Chia sẻ

Kinh nghiệm mở đại lý sơn - Những điều cần biết để tránh thất bại

Thị trường kinh doanh sơn nước thật sự rất tiềm năng, nếu có các chiến lược đúng đắn có thể giúp bạn mang về nguồn lợi nhuận khổng lồ. Bạn đang muốn mở đại lý sơn nhưng lại không biết phải bắt đầu từ đâu, cần chuẩn bị nguồn vốn như thế nào cho hợp lý. Ngày sau đây TPos sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi này, đồng thời chia sẻ một số kinh nghiệm và bí quyết kinh doanh để mọi người có thể tăng tỷ lệ thành công khi tham gia phân phối sơn. 

Tiềm năng của thị trường sơn nước 

Tiềm năng của thị trường sơn nước

Nhờ sự phục hồi và tăng trưởng của thị trường bất động sản trong thời gian qua, thị trường sơn nước cũng trở lại mạnh mẽ, hứa hẹn trở thành “miếng đất màu mỡ” cho các nhà đầu tư kinh doanh. 

Đa số các nhu cầu về thị trường sơn tăng cao do các hoạt động về nhà ở, công trình công cộng liên tục được triển khai. Tuy nhiên, khách hàng mua sơn trong nước vẫn còn gặp khó khăn trong việc lựa chọn nhà cung cấp phù hợp và chất lượng. 

Theo Hiệp hội Sơn - Mực in Việt Nam (VPIA), số lượng tiêu thụ sơn nước mỗi năm khoảng 180 triệu lít, tương đương với khoảng 2 lít/người, trong khi các nước khác như Mỹ, Tây Âu, Hồng Kông, Nhật Bản thì mức tiêu thụ đều từ 2 còn số trở lên (trung bình là 15 lít/người). Với thị trường tiềm năng còn rất lớn như vậy, nếu bạn có thể tham gia kinh doanh sơn ngay từ bây giờ thì bạn sẽ có một lợi thế không hề nhỏ. 

Kinh nghiệm mở đại lý sơn cho người mới

Kinh nghiệm mở đại lý sơn cho người mới

Đánh giá tính khả thi, tỷ lệ thành công của bạn

Để giảm thiểu nguy cơ mọi công sức, tiền bạc "tan thành mây khói" thì trước khi kinh doanh sơn nước, bạn cần biết được thị trường này có đủ tiềm năng, đủ phù hợp với bản thân hay không, sau đó mới đưa ra quyết định. Hãy tìm câu trả lời cho những câu hỏi:

  • Trong khu vực bạn đang tính mở đại lý sơn thì đã có bao nhiêu cửa hàng đang hoạt động?

  • Họ là những nhà phân phối hay đại lý cấp 1, cấp 2?

  • Mức sống của người dân ở địa bàn này ra sao? Thu nhập?

  • Thương hiệu sơn nước nào được ưa chuộng tại khu vực này? Mức giá cao hay thấp?

  • Giá sản phẩm ra sao?

Ngoài ra, về bản thân bạn cũng phải biết được mục tiêu kinh doanh của bạn thân là gì, từ đó sẽ chia nhỏ thành từng giai đoạn một để có thể dễ dàng thực hiện.

Lựa chọn phân khúc khách hàng

Khi chưa có nhiều kinh nghiệm, đừng nên “đánh” vào quá nhiều phân khúc khác nhau. Hãy tập trung toàn bộ nguồn lực vào chinh phục một nhóm đối tượng nhất định, đừng tham lam khi ai cũng muốn tiếp cận để rồi công việc không thực sự hiệu quả. Chỉ cần làm tốt cho một nhóm khách hàng nhất định là cũng đã mang về được một nguồn lợi nhuận khổng lồ. Sau đó, khi tiềm lực tài chính mạnh hơn và bạn cũng đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh sơn nước rồi thì bây giờ mở rộng quy mô cũng chưa muộn. 

Lựa chọn hãng sơn phù hợp để mở nhà phân phối sơn

Sau khi đã có một nhóm đối tượng cụ thể, lúc này bạn cần tìm một thương hiệu sơn đáp ứng được nhu cầu của “thượng khách” này. Đối với họ:

  • Giá thành cao hay thấp có phải vấn đề? 

  • Chất lượng vẫn là ưu tiên số một?

  • Thương hiệu ngoại hay các hãng sơn trong nước được tin dùng hơn?

  • ...

Sau khi phân tích mong muốn của họ, lúc này bạn sẽ lựa chọn một hãng phù hợp mà bạn đủ điều kiện mở đại lý lớn. Bạn cần lưu ý trên thị trường hiện nay, bên cạnh các thương hiệu nổi tiếng, chất lượng thì có rất nhiều hãng sơn kém chất lượng nhưng họ sẽ ra mức chiết khấu cực kỳ cao lên tới 60 - 70% để đánh vào lòng tham của chúng ta. Tuy nhiên nếu lựa chọn những sản phẩm kém chất lượng như vậy thì bạn khó lòng kinh doanh lâu dài được. Chính vì thế nên cảnh giác để tránh xa các hãng sơn đó. 

