Nội dung
SKU là một thuật ngữ thường gặp trong quản lý sản phẩm. Thông thường, các doanh nghiệp cũng in mã này trên các sản phẩm của họ. Bên cạnh đó, với những bạn bán hàng trên các sàn thương mại điện tử chắc hẳn cũng thường xuyên nhìn thấy thuật ngữ này. Tuy nhiên, bạn đã hiểu đúng SKU là gì? Hay biết cách đặt SKU sản phẩm để bán hàng chưa? Nếu vẫn còn đang đau đầu với vấn đề này thì bài viết này TPos sẽ giải đáp toàn bộ thắc mắc của bạn, cùng bắt đầu nhé!
SKU là gì?
SKU viết tắt của Stock Keeping Unit, là đơn vị phân loại hàng hóa tồn kho giống nhau về hình dạng, chức năng,… bằng một chuỗi các kí tự gồm số và/hoặc chữ. Điều này sẽ giúp phân loại hàng hóa trong kho được chi tiết hơn, như phân loại theo kiểu dáng, ngày sản xuất, kích thước,… Nói một cách đơn giản thì SKU là mã hàng hóa được nhà bán hàng tạo ra để thể hiện những thông tin liên quan đến sản phẩm.
Khác biệt của UPC và SKU là gì?
Đối với UPC (Universal Product Code) là một mã được tiêu chuẩn hóa, được quy chuẩn sẵn và có nhiều cửa hàng sử dụng. Trong khi đó SKU lại là một mã hàng hóa nội bộ, mỗi cửa hàng sẽ tự quy ước khác nhau. Như vậy, để hiểu đơn giản nhất thì ở các cửa hàng khác nhau thì SKU sẽ khác nhau, nhưng UPC thì lại được sử dụng chung và duy nhất.
Vì sao cần đặt SKU sản phẩm?
Cũng giống như các barcode, Stock Keeping Unit rất cần thiết trong việc quản lý hàng hóa, đặc biệt là kiểm soát kho hàng nội bộ. Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa SKU và barcode là SKU sản phẩm có thể dễ dàng đọc và hiểu bằng mắt thường, còn các loại barcode sẽ cần đến các máy quét mã vạch thì mới có thể tra cứu thông tin. Bên cạnh đó, bạn không bị giới hạn về số lượng SKU cho dù danh mục hàng hóa của bạn có mở rộng tới đâu.
Và bởi mã hàng hóa SKU mang những đặc điểm, thông tin liên quan đến sản phẩm thì những lợi ích chúng có thể mang lại cho cửa hàng của bạn là:
Quản lý sản phẩm dễ dàng.
Nhanh chóng tìm được sản phẩm khi cần.
Giúp việc liên kết, quản lý hàng hóa ở nhiều kho khác nhau được nhanh chóng và thuận lợi.
Tránh tình trạng thất thoát hàng hóa.
Cho nên, khi bạn mở shop bán hàng với quy mô lớn và đa dạng hàng hóa thì đừng quên đặt SKU sản phẩm để đảm bảo quản lý mọi thứ tốt nhất nhé!
Cách đặt SKU sản phẩm đơn giản và dễ nhớ nhất
Một mã SKU nên bao gồm những yếu tố sau đây:
Tên nhà sản xuất hay tên thương hiệu của sản phẩm.
Mô tả ngắn về sản phẩm, có thể dựa vào chất liệu (sắt, nhựa, cotton, khaki, lụa, gấm…) hoặc hình dáng (dài, ngắn, cao, thấp…).
Ngày mua hàng như số ngày, tháng, năm (đối với năm chỉ nên dùng 2 số cuối, ví dụ 2021 thì lấy số 21).
Kho lưu trữ sản phẩm. Nếu sở hữu nhiều kho hàng thì bạn có thể đặt ký hiệu riêng cho từng kho hàng theo khu vực, quận huyện khác nhau.
Kích cỡ sản phẩm.
Màu sắc sản phẩm.
Tình trạng sản phẩm như thế nào? Còn mới hay đã được sử dụng?
