Nội dung
- 1. Tiềm năng khi kinh doanh cafe tại Việt Nam
- 2. Chuẩn bị gì trước khi kinh doanh quán cafe?
- 3. Kinh nghiệm mở quán cafe nhỏ để kinh doanh hiệu quả, những điều cần lưu ý nếu bạn không muốn “trắng tay”
- 4. Mẹo kinh doanh quán cafe với số vốn nhỏ
- 5. Top 3 mô hình kinh doanh quán cafe nhỏ đang được ưa chuộng
Bạn đang muốn mở quán cafe nhưng lại bị rơi vào tình trạng rối bời chưa biết bắt đầu từ đâu? Mặc dù kinh doanh quán cafe đang trở nên bão hòa nhưng vẫn là một lĩnh vực vô cùng hấp dẫn bởi nó có tập khách hàng tiềm năng vô cùng lớn, lợi nhuận cao. Vậy làm thế nào để mở quán cafe nhỏ và kinh doanh hiệu quả trong thị trường bão hòa hiện nay? Sau đây là một số kinh nghiệm đắt giá mà TPos tổng kết được dựa trên các doanh nghiệp kinh doanh thành công, hãy cùng tham khảo nhé!
Tiềm năng khi kinh doanh cafe tại Việt Nam
Cafe là một loại cây được trồng phổ biến ở nước ta và hàng năm sản lượng xuất khẩu luôn thuộc top hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, số lượng cafe được sử dụng tính theo đầu người chỉ là 0.7kg/người/năm, là một con số rất nhỏ so với Phần Lan với con số khoảng 11kg/người/năm hay một đại diện đến từ Châu Á là Nhật Bản với 3.3kg/người/năm. Con số này cho thấy thị trường cafe tại Việt Nam đang còn rất khiêm tốn.
Với tốc độ tăng trưởng trung bình 18%/ năm, đây là tín hiệu tăng trưởng tích cực cho thấy được tiềm năng phát triển của ngành cafe tại nước ta. Hiện nay, cafe là một thức uống bình dân không thể thiếu của người dân đất Việt. Đã có rất nhiều quán cafe được mở trên các nẻo đường và cả trong những trung tâm thương mại sang trọng. Nắm bắt được tiềm năng của thị trường, đã có rất nhiều ông lớn chạy đua với nhau để cùng san sẻ miếng bánh lợi nhuận này. Các thương hiệu cafe hàng đầu thế giới như Starbucks hay Highlands coffee cũng đã có mặt tại Việt Nam, tạo ra một thị trường nhộn nhịp và đẩy mạnh văn hóa uống cafe tại Việt Nam
Chuẩn bị gì trước khi kinh doanh quán cafe?
Có một sự chuẩn bị trước kỹ càng trước khi bước vào “chiến trường” kinh doanh là điều vô cùng cần thiết, những doanh nghiệp lớn để tránh sai sót ngay từ đầu họ còn thuê đội ngũ tư vấn mở quán cafe từ các chuyên gia.
Tìm kiếm Mặt bằng
Vị trí đặt cửa hàng cũng là yếu tố ảnh hưởng đến sự thành bại khi kinh doanh quán cafe nhỏ. Trước khi quyết định mở cửa hàng ở một địa điểm nào đó, bạn cần chọn một mặt bằng kinh doanh phù hợp với ý tưởng của mình. Nếu muốn mở quán cafe nhỏ và bình dân thì đặt cửa hàng tại các vị trí quá đắc địa hay trong các trung tâm thương mại sang trọng sẽ không phải là một ý hay. Một địa điểm trong khu dân cư và dễ lọt vào mắt người qua đường là phương án khả thi và có thể mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho quán cafe nho nhỏ của bạn.
Mở quán cafe với 200 triệu, thậm chí chỉ với 50 triệu tiền vốn đã có thể kinh doanh cafe?