Một số thương hiệu sơn uy tín trên thị trường Việt Nam bạn có thể tham khảo:

  • Sơn Nippon (Việt - Nhật)

  • Sơn Levis (Việt - Mỹ)

  • Sơn AJMECo (Việt – Mỹ)

  • Sơn Sherwin William (Mỹ)

  • Sơn Dulux (Akzonobel Hà Lan)

  • Sơn Jotun (Nauy)

  • Sơn Mykolor (Việt - Mỹ)

  • Sơn và chống thấm Seanex (Việt - Mỹ)

  • Sơn Godin (Việt Nam)

  • Sơn Kova (Việt Nam)

  • ...

3 Yếu tố giúp bạn chọn hãng sơn kinh doanh phù hợp

3 Yếu tố giúp bạn chọn hãng sơn kinh doanh phù hợp

#1. Thương hiệu

Nên chọn những thương hiệu cung cấp sơn lớn, được nhiều người biết tới và phù hợp với đúng đối tượng khách hàng mục tiêu, từ đó người dùng dễ dàng đón nhận sản phẩm của bạn. Tuy nhiên cũng cần lưu ý vì sẽ có khá nhiều đại lý phân phối sản phẩm của hãng đó nên nếu trong khu vực đã xuất hiện quá nhiều thì một là nên thay đổi khu vực, hay là chọn thương hiệu khác. 

#2. Chất lượng sản phẩm

Người tiêu dùng chỉ chọn mua những sản phẩm có chất lượng chứ không dựa trên những lời quảng cáo. Vì thế nếu muốn kinh doanh lâu dài thì nên cân nhắc những dòng sản phẩm có chất lượng phù hợp với nhu cầu khách hàng. Bạn nên tham khảo ý kiến của bạn bè, người thân hay những người thợ sơn vì họ sẽ biết được đâu là những loại sơn tốt. Đừng chỉ nghe theo hãng quảng cáo vì chẳng ai tự đạp đổ chén cơm của mình, nói sản phẩm không tốt cả. 

#3. Phần trăm chiết khấu

Chiết khấu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của bạn. Bởi vậy nếu không cân nhắc kỹ lưỡng thì bạn sẽ không thể đạt được mức lợi nhuận mong muốn, từ đó có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, mở đại lý sơn thành công không phải chỉ nên chăm chăm lợi nhuận mà còn cần đến thương hiệu và chất lượng. Cần xem xét thật kỹ để đưa ra lựa chọn đúng đắn nhất. 

Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu cho cửa hàng

Đây là một yếu tố cực kỳ quan trọng mà ngay từ khi bắt đầu kinh doanh sơn nước là bạn đã phải thực hiện ngay lập tức. Nhiều người cho rằng khi bạn cung cấp những loại sơn chất lượng thì người tiêu dùng nếu có nhu cầu sẽ tìm tới bạn. Nhưng vấn đề xảy ra là: 

Làm sao để khách hàng biết bạn là ai? Với những người lần đầu tiên biết đến bạn thì cái gì sẽ làm cho họ biết được cửa hàng cung cấp những sản phẩm chất lượng mà không phải là những thùng sơn nước kém chất lượng đang nhan nhản trên thị trường?

Cách giải quyết hiệu quả nhất chính là xây dựng được một bộ nhận diện thương hiệu riêng biệt. Người tiêu dùng sẽ dễ dàng nhận ra bạn và có sự tin tưởng nhiều hơn. Chính vì vậy, song song với việc xây dựng cửa hàng, tìm nguồn hàng chất lượng thì thiết kế các yếu tố nhận diện thương hiệu cũng quan trọng không kém. 

Tạo được sự khác biệt 

Thị trường kinh doanh sơn nước có mức độ cạnh tranh rất khốc liệt, từ các thương hiệu lớn đến các đại lý cấp 1, cấp 2. Vì thế để có thể tồn tại và phát triển lâu dài trong lĩnh vực này, bạn cần tạo được sự khác biệt. Với vai trò là một cửa hàng phân phối thì bạn có thể tạo “điểm nhấn” trong chính sách bán hàng như đưa ra các mức giá hấp dẫn, tăng thời hạn thanh toán cho người mua, hoặc tạo các chương trình khuyến mãi hấp dẫn để thu hút khách hàng. Hãy cố gắng làm sao để nổi bật trong hàng trăm đại lý sơn khác là bạn sẽ thành công. 

Có các hình thức mở đại lý sơn nào?

Nên mở đại lý sơn cấp 1 hay cấp 2

Đại lý cấp 1, cấp 2 là gì?

