Nội dung:
Không chỉ trong hoạt động kinh doanh hay marketing, mô hình SWOT là chìa khóa vàng để bạn xác lập mục tiêu, chiến lược và lên kế hoạch hoàn hảo. Đây là công cụ hữu hiệu giúp bạn nhanh chóng tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và các thách thức đối với doanh nghiệp của bạn. Trong quá trình lập mô hình kinh doanh, phân tích SWOT giúp doanh nghiệp nhận diện, thiết lập chiến lược kinh doanh và xây dựng được hướng phát triển lâu dài.
Hãy cùng TPos tìm hiểu sâu về những gì doanh nghiệp bạn đang có, từ thế mạnh đó cần phát huy những gì, cơ hội để nắm bắt và những rủi ro cần được hạn chế. Cùng nghiên cứu và phân tích mô hình SWOT có thật sự đem đến những hiệu quả to lớn cho doanh nghiệp hay không qua bài viết sau đây nhé.
Khái niệm về mô hình SWOT
SWOT là gì?
SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) – là một mô hình điển hình trong phân tích kinh doanh cho doanh nghiệp.
Trong đó, Điểm mạnh và điểm yếu được xem là hai yếu tố nội bộ bên trong doanh nghiệp. Thông thường, các yếu tố nội bộ này liên quan trực tiếp đến hoạt động của công ty, đặc điểm riêng của từng doanh nghiệp. Đây là yếu tố mà doanh nghiệp có thể nỗ lực thay đổi và hoàn thiện hơn. Ví dụ như thương hiệu, vị trí địa lý, đặc điểm,...
Còn cơ hội và thách thức là hai yếu ảnh ảnh từ tác động bên ngoài. Ví dụ như nguồn cung ứng, đối thủ cạnh tranh, thị trường kinh doanh,... đây là những yếu tố có thể xảy ra, thay đổi thường xuyên và khó kiểm soát.
Phân tích mô hình SWOT là gì?
Phân tích SWOT là công cụ được áp dụng rộng rãi trong nhiều hoàn cảnh kinh doanh khác nhau. Phân tích những yếu tố cơ bản, có tác động tích cực và tiêu cực để doanh nghiệp có thể đưa ra giải pháp và đạt được được mục tiêu đề ra.
Về cơ bản, phân tích SWOT có nghĩa là phân tích 4 yếu tố: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội), Threats (Thách thức) giúp bạn xác định mục tiêu chiến lược, hướng đi cho doanh nghiệp.
S - Strengths: Điểm mạnh của doanh nghiệp khi phân tích SWOT là gì? Đây là nhân tố quan trọng bên trong doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có cái nhìn tích cực, mang lại lợi thế giúp cho bạn hoàn nhanh chóng hoàn thành mục tiêu. Strengths là đặc điểm nổi bật chỉ có ở doanh nghiệp bạn, là lợi thế mà bạn đang chiếm ưu thế hơn so với đối thủ.
W - Weaknesses: Là những điểm yếu của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh. Điểm yếu cũng xuất phát từ bên trong doanh nghiệp.
O - Opportunities: Cơ hội là nhân tố thuộc về môi trường bên ngoài có tác động tích cực tới quá trình phát triển của doanh nghiệp.
T - Threats: cũng là những nhân tố bên ngoài ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp, là những rào cản làm giảm năng suất và hiệu quả của dự án.
Tổng quan về mô hình SWOT trong kinh doanh
Mô hình SWOT được áp dụng trong lĩnh vực kinh doanh nào?
Phân tích SWOT là công cụ xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh doanh, đánh giá được điểm mạnh và điểm yếu, đánh giá đối thủ cạnh tranh và khảo sát thị trường để phát triển thương hiệu.
Với mô hình này giúp bạn có cái nhìn tổng thể về một dự án nào đó, có thể phát huy hiệu quả khi cần hoạch định chiến lược và ra quyết định xây dự kế hoạch.
Một số lĩnh vực, vấn đề được doanh nghiệp dụng mô hình SWOT trong kinh doanh:
Xây dựng kế hoạch phát triển doanh nghiệp.
Xây dựng chiến lược truyền thông.
Đánh giá chất lượng sản phẩm.
Đưa ra ý tưởng mới.
Phát triển thế mạnh.
Loại bỏ hoặc hạn chế điểm yếu
SWOT bản thân
Đánh giá, giải quyết các vấn đề cá nhân như nhân sự, cơ cấu tổ chức, tài chính.
Mô hình SWOT dùng để làm gì?