Chi phí mở quán cafe là bao nhiêu? Để tránh tình trạng quán đang kinh doanh mà phải dừng lại vì hết kinh phí và kinh phí “độn” quá mức so với ban đầu, bạn cần phác họa một bức tranh tổng thể về số tiền phải bỏ ra và có một khoản dự phòng để giải quyết các chi phí phát sinh. Tất nhiên sẽ không có một con số nhất định, nó sẽ tùy thuộc vào ý tưởng và quy mô mà bạn định kinh doanh. Cùng TPos tham khảo các chi phí cần thiết khi mở quán cafe để phân bổ nguồn vốn cho thích hợp:
-Chi phí thuê mặt bằng
-Chi phí thuê nhân viên
-Chi phí trang trí cửa hàng
-Chi phí thuê các trang thiết bị, phần mềm quản lý quán cafe
-Chi phí marketing
-Chi phí nguyên vật liệu
-Chi phí đăng ký giấy phép kinh doanh
Đó là những chi phí cơ bản mà những người đang có ý định kinh doanh quán cafe cần phải biết để có phương án thống kê và kiểm soát hợp lý nhất, từ đó hoạt động kinh doanh sẽ trở nên thuận lợi và dễ dàng hơn. Bạn có thể cân đối để chuẩn bị chi
Công cụ, phần mềm quản lý quán cafe theo xu hướng mới
Rất nhiều cửa hàng nhỏ bỏ qua sự chuẩn bị 1 ứng dụng quản lý bán hàng. Đây quả thực là một thiếu sót lớn, bởi vô tình bạn đang bị “bán rẻ” thời gian cho những công việc thống kê doanh thu lãi lỗ, kiểm soát nguyên vật liệu hàng tồn kho… Ngoài ra, không chỉ dừng lại ở việc quản lý tất cả các hoạt động kinh doanh, một công cụ bán hàng thông minh còn hỗ trợ thông báo chương trình khuyến mãi, chăm sóc từng khách hàng cũ, gia tăng sự trung thành của khách với quán của bạn. Đây sẽ là một công cụ giúp bạn cạnh tranh với các đối thủ khác.
Hiện nay để bạn tìm được một công cụ quản lý bán hàng là không khó và một trong những phần mềm quản lý quán cafe tốt nhất hiện nay phải kể đến TPos - một giải pháp kinh doanh thông minh được báo chí và truyền hình nhắc tới trong thời gian gần đây.
Tư vấn mở quán cafe, ưu nhược điểm các hình thức kinh doanh quán cafe phổ biến hiện nay
Trên thị trường có rất nhiều quán cafe sang trọng. Bạn cũng muốn làm chủ một cửa hàng tương tự như vậy nhưng lại chưa biết phải bắt đầu từ đâu? Cùng TPos điểm qua 2 mô hình quán cafe phổ biến tại Việt Nam, sau đó chọn cho bản thân một mô hình phù hợp nhất.
Tự phát triển thương hiệu riêng
Mô hình này sẽ gây nhiều khó khăn, đặc biệt là những người vừa mới tham gia vào lĩnh vực cafe. Bạn sẽ không biết nên bắt đầu từ đâu. Bạn sẽ phải bỏ rất nhiều mồ hôi, công sức và tiền bạc cho việc nghiên cứu sản phẩm, trang trí quán, quản lý cửa hàng, thuê nhân viên,... nếu không biết cách vận hành đúng đắn, tất cả sẽ quay về con số 0. Tuy nhiên nếu xử lý khôn khéo, lợi nhuận sẽ rất lớn.
Kinh doanh chuỗi cafe nhượng quyền
Đây là một mô hình thông dụng và dễ dàng áp dụng kể cả bạn là “newbie”. Khi chọn hình thức kinh doanh này bạn nhận được sự hỗ trợ từ thương hiệu mẹ. Họ sẽ tư vấn cho bạn cách vận hành cửa hàng hiệu quả, chuyển giao công thức pha chế và đặc biệt nguồn khách hàng sẵn có của thương hiệu cũng giúp bạn dễ dàng thành công hơn.