Mở đại lý sơn cấp 1

Là hình thức kinh doanh được nhập hàng trực tiếp từ nhà máy nhưng không trực tiếp phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng mà xuất lại hàng qua đại lý cấp hai để phân phối sản phẩm, thông qua họ để đưa các thùng sơn đến tay người dùng.

Việc mở đại lý sơn cấp 1 bạn nên áp dụng khi bạn đã có kinh nghiệm trong ngành sơn và đánh giá được nhu cầu của người dùng. Đừng nghĩ rằng đã làm thì phải làm thật lớn, không làm thì thôi mà đâm đầu vào mù quáng. Vì khi mở cửa hàng sơn cấp 1 bạn cần vốn lớn để ôm hàng và sẽ khiến cho bạn mất đi rất nhiều cơ hội về sau.

Mở đại lý sơn cấp 2

Khi mở cửa hàng sơn cấp 2 không được nhận hàng trực tiếp từ nhà máy mà phải nhập lại các thùng sơn từ đại lý cấp 1 và chịu sự quản lý của đại lý cấp 1.

Thường bạn sẽ được lấy hàng và trả tiền cho các đại lý cấp 1. Bạn có thể lựa chọn lấy số lượng hàng mong muốn và trả tiền luôn. Đây là cách để bạn kinh doanh mà không phải đầu tư quá nhiều. Chỉ cần đủ tiền 1 – 2 công trình. Bạn sẽ có tiền từ chủ nhà để bù lại mà vẫn có được chiết khấu.

Nên chọn mở đại lý sơn cấp 1 hay cấp 2?

Chắc chắn khi mới chọn lựa bạn sẽ nghiêng về việc mình mở địa lý cấp 1 nhiều hơn vì đơn giản hàng bạn được lấy trực tiếp từ nhà máy không qua trung gian, chiết khấu sẽ cao hơn khi làm đại lý cấp 2, song song với đó sẽ có những ưu và nhược điểm sau:

Đặc điểm
Đại lý sơn cấp 1
Đại lý sơn cấp 2
Dễ dàng tiếp cận khách hàng
Được đảm bảo giá cả và hàng tốt nhất
Không, phụ thuộc đại lý cấp 1
Có sự hỗ trợ từ nhà máy
Không
Phải chịu áp lực doanh số theo kế hoạch
Không
Chủ động về vốn và kế hoạch tiêu thụ
Không


Tuy nhiên, đại lý cấp 2 cũng có rất nhiều lợi ích khác như cần ít vốn đầu tư hơn, điều kiện mở đại lý sơn cũng dễ dàng hơn, có nhiều người làm tốt thì lợi nhuận của họ cũng không kém cạnh các đại lý cấp 1. Chính vì vậy, hãy xem bản thân phù hợp với mô hình nào để chọn cho đúng nhé. 

Mở đại lý sơn cần bao nhiêu vốn?

Mở đại lý sơn cần bao nhiêu vốn

Muốn tham gia vào thị trường kinh doanh sơn nước, đầu tiên bạn cần có một nguồn vốn nhất định. Số tiền lớn hay nhỏ còn phụ thuộc vào quy mô và khu vực bạn dự định kinh doanh. Chẳng hạn như với cùng với quy mô thì mở một đại lý ở quê sẽ cần ít vốn hơn các thành phố lớn, hay tại cùng một địa điểm nhưng quy mô lớn sẽ tiêu hao nhiều ngân sách hơn. Sau đây là một số chi phí bạn cần chuẩn bị trước để tránh thiếu hụt ngân sách trong quá trình hoạt động. 

Vốn nhập hàng

Bạn sẽ chỉ sử dụng khoản tiền này để nhập hàng từ nhà sản xuất và vận chuyển về cửa hàng của mình. Đừng nhầm lẫn số tiền này hay để chung nó vào phần chi phí mặt bằng, kho bãi, hay các loại phí khác vì khi đó nếu không để ý thì bạn rất dễ thiếu vốn nhập hàng, không còn đủ chi phí cần thiết. 

Thông thường chúng ta sẽ dành 50% tổng ngân sách vào việc này. Ví dụ bạn có một khoản tiền nhàn rỗi là 500 triệu đồng thì nên trích 50% của 500 triệu là 250 triệu để nhập hàng. Không nhất thiết là mua 1 lần 250 triệu tiền hàng. Bạn nên chia nhỏ thành nhiều đợt phù hợp với quy mô hiện tại. 

Vốn nợ tồn đọng

Khi kinh doanh có một số khách hàng thân thiết và bạn bán “chịu” cho họ, hẹn một khoảng thời gian sau mới thanh toán. Tuy nhiên bạn sẽ vẫn cần phải nhập thêm hàng để đảm bảo công việc kinh doanh vẫn hoạt động ổn định. Lúc này bạn sẽ cần đến “vốn nợ tồn đọng”, số tiền này được thêm vào ngân sách nhập hàng để phòng những trường hợp chưa nhận được thanh toán từ khách hàng mà phải chi trả cho nhà cung cấp. 