Kết hợp tất cả các yếu tố (biến thể) trên lại cùng nhau, bạn sẽ đặt SKU cho sản phẩm theo danh mục một cách dễ dàng.
Những lưu ý về cách đặt SKU sản phẩm
Tạo mã SKU của riêng bạn
Như đã nói ở phần đầu bài viết, đây là một mã nội bộ, vì vậy các chủ shop nên tự tạo ra các mã hàng hóa riêng cho mình, như vậy thì sẽ dễ dàng ghi nhớ và quản lý sản phẩm hiệu quả hơn.
Sắp xếp các trường thông tin trong mã SKU
Có rất nhiều cách giúp bạn sắp xếp thông tin vào mã SKU, nếu bạn không biết làm thế nào thì thử tham khảo cách làm của TPos nhé.
Ví dụ 1 chiếc áo thun nam, bạn sẽ bắt đầu bằng danh mục sản phẩm “áo thun”, ký hiệu là chữ T, tiếp tục với sản phẩm dành cho nam thì ký hiệu là NA, sau đó đến thương hiệu của áo, chẳng hạn là áo Louis Vuitton thì chọn LV, rồi đến chất liệu cotton thì ký hiệu COT, size áo thì có thể là S - M - L - XL,... cứ như vậy bạn sẽ ghép lại được mã SKU có chiếc áo thun này là: TNALVCOTS.
Khi tuân thủ các quy tắc đặt từ danh mục lớn đến nhỏ thì khi nhìn vào một mã bất kỳ, bạn có thể nhanh chóng nhận biết được sản phẩm đó.
Không cần nhồi nhét quá nhiều thông tin
Chỉ nên chọn những thông tin quan trọng để đặt SKU cho sản phẩm, giúp phân biệt được các sản phẩm với nhau là đủ. Đừng cố áp quá nhiều thông tin không cần thiết vào trong mã hàng hóa này sẽ khiến bạn bị rối.
Bên cạnh đó, để tránh những mã SKU quá dài, bạn nên tối ưu số ký tự khi quy ước đặt mã. Ví dụ, khi đặt theo năm sản xuất sản phẩm, ví dụ 2021 thì nên chọn 2 chữ số cuối chứ đừng để cả 2021 vào sẽ khiến cho các mã hàng hóa này quá dài.
Lưu ý font chữ và ký tự
Trong 1 chuỗi ký tự mã SKU sản phẩm, các chủ shop nên tránh sử dụng các chữ, số dễ gây nhầm lẫn, chẳng hạn như: O hay 0 (chữ o viết hoa hay là số 0?); I hay l (chữ i viết hoa hay chữ l viết thường?);…
Còn đối với những trường hợp bắt buộc phải sử dụng những ký tự này, bạn nên thêm những quy tắc trong cách đặt SKU sản phẩm để mọi thứ được rõ ràng. Chẳng hạn, chữ và số được phân cách rõ ràng, và chỉ sử dụng các chữ viết hoa trong mã. Ví dụ, thay vì bạn đặt là TLVl021 thì nên chọn là TLVL-021, như vậy sẽ dễ dàng phân biết hơn.
Ngoài ra, nên tránh đưa vào mã SKU các ký tự đặc biệt, ví dụ như dấu “/”, “&”, “@”, “#”,... Chúng sẽ làm cho người dùng thấy khó hiểu và dễ gây ra các lỗi định dạng khi quản lý bằng phần mềm hoặc bằng file. Và bạn muốn đặt SKU là gì cũng được, tuy nhiên nên tránh bắt đầu bằng số 0 vì khi bạn sử dụng excel để quản lý, nếu không để ý thì sẽ bị sai mã hàng hóa của bạn.
Sử dụng phần mềm quản lý kho sản phẩm bằng mã SKU
Tất nhiên, quản lý mã SKU sản phẩm bằng file excel, bằng Google Sheets,… vẫn mang lại những hiệu quả nhất định. Nhưng để nói tối ưu nhất thì bạn sẽ cần đến một phần mềm quản lý bán hàng. Với công cụ này, các chủ cửa hàng không chỉ quản lý được thông tin sản phẩm bằng mã SKU hoàn toàn tự động mà còn có thể quản lý giá, quản lý tồn kho,... khiến công việc bán hàng được đơn giản hơn, tránh sai sót xảy ra.
