh vực này. 

Tin chắc rằng với những tín đồ của sách sẽ “mê mệt” với cách bày trí và không gian mà bạn tạo ra được. Đó cũng chính là sự khác biệt độc đáo, mang nét đặc trưng của hiệu sách bạn sở hữu. 

Kinh nghiệm mở hiệu sách trăm trận trăm thắng là?

Phát triển “hiệu sách online”

Mở hiệu sách online, nghe có vẻ khá lạ nhưng thực chất, đây lại là mô hình được đề cao bởi hiệu quả nó mang về gần như là tuyệt đối! Ngoài việc giúp hiệu sách của bạn tiếp cận được nhiều khách hàng thì với cách bày trí bắt mắt, bạn sẽ có được lượng “fan” khổng lồ. 

Kinh nghiệm mở hiệu sách online cho thấy, bạn cần tập trung trước hết vào Facebook và các sàn thương mại điện tử như Tiki, Shopee, Lazada, Sendo,... việc tiếp cận càng nhiều các kênh bán hàng sẽ giúp hiệu sách của bạn mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng và thu về doanh số bán hàng cao hơn.

Bán sách và văn phòng phẩm - đỉnh cao của sự kết hợp

Sự kết hợp của kinh doanh hiệu sách và văn phòng phẩm là một “dấu cộng” lớn cho việc kinh doanh của bạn. Đồng thời tạo ra không gian đọc sách lý tưởng và khu văn phòng phẩm tiện ích, ngăn nắp không những giúp bạn gia tăng doanh số bán hàng mà còn tiếp cận được lượng khách hàng rộng khắp. 

Đây sẽ là một ý tưởng tuyệt vời nếu như bạn xây dựng và bố trí không gian cửa hàng một cách khéo léo và không ngoan! 

Một phần mềm quản lý cửa hàng sách và văn phòng phẩm là điều đương nhiên!

Kinh nghiệm mở hiệu sách và văn phòng phẩm cho thấy, một phần mềm quản lý bán hàng là điều cần thiết để quản lý mọi hoạt động kinh doanh của cửa hàng. Để có thể cạnh tranh với các đối thủ ngoài kia, một phần mềm quản lý bán hàng thông minh được tích hợp nhiều tiện ích là điều giúp bạn “chạy đua” với các cửa hàng khác. Cụ thể, những tiện ích mà phần mềm quản lý bán hàng mang đến cho người dùng là:

- Quản lý tất cả thông tin hàng hóa trên phần mềm, kể cả hàng trên kệ, hàng mới nhập về và hàng tồn kho.

- Quản lý các hoạt động thu chi, lãi lỗ, công nợ khách hàng và nhà cung cấp. Quản lý doanh số bán hàng và cung cấp báo cáo thống kê chi tiết, rõ ràng và rành mạch nhất về hoạt động kinh doanh nhà sách văn phòng phẩm của bạn.

- Theo dõi và quản lý nhân viên bán hàng bằng tính năng phân quyền. Phần mềm giúp bạn xem xét các hoạt động bán hàng trong ca làm việc của từng nhân viên, giúp người dùng theo dõi được năng suất làm việc của từng người đồng thời gian tăng hiệu quả làm việc trông thấy.

- Trường hợp bạn có việc và không thể có mặt trực tiếp cửa hàng để theo dõi, mọi hoạt động xuất nhập hàng cũng như quá trình làm việc của nhân viên sẽ được báo cáo ngay trên thiết bị di động của bạn. 

Tham khảo thêm về phần mềm quản lý cửa hàng sách có lượng người dùng lớn nhất hiện nay!

Xây dựng quy trình chăm sóc khách hàng

Đừng tưởng bán văn phòng phẩm thì không cần chăm sóc khách hàng. Rất nhiều người có quan niệm sai lầm này đã phải nhận lấy những thiệt hại nặng nề. Việc không có chính sách chăm sóc khách hàng, bạn sẽ khó giữ chân họ ở lại với cửa hàng. Khách hàng cũ chính là nguồn lợi nhuận khổng lồ bạn có thể dễ dàng khai thác vì họ đã biết đến và sử dụng sản phẩm của bạn, việc thuyết phục họ mua hàng sẽ dễ dàng hơn. Nếu để tuột mất tệp người dùng này, bạn sẽ phải bắt đầu tìm kiếm một khách hàng mới ngay từ đâu, tốn chi phí marketing, chăm sóc, thuyết phục,... 

Cho nêm, đừng bao giờ quên xây dựng quy trình chăm sóc khách hàng, chắc chắn sẽ tạo ra rất nhiều lợi ích cho cửa hàng.

Kinh doanh văn phòng phẩm online - lối đi mới với nhiều tiềm năng

Như đã nói trên, hình thức bán hàng đa kênh (bán hàng online) ngày nay được đông đảo dân kinh doanh áp dụng. Đối với lĩnh vực văn phòng phẩm cũng không ngoại lệ! Thực tế mà nói, bán văn phòng phẩm online đã được nhiều người áp dụng và mang về thành công không nhỏ. Cũng đừng lấy đó làm áp lực cạnh tranh cho mình, bởi lẽ, khi nhu cầu khách hàng ngày càng tăng cao và khả năng tiếp cận của các kênh bán hàng là “vô cực”! Đó là lý do bạn tuyệt đối phải áp dụng kinh doanh văn phòng phẩm online.

Kinh doanh văn phòng phẩm online

Vậy kinh doanh văn phòng phẩm online có nhược điểm không? 

Với những tiện ích mà việc kinh doanh trên mạng mang đến, tuyệt nhiên không có một nhược điểm nào khiến nhà bán hàng trăn trở. Vấn đề "đau đầu" nhất là bạn cần tiếp thu, học hỏi cách để bài viết, sản phẩm của mình thu hút được hàng triệu người đang sử dụng internet.

Ưu điểm của mở cửa hàng văn phòng phẩm online là gì?

Kinh doanh văn phòng phẩm online sẽ giúp bạn gia tăng phạm vi tiếp cận đồng thời thu về lượng khách hàng tiềm năng và trung thành. Bởi mỗi một tài khoản đều có thể là khách hàng của bạn và chỉ riêng Facebook, lượng người dùng ở Việt Nam là hơn 58 triệu người, chưa kể đến các trang thương mại điện tử đang làm mưa làm gió hiện nay. Đó cũng chính là kinh nghiệm kinh doanh văn phòng phẩm mới và hiệu quả nhất. Đến đây, bạn đã hiểu lý do chúng ta không nên bỏ lỡ việc mở shop văn phòng phẩm online đúng không nào?

Đó là những kinh nghiệm kinh doanh văn phòng phẩm và mở hiệu sách được đúc kết từ bài chia sẻ của các “lão làng” trong lĩnh vực kinh doanh này. Hy vọng bài viết đã cung cấp nhiều thông tin bổ ích giúp bạn có thêm kinh nghiệm mở cửa hàng văn phòng phẩm. Chúc bạn thành công!

Bài viết liên quan

Tận hưởng trải nghiệm bán hàng không cần lo lắng

Miễn phí tạo tên miền cho khách hàng mới với tất cả các gói

Hỗ trợ tận nơi 24/7

Hoàn tiền 100% nếu khách hàng không hài lòng

Dùng thử