Người quản lý nên sử dụng phương pháp SWOT để điều hành doanh nghiệp tốt nhất. Tuy nhiên, phân tích SWOT không phải là quá trình mà nhà lãnh đạo có thể thực hiện đơn lẻ. Kết quả phân tích mô hình SWOT cần được triển khai ở quy mô một nhóm người với nhiều khía cạnh và những quan điểm mới có thể đem lại kết quả khách quan nhất.
Bất kỳ ai cũng có thể tham gia vào phân tích mô hình SWOT, họ có thể là người quản lý, người làm sales, hay những người làm dịch vụ chăm sóc khách hàng, hoặc cả những khách hàng của bạn cũng có thể tham gia vào quá trình này. SWOT cũng là một trong những công cụ huy động sức mạnh đội nhóm, gắn kết các thành viên trong nhóm, khuyến khích tham gia đóng góp ý kiến và xây dựng chiến lược.
Một bản phân tích SWOT có thể giúp doanh nghiệp gạch đầu dòng những điểm mạnh nhất hiện có, tự nhận biết được những điểm yếu cần khắc phục, nắm lấy cơ hội và phòng được những thách thức sẽ xảy ra. Mỗi doanh nghiệp sử dụng phương pháp phân tích SWOT nhằm đánh giá hiện trạng và xây dựng kế hoạch kinh doanh hiệu quả hơn, giúp nắm bắt cơ hội và định hướng phát triển trong tương lai.
Lên kế hoạch xây dựng mô hình SWOT
Mô hình đánh giá SWOT được trình bày ở dạng ma trận được chia thành 4 nhánh. Mỗi nhánh tương ứng với điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức.
Điểm mạnh
Yếu tố đầu tiên của SWOT là Strength, tức là điểm mạnh.
Điểm mạnh của doanh nghiệp có thể ở một số lĩnh vực cơ ban như:
Nguồn lực tài chính, con người,...
Kinh nghiệm kinh doanh.
Vấn đề liên quan đến hoạt động truyền thông.
Chất lượng phục vụ khách hàng và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.
Các loại chứng nhận.
Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật và quy trình hoạt động.
Văn hóa của doanh nghiệp.
Bạn có thể đặt những câu hỏi cụ thể để tìm ra điểm mạnh ở doanh nghiệp của mình:
Doanh nghiệp của bạn có những đặc điểm nổi bật nào khác với các doanh nghiệp khác?
Những gì chỉ có ở bạn mà người khác không có?
Nhân tố nào giúp bạn có được đơn hàng nhanh chóng hay đối tác chiến lược?
Chiến thuật riêng của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh là gì?....
Câu trả lời sẽ đem đến cho bạn cái nhìn tổng thể giúp bạn xác định được điểm mạnh cốt lõi của doanh nghiệp.
Khi phân tích điểm mạnh của doanh nghiệp, bạn nên đứng ở nhiều góc nhìn khác nhau từ khách hàng, đối tác đến đối thủ cạnh tranh để có đánh giá khách quan nhất.
Điểm yếu
Cũng giống như điểm mạnh, để tìm ra được các điểm yếu của doanh nghiệp, bạn cần phải nhìn nhận trên nhiều phương diện khác nhau. Điểm yếu chính là những vấn đề còn hiện hữu và cản trở doanh nghiệp phát triển. Bạn cần xác định điểm yếu để nhanh chóng tìm ra giải pháp đẩy lùi nó.
Để xác định được chính xác điểm yếu của doanh nghiệp, bạn cần trả lời những câu hỏi sau đây:
Nhân tố nào tác động làm cho bạn bị kìm hãm phát triển?
Đâu là nguyên nhân khiến khách hàng không tìm đến bạn?
Đối thủ cạnh tranh của bạn đang thực hiện chiến lược kinh doanh tốt hơn bạn ở điểm nào?
Bạn đang sợ phải đối mặt với vấn đề gì?
Để cải thiện các điểm yếu tận gốc rễ, bạn nên xây dựng nền móng vững mạnh sẽ giúp doanh nghiệp có thể đứng vững được trước những biến động lớn kể cả bên trong lẫn bên ngoài.
Cơ hội
Cơ hội phát triển doanh nghiệp là những nhân tố tác động bên ngoài mang tính tích cực. Nắm bắt được cơ hội là điều kiện tốt để bạn hoàn thành mục tiêu tốt nhất.
Doanh nghiệp có thể tận dụng những cơ hội đến từ:
XU hướng công nghệ và thị trường.
Thay đổi chính sách của chính phủ liên quan đến lĩnh vực bạn đang kinh doanh.
Thay đổi về mặt xã hội, dân số, lối sống,...
Xu hướng của người tiêu dùng.
Những câu hỏi đặt ra khi phân tích SWOT của mỗi doanh nghiệp về cơ hội:
Những xu hướng phát triển của thị trường hiện nay?