>> Tìm hiểu về phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất hiện nay!
Tìm hiểu về SKU sản phẩm Shopee là gì?
Như đã trình bày ở đầu bài viết, SKU là mã để phân biệt các loại sản phẩm với nhau. Tuy nhiên, trên Shopee sẽ có thêm chức năng giúp cho bạn định danh giữa các loại hàng khác nhau của cùng một sản phẩm hoặc còn gọi là SKU phân loại.
Ví dụ, cùng 1 sản phẩm là Áo thun Adidas có 3 màu xanh, đen, trắng, mỗi màu sẽ có thêm nhiều size khác nhau. Lúc này, Shopee cho phép bạn phân loại chúng một cách chi tiết, từ đó quản lý hàng tồn kho được tốt nhất.
Cách đặt mã SKU sản phẩm Shopee đúng chuẩn
Với ví dụ như trên về áo thun Adidas, bạn có thể điều thông tin trên trang bán hàng của Shopee như sau. Khi điền hết các thông tin cơ bản, mô tả sản phẩm, bạn sẽ tiến tới phần “Thông tin bán hàng”, chọn “Thêm nhóm phân loại”. Ở đó, bạn sẽ điều thêm thông tin về sản phẩm bạn muốn phân loại, chẳng hạn như màu sắc, kích cỡ,...
Có thể thêm nhiều nhóm phân loại khác nhau để quản lý hàng một cách hiệu quả.
Sau khi thêm phân loại hàng, bạn điều chỉnh giá, số lượng tồn kho ban đầu và mã SKU phân loại của từng loại để quản lý.
Sau khi hoàn thành ấn nút Lưu.
Sau này, nếu muốn thêm các mã SKU sản phẩm Shopee khác thì bạn vẫn làm tương tự, vào phần “Quản lý sản phẩm” và chọn cập nhật thông tin nhé.
>> Nếu bạn đang sử dụng nhiều kênh bán hàng khác nhau (bán đa kênh) thì nên thống nhất đặt mã giống nhau để dễ kiểm soát. Tránh trường hợp bạn kinh doanh trên Shopee để một mã, trên các sàn thương mại điện tử như Lazada, Tiki một mã và trên website của cửa hàng lại một mã khác thì càng khiến mọi thứ trở nên rắc rối hơn.
Điểm khác biệt của SKU Tiki với Shopee là gì?
Cùng có chức năng để quản lý hàng hóa một cách khoa học và hiệu quả, tuy nhiên, ở trên sàn thương mại điện tử Tiki thì sản phẩm bắt buộc phải có mã SKU để theo dõi, đối với các sàn khác thì SKU chỉ là một phương án bổ sung mà thôi.
Khi tiến hành đăng bán sản phẩm trên Tiki.vn, nếu bạn không cá nhân hóa SKU cho mình thì sàn sẽ tự động tạo cho bạn.
Có 2 thuật ngữ để quản lý sản phẩm các nhà bán hàng trên Tiki cần biết:
SSKU - sản phẩm có sản phẩm tương tự
MSKU - sản phẩm không có sản phẩm tương tự
2 thuộc tính này được sinh ra để giúp nhà bán hàng thuận tiện hơn trong việc quản lý và đăng bán sản phẩm. Khi muốn đăng một mặt hàng tương tự với những sản phẩm đã có thì bạn chọn đăng theo SSKU để tiết kiệm thời gian, một số thông tin sẽ được lấy từ sản phẩm cũ. Không cần phải nhập toàn bộ thông tin mặt hàng như MSKU.
>> Nên bán hàng trên sàn thương mại điện tử nào?
Hy vọng với chủ đề “SKU là gì? Cách đặt SKU sản phẩm đơn giản và hiệu quả nhất”, các bạn đã hiểu hơn về thuật ngữ này, đồng thời có thể tự tạo cho mình những mã sku hàng hóa để kiểm soát công việc bán hàng của mình một cách tốt nhất. Chúc bạn thành công!