Vốn sử dụng cho tài sản cố định

Số tiền này được dùng để chi trả tiền thuê mặt bằng (nếu đã có sẵn thì có thể giảm ngân sách lại), thuê nhân viên, chi trả điện nước, các trang thiết bị vật tư trong cửa hàng (bàn ghế, kệ đựng sơn, bóng đèn,...). Bạn sẽ chi khoảng 20 - 30% cho mục này, khoảng 100 - 150 triệu trong tổng 500 triệu. 

Ngân sách dành cho quảng cáo

Ngoài những chi phí trên thì bạn cũng cần có một khoản tiền khoảng 5 - 10%  để thực hiện các chiến dịch quảng cáo cho cửa hàng. Với những cửa hàng mới thì đây là một yếu tố rất quan trọng để khách hàng có thể biết bạn là ai, đang kinh doanh những mặt hàng gì.

Ngày nay có rất nhiều hình thức tiếp thị khác nhau, từ các quảng cáo truyền thống đến marketing online. Vì thế bạn có thể linh động lựa chọn các hình thức khác nhau để phù hợp với số tiền trong túi của mình. 

>> Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu đúng chuẩn sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng có chỗ đứng trong tâm trí khách hàng. 

Khoản tiền dự phòng rủi ro

Khi kinh doanh không ai có thể nói trước điều gì. Bạn sẽ không thể lường trước mọi trường hợp có thể xảy ra. Vì thế để có thể ứng phó được với những biến cố bất ngờ ập đến thì bạn nên có một ngân sách dự trù cho những tình huống đó, tầm 10% tổng vốn, tránh trường hợp đến lúc xảy ra chuyện mà không xử lý được thì thiệt hại mỗi lúc càng nặng nề hơn. 

Cơ chế mở đại lý sơn với các hãng

Cơ chế mở đại lý sơn với các hãng

Hiện tại có 2 cơ chế chính các thương hiệu sơn thường áp dụng: hãng có máy pha màu và hãng không có máy pha màu.

Cơ chế chung

Muốn kinh doanh sơn nước thì trước tiên bạn cần ký hợp đồng đại lý và cam kết mức doanh số bán trong vòng 12 tháng (con số này đã trừ hết các khuyến mãi, chiết khấu của bạn đối với khách hàng).

Khi hoàn tất hợp đồng với nhà cung cấp, bạn có thể lựa chọn đơn đầu tiên để làm hàng mẫu, hàng trưng bày theo số lượng quy định tuỳ vào từng hãng. Sau đó làm thêm catalogue màu, quạt màu (cây màu), bảng báo giá đại lý và giá bán lẻ,… Nhà sản xuất sẽ hỗ trợ bạn những thứ cần thiết để các đại lý có thể thuận lợi kinh doanh, đạt được hiệu quả tốt đa. 

Cơ chế riêng khi mở cửa hàng sơn 

Đối với hãng có máy pha màu: bạn sẽ cần đăng ký mua thiết bị và đặt cọc cho nhà sản xuất. 

Đối với hãng không có máy pha màu: đơn hàng đầu tiên sẽ được nhập theo định giá đơn hàng hoặc theo cơ cấu sản phẩm mà nhà sản xuất yêu cầu.

Nhìn chung, dù là cơ chế nào đi chăng nữa thì các thủ tục cũng không quá phức tạp, vì vậy cái bạn quan tâm không phải vào những điều này. Điều quan trọng là cách để bạn tiếp cận và bán được hàng. Có rất nhiều người đã mở cửa hàng được một thời gian rất lâu, tuy nhiên doanh thu chẳng được bao nhiêu. Vì vậy, bạn cần nắm chắc những kinh nghiệm mở đại lý sơn mà TPos đã chia sẻ ở phần đầu để tránh được những sai lầm không đáng có nhé. 

Hy vọng với những kinh nghiệm mở đại lý sơn mà TPos vừa chia sẻ, các bạn sẽ biết mình phải chuẩn bị những gì trước khi tham gia thị trường sơn nước này. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến chủ đề kinh doanh sơn nước này, đừng ngần ngại để lại bình luận bên dưới để được tư vấn miễn phí nhé. Chúc bạn thành công!

Chuyên mục: Blog , Chia sẻ
Đánh giá bài viết:

Bài viết liên quan

Tận hưởng trải nghiệm bán hàng không cần lo lắng

Miễn phí tạo tên miền cho khách hàng mới với tất cả các gói

Hỗ trợ tận nơi 24/7

Hoàn tiền 100% nếu khách hàng không hài lòng

Dùng thử