Nắm bắt cơ hội từ yếu tố thị trường nhu: chính sách, xu thế, nhu cầu khách hàng, môi trường xã hội,...
Làm thế nào để có thể cải thiện quy trình bán hàng/hỗ trợ khách hàng tiềm năng?
Những kiểu truyền thông nào sẽ thúc đẩy chuyển đổi khách hàng?
Kênh quảng cáo tiềm năng mà doanh nghiệp bạn chưa khai thác?...
Bên cạnh những cơ hội từ nhân tố thị trường, bạn cũng nên là người chủ động tạo ra cơ hội phát triển cho doanh nghiệp. Xem xét những điểm yếu và điểm mạnh để tạo ra cơ hội cho chính mình.
Thách thức
Threats (Thách thức) là những yếu tố cuối cùng của phân tích SWOT. Có thể gọi là rủi ro hoặc các mối đe dọa.
Thách thức có thể bao gồm các yếu tố như đối thủ cạnh tranh, rủi ro trong xoay chuyển tài chính, và các tác động tiêu cực ảnh hưởng đến sự phát triển trong tương lai và các kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, cũng có nhiều rủi ro và thách thức doanh nghiệp phải đối mặt mà không thể lường trước được như thay đổi về pháp lý, biến động thị trường,...
Để có thể xác định được các rủi ro sắp tới, bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng trả lời những câu hỏi sau đây:
Những gì doanh nghiệp đang phải đối mặt?
Đối thủ đang có những gì vượt trội hơn bạn?
Xu thế thị trường biến động có ảnh hưởng và làm thay đổi vị trí ngành nghề của bạn như thế nào?
Doanh nghiệp của bạn có đang gặp phải khó khăn về tài chính hay không?
Sự phát triển của công nghệ có ảnh hưởng xấu tới doanh nghiệp của bạn?
Sự thay đổi về hành vi của người tiêu dùng có là mối bận tâm tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp?
Hãy nhìn nhận những thách thức mà doanh nghiệp bạn đang gặp phải để tìm hướng đẩy lùi thách thức một cách hiệu quả.
>>Các bạn nên tham khảo thêm các phương pháp nghiên cứu thị trường để có thể nhanh chóng tìm ra được những gì mà doanh nghiệp cần phải đối mặt trên thị trường kinh doanh đầy rẫy những cạnh tranh và rủi ro.
Chiến lược rút ra từ ma trận SWOT là gì?
Khi phân tích được những yếu tố quan trọng trong mô hình SWOT, bạn sẽ dễ dàng đưa ra chiến lược thích hợp và phương thức hoạt động mang tính hiệu quả cao.
Phát triển điểm mạnh: SO ( Strengths - Opportunities)
Dùng những điểm mạnh vốn có của doanh nghiệp để theo đuổi cơ hội mới. Bạn có thể tận dụng kết hợp với cơ hội kinh doanh, đánh giá những ưu điểm và cơ hội nào có thể giúp đẩy mạnh những ưu điểm đấy hơn.
Ví dụ, bạn có thể tận dụng cơ hội khi nhu cầu khách hàng tăng nhanh để đẩy mạnh danh tiếng, mở rộng quy mô kinh doanh. Lựa chọn chiến lược phát triển thị trường để mở thêm các chi nhánh đáp ứng nhu cầu khách hàng và song song đó tối ưu lại các chi nhánh hiện có.
Chuyển hóa rủi ro ST (Strengths - Threats)
Sử dụng điểm mạnh là lợi thế doanh nghiệp để làm giảm rủi ro và thức thách cho doanh nghiệp.
Để vừa tận dụng được cơ hội đẩy mạnh điểm mạnh vừa cắt giảm được các rủi ro là chuyện không dễ dàng gì. Không phải rủi ro nào cũng có thể lường trước được.
Ví dụ như đại dịch Covid 19 trong năm nay, đó là một rủi ro lớn mà không doanh nghiệp nào có thể biết trước để phòng tránh được. Nhưng cải thiện các rủi ro từ gốc rễ, xây nền móng vững mạnh sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể đứng vững trước những biến động lớn như cơn chấn động đại dịch trong năm 2020.
Tận dụng cơ hội WO (Weaknesses - Opportunities)
Tận dụng những cơ hội phát triển, lấy cơ hội đó làm đòn bẩy để đẩy lùi thách thức.
Về cơ bản, việc phát huy thế mạnh là chiến lược tôn chỉ đối với mọi doanh nghiệp. Nhưng việc cải thiện doanh nghiệp dựa trên những điểm yếu sẽ phức tạp hơn một chút, vì bạn cần phải thành thật với chính mình về những điểm yếu mà doanh nghiệp mắc phải ngay từ đầu.