> Mỗi mô hình quán cafe đều có những ưu và nhược điểm riêng. Dù bạn có chọn hình thức kinh doanh nào đi chẳng nữa, để giảm thiểu khả năng thất bại, hãy học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước để có đủ hành trang vững bước trên con đường thành công.
Kinh nghiệm mở quán cafe nhỏ để kinh doanh hiệu quả, những điều cần lưu ý nếu bạn không muốn “trắng tay”
Có bao giờ bạn tự hỏi: Điều gì làm nên sự thành công khi kinh doanh quán cafe? Đâu sẽ là chìa khóa giúp bạn kinh doanh hiệu quả? Hãy cùng TPos điểm qua những nhân tố quan trọng tạo nên sự thành công cho một cửa hàng cafe.
Chất lượng đồ uống
Chất lượng chính là yếu tố quyết định xem lần sau khách hàng có trở lại quán cafe của bạn hay sẽ tìm một cửa hàng khác phù hợp với yêu cầu họ. Nếu là bạn thì bạn có tiếp tục mua một ly nước dở tệ mặc dù nó ngay sát nhà của bạn, hay sẽ một đi không trở lại? Chuyện kinh doanh không phải ngày một ngày hai, mà là cả một quá trình dài. Vì thế đừng vì những lợi nhuận nhỏ trước mắt, mà phục vụ những sản phẩm kém chất lượng. Nếu không bạn sẽ nhanh chóng bị đào thải khỏi thị trường cafe.
Không gian quán
Ngày nay, cụm từ “đi cafe” không chỉ gói gọn bằng việc ra quán và nhấm nháp một ly cafe rồi về. Thay vào đó, giờ đây cụm từ này mang ý nghĩa là đặt một điểm hẹn để làm việc, để thư giãn cùng với bạn bè, gia đình và người thân.
Tùy thuộc vào đối tượng khách hàng mà cửa hàng nhắm tới, từ đó thiết kế một phong cách phù hợp nhất dành cho họ. Nếu nhóm khách hàng bạn hướng tới là những người trẻ cá tính, năng động và sôi nổi thì quán cần phải được trang trí phá cách với những gam màu nổi và các vật liệu trang trí phù hợp. Ngược lại, nếu bạn đang muốn hướng đến những khách hàng cần không gian yên tĩnh để làm việc hay thư giãn thì những tông màu trầm sẽ trở thành gam màu chủ đạo của cửa hàng…
Càng định hình rõ được phong cách thiết kế, bạn sẽ dễ dàng tạo được điểm nhấn và thu hút được khách hàng. Chính vì vậy, không gian đã trở thành một yếu tố bắt buộc phải đầu tư bàn bản nếu muốn kinh doanh cafe thành công.
Ý tưởng
Nước ta là một trong những nước có sản lượng cà phê cao nhất thế giới. Vì vậy kinh doanh cafe chẳng còn xa lạ với người dân Việt Nam. Khi ra đường chúng ta dễ dàng bắt gặp từ những quán cafe vỉa hè đến những thương hiệu nổi tiếng. Chính vì vậy để không bị ngụp lặn giữa hàng ngàn đối thủ, bạn cần phải chọn được một ý tưởng độc đáo để làm “vũ khí sinh tồn”.
Một vài ví dụ bạn có thể tham khảo để áp dụng vào mô hình quán cafe nhỏ: quán cafe sân vườn tạo cảm giác bình yên, thư giãn; cafe vườn hoa, cafe hồ cá đánh vào sở thích của những đối tượng khác nhau. Mỗi loại mô hình sẽ có những ưu và nhược điểm riêng, bạn cần cân nhắc để lựa chọn cho bản thân một hình thức kinh doanh phù hợp nhất. Để biết những mô hình phổ biến, hãy tiếp tục theo dõi ở phần cuối của bài viết.
Quảng cáo
Khi mới bắt đầu mở quán cafe, chắc chắn sẽ có rất nhiều bạn bè đến ủng hộ, tuy nhiên nếu chỉ dựa vào lượng khách quen này thì quán cafe của bạn chẳng thể nào tồn tại được. Quảng cáo sẽ giúp bạn liên tục tiếp cận được khách hàng mới tiềm năng và duy trì được tương tác với khách hàng cũ. Chính nhờ điều này sẽ tạo nên sự ổn định cho cửa hàng cafe của bạn.