Ví dụ như, tận dụng chiến lược SWOT thâm nhập thị trường bằng cách lựa chọn các ứng dụng giao hàng để mở rộng đối tượng khách hàng tiềm năng đặt món online, đồng thời phát triển được thương hiệu nhờ vào kết hợp với ứng dụng uy tín được nhiều người yêu thích, giúp bạn tiết kiệm được chi phí marketing, giải quyết vấn đề diện tích quán nhỏ mà không mở thêm chi nhánh mới.
Loại bỏ các mối đe dọa WT (Weaknesses - Threats)
Nhận diện được điểm yếu, từ đó lập ra kế hoạch và những giải pháp hạn chế điểm yếu đó.
Threat có hai loại, khi kết hợp với điểm mạnh thì chỉ là rủi ro, nhưng khi kết hợp cùng điểm yếu sẽ là mối đe dọa thực sự cho doanh nghiệp, có mức độ ảnh hưởng hoàn toàn khác biệt.
Sự ảnh hưởng của các mối đe dọa có thể là thử thách khó khăn nhất mà bạn phải đối mặt, chủ yếu vì các mối đe dọa thường là yếu tố đến từ bên ngoài.
Mỗi điểm yếu, mỗi mối đe dọa khác nhau sẽ cần chiến lược xử lý khác nhau.
Ví dụ về một về mối đe dọa tiềm tàng bên ngoài mà doanh nghiệp khó kiểm soát như tỷ lệ cạnh tranh cao, nhiều đối thủ lớn mạnh, xu hướng trong ngành liên tục thay đổi, chi phí nguyên vật liệu không ổn định,...
>>Bên cạnh đó, để việc kinh doanh hiệu quả hơn, các bạn có thể cân nhắc sử dụng phần mềm quản lý bán hàng, nhằm giúp bạn có thể tối ưu hóa quy trình bán hàng và quản lý dễ dàng thông tin khách hàng, nhân viên cũng như hàng hóa của doanh nghiệp.
Ví dụ về mô hình SWOT ở một số doanh nghiệp
Sau đây, TPos sẽ đưa ra ví dụ về mô hình SWOT dành cho những bạn startup chưa hiểu rõ về quy trình phân tích SWOT. Hãy tham khảo để tìm ra được phương hướng và ý tưởng kinh doanh phù hợp cho bạn trong xu hướng thị trường hiện nay.
Ví dụ điển hình về mô hình phân tích SWOT của Starbuck:
Điểm mạnh:
Starbuck là thương hiệu cà phê toàn cầu nổi tiếng với gần 9000 cửa hàng tại trên 40 quốc gia khác nhau.
Có chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt.
Lọt top 100 nơi đáng làm việc nhất vì tôn trọng nhân viên của mình, phát huy hiệu quả giá trị lực lượng lao động.
Lãnh đạo, quản lý chất lượng, giàu kinh nghiệm.
Điểm yếu:
Mức giá cao.
Các sản phẩm có thể bắt chước.
Có mặt trên nhiều quốc gia để phân tán rủi ro trong hoạt động kinh doanh.
Thiếu sự đa dạng trong ngành nghề, chậm lấn sang các lĩnh vực khác để tăng trưởng do chủ yếu tập trung vào bán lẻ cà phê.
Cơ hội:
Mở rộng trên các thị trường đang phát triển.
Đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh.
Hợp tác hoặc liên kết với các công ty khác. Ví dụ như hợp tác với tập đoàn công nghệ Hewlett Packard mở dịch vụ CD-burning tại cửa hàng ở Mỹ để khách hàng có thể tự tay tạo CD âm nhạc của riêng họ.
Sản phẩm và dịch vụ mới có thể bán lẻ tại các cửa hàng cà phê.
Thách thức:
Liệu cà phê có bị thay thế bởi thói quen uống các thức uống khác trong tương lai không?
Cạnh tranh từ những công ty bán cà phê giá rẻ.
Sự bắt chước sản phẩm.
Qua việc chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức ở hiện tại và trong tương lai, ma trận SWOT sẽ hỗ trợ hiệu quả cho các doanh nghiệp trước khi đưa ra bất kỳ chiến lược kinh doanh nào. Hy vọng với bài viết trên đây sẽ giúp các bạn có thể hiểu rõ hơn về mô hình SWOT là gì và áp dụng ma trận SWOT hiệu quả cho doanh nghiệp của mình. Làm chủ được SWOT bạn có thể có được các nhìn toàn diện hơn về chiến lược phát triển ở hiện tại và tương lai.