Không cần quá cầu kỳ, tốn kém, ngày nay việc quảng cáo cho quán cafe trở nên dễ dàng và tiết kiệm chi phí nhờ sự phát triển của internet. Thông qua mạng xã hội, nếu biết cách tiếp thị chính xác, bạn đã có thể tiếp cận hàng ngàn khách hàng tiềm năng mỗi ngày.
Thái độ phục vụ của nhân viên
Khi bước vào một quán cafe, chắc chắn điều bạn mong muốn nhận được là sự tôn trọng. Những cử chỉ và thái độ của nhân viên quyết định khách hàng có quay trở lại vào lần sau hay không. Bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu bạn nhận được một ly nước từ một nhân viên đang có thái độ khó chịu, liệu bạn uống có ngon miệng hay không? Hay bạn đã đợi rất lâu để thưởng thức một ly nước ưa thích nhưng nhân viên lại chẳng hề để ý đến order của bạn và vẫn đang tám chuyện nhiệt tình với nhau, bạn sẽ tiếp tục đến quán cafe đó chứ? Tất nhiên là không, vì thế khi bắt đầu kinh doanh quán cafe, đây cũng là điếm hết sức quan trọng mà bạn cần phải để ý đến.
Mẹo kinh doanh quán cafe với số vốn nhỏ
Nếu bạn có số vốn nhỏ thì hãy xem những kinh nghiệm dưới đây để kinh doanh quán cafe được thuận lợi
Xây dựng hợp tác với các doanh nghiệp khác
Bằng cách xây dựng quan hệ đối tác với các doanh nghiệp thành công khác. Bạn dường như tạo ra một mối quan hệ cộng sinh tương hỗ, nơi cả hai doanh nghiệp có thể giúp đỡ lẫn nhau trong việc tăng doanh thu. Giả sử các đối tác hợp tác kinh doanh trong lĩnh vực cho thuê tòa nhà, với điều này, bạn có thể thương lượng địa điểm kinh doanh quán cafe của mình với mức giá vẫn hợp lý. Một lựa chọn khác, bạn có thể dựa vào các nhà cung cấp cà phê từ các nguồn bạn đã biết. Phương pháp này sẽ giảm chi phí mua cà phê chính khi bắt đầu xây dựng và hàng tháng.
Chia sẻ tiền thuê địa điểm kinh doanh quán cafe
Cũng giống như làm việc với một doanh nghiệp hiện có, bạn cũng có thể bắt đầu công việc kinh doanh cà phê của mình bằng cách xây dựng quan hệ đối tác với các doanh nghiệp khác. Ví dụ, bạn có thể kết hợp quán cà phê của mình tại một hiệu sách. Hai doanh nghiệp trên có thể giúp đỡ lẫn nhau vì cả hai đều có thể điều hành cùng một lúc. Đặc biệt khi xem xét kinh doanh quán cà phê, việc kết hợp một thư viện nhỏ đã được đánh giá cao ở các thành phố lớn.
Bằng cách này, tiền thuê địa điểm, điện, nước,… sẽ không quá lớn vì số tiền này sẽ được chia sẻ với nhau. Các địa điểm và cửa hàng khác mà bạn có thể hợp tác là cửa hàng bán hoa, cửa hàng âm nhạc, phòng trưng bày nghệ thuật hoặc viện bảo tàng, v.v.!
Mua đồ dùng cafe tại tiệm đồ cũ
Để cắt giảm thêm ngân sách vốn của bạn, hãy thử ghé thăm một nơi bán đồ cũ trước khi bạn mua thiết bị quán cà phê tại một cửa hàng lớn… Đặc biệt là các thiết bị chính như máy pha cà phê espresso, máy xay cà phê, máy tính tiền. Bạn có thể tìm mua các mặt hàng trên cửa hàng online nhỏ với giá rẻ hơn rất nhiều so với giá đặt tại các cửa hàng lớn. Bạn cũng có thể đến một đại lý bán đồ cũ để hỏi thông tin về các thiết bị trên, thông thường họ sẽ biết rõ hơn nơi bán đồ cũ mà chất lượng vẫn còn tốt.
Top 3 mô hình kinh doanh quán cafe nhỏ đang được ưa chuộng
Chẳng cần phải “đao to búa lớn”, chỉ cần bạn đi đúng hướng, giấc mơ sở hữu một quán cafe cho riêng mình sẽ không còn xa. TPos sẽ bật mí cho bạn bài toán kinh doanh quán cafe với quán cà phê nhỏ đang đem lại lợi nhuận nhiều nhất hiện nay.
Cafe take away - cà phê mang đi
Trên con đường đi làm hàng ngày, không khó để bạn bắt gặp mô hình quán cafe kiểu này. Đây là một hình thức mưu sinh của rất nhiều bạn không có nhiều vốn để mở tiệm. Không cần phải bỏ chi phí để thuê một mặt bằng đắt tiền, chỉ cần đầu tư một chiếc xe đẩy giá từ 3 triệu đến 5 triệu đồng là bạn đã có thể khởi nghiệp kinh doanh cafe rồi.
Thoáng nhìn qua cách kinh doanh này, chẳng ai nghĩ nó sẽ mang lại nhiều lợi nhuận mà còn phải làm việc vất vả, dãi nắng dầm mưa, nhưng nếu kiên trì và chịu khó thu nhập từ cách kinh doanh này cũng là một con số đáng ao ước đối với nhiều người.
Xem tiếp bài viết: Kinh nghiệm kinh doanh cafe mang đi
Cafe kết hợp rửa xe
Kết hợp 2 mô hình kinh doanh lại với nhau, tại sao không? 2 dịch vụ kết hợp với nhau sẽ giúp nhân đôi doanh số cho cửa hàng của bạn. Chính vì “sự màu mỡ” nên mô hình này đang được áp dụng cực kỳ phổ biến, tỷ lệ cạnh tranh cực kỳ gay gắt. Khi kinh doanh cafe kết hợp với tiện ích rửa xe, bạn phải có định hướng kinh doanh và một kế hoạch hoàn chỉnh, tránh trường hợp “ném tiền qua cửa sổ”.
Một vài lưu ý khi muốn áp dụng mô hình trên:
-2 khu vực rửa xe và chỗ ngồi thưởng thức cafe không được quá gần nhau để đảm bảo chất lượng đồ uống cũng như vệ sinh thực phẩm sạch sẽ.
-Chỗ ngồi thoáng mát, và đặc biệt có wifi để khách hàng sử dụng trong lúc chờ đợi.
Cafe võng
Mô hình này cũng giúp bạn tiết kiệm được chi phí mở quán cafe. Thay vì đầu tư những trang thiết bị hiện đại, những bộ bàn ghế sang trọng thì khi kinh doanh quán cafe võng, bạn chỉ cần sắm những chiến vòng đẹp mắt, có thể cộng thêm vài chiếc gối êm ái để tăng trải nghiệm của khách hàng. Nơi đây sẽ là một địa điểm lý tưởng cho khách hàng đặt lưng thư giãn để nghỉ ngơi lấy lại được năng lượng.
Ngoài những đặc điểm riêng biệt của từng mô hình, cái quan trọng tạo nên sự thành công chính là nhờ một sản phẩm thật sự chất lượng. Hãy nhớ thật kỹ điều này: “Người ta có thể đến và mua 1 ly ở cửa hàng của bạn, nhưng họ có quay trở lại và mua ly thứ 2 hay 20 hay không là nhờ đến sản phẩm mà quán của bạn cung cấp”.
Trên đây là những kinh nghiệm mở quán cafe nhỏ cũng như bài toán kinh doanh quán cafe của TPos. Hy vọng sẽ phần nào giúp ích được quá trình khởi nghiệp quán cà phê của bạn. Chúc bạn thành công!