Chia sẻ

Yếu tố nào quyết định phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất?

Hiện nay phần mềm quản lý bán hàng được ra đời rất nhiều. Và tất nhiên, ai cũng tự khẳng định mình là tốt nhất. Nhưng đâu là thước đo để có thể khẳng định điều đó? Những yếu tố quyết định phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng chọn lựa hơn.

Những yếu tố chọn phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất

phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất

1. Tính thân thiện, dễ sử dụng

Một phần mềm quản lý bán hàng dù có mang lại nhiều tính năng bao nhiêu nhưng nếu người dùng không thể sử dụng thì xem mất mất tác dụng. Tuy nhiên, đây lại là vấn đề của nhiều phần mềm quản lý bán hàng hiện nay. Nhiều người sau khi mua hoàn tất phần mềm thì lúc đó mới nhận ra là nó khó sử dụng, biểu đồ không khoa học, quá nhiều thư mục con khiến họ không nhớ nổi quy trình của thao tác,… Lúc ấy, chỉ còn cách dùng hết gói phần mềm rồi mới ngừng sử dụng và chuyển sang phần mềm khác.

Do đó, trước hết phần mềm bán hàng mà bạn chọn cần phải thân thiện, dễ sử dụng. Có như vậy thì bất kì ai cũng có thể thao tác và tận dụng được các tính năng có trong phần mềm của nhà sản xuất.

2. Khả năng tích hợp các thiết bị ngoại vi

“All in one” (tất cả trong một) là thuật ngữ thường thấy trong cuộc sống hiện đại. Với phần mềm quản lý bán hàng cũng vậy. Là một phần mềm tốt nhất, nó phải có khả năng tích hợp với các thiết bị ngoại vi như: máy in đơn, máy chấm công,… Để chỉ với 1 chiếc máy, bạn hoàn toàn có thể dễ dàng kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh trong cửa hàng của mình.

3. Liên tục được cập nhật và hỗ trợ trong suốt quá trình sử dụng

Kinh doanh là 1 biểu đồ biến thiên không có điểm dừng. Sẽ không ai biết được đâu là những chuẩn mực tiêu chuẩn cố định trong kinh doanh. Chúng luôn thay đổi, và theo đó, phần mềm cũng cần được cập nhật theo. Những phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất thường được cập nhật vừa fix lỗi cũ, vừa tối ưu khả năng sử dụng hơn. Từ đó giúp người dùng luôn được trải nghiệm “trơn tru” mọi tính năng hiện đại nhất mà một phần mềm bán hàng cần phải có.

4. Phải có yếu tố tự động hóa quy trình làm việc

Phần lớn vai trò của đại diện bán hàng là thực hiện cùng một hoạt động cho một số khách hàng tiềm năng ở một giai đoạn nhất định trong phễu bán hàng.

Ví dụ: bước đầu tiên trong quy trình bán hàng của bạn có thể là gửi email cho khách hàng của bạn để hỏi họ tại sao họ lại yêu cầu.

Tự động hóa bán hàng cho phép bạn thực hiện tương tác với khách hàng như thế này mà không cần sự tham gia của đại diện bán hàng, tiết kiệm cho nhân viên bán hàng của bạn một lượng lớn thời gian mỗi tháng.

5. Quản lý nhân sự

Đó là việc quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực và kỹ năng trong các tình huống khác nhau trong toàn Tổ chức. Đây là một thành phần quan trọng đối với bất kỳ tổ chức nào vì nhân viên là tài sản quan trọng nhất của họ.

Chức năng phân quyền nhân nhân viên không thể giúp cho người quản lý dễ dàng nắm được mọi hoạt động của nhân viên trên hệ thống, đưa ra các đánh giá chính xác.

Nó giúp áp dụng chiến lược con người hiệu quả và phân tích kỹ năng của họ để phát triển và thực hiện các chiến lược tăng trưởng và phát triển.

6. Dịch vụ khách hàng tốt

Phần này thu thập thông tin và dữ liệu khách hàng, cách mua hàng của họ cũng như chia sẻ dữ liệu liên quan với các bộ phận liên quan. Điều này giúp nhân viên bán hàng thực hiện các bước để phát triển nhận thức và hiểu biết về nhu cầu của khách hàng cũng như các khiếu nại. Hỗ trợ tốt nhất các hoạt động remarketing hiệu quả và giữ chân khách hàng. 

7. Tổng hợp báo cáo 

Chức năng báo cáo tổng hợp là một thành phần không thể thiếu của một phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất. Nó giúp tổng hợp, thống kế dữ liệu mọi hoạt động kinh doanh, đảm bảo thông tin chính xác. Giúp xuất các báo cáo này sang các hệ thống khác nhau và cũng giúp so sánh các dữ liệu lịch sử. Giúp đánh giá được tổng quan tình hình kinh doanh và lên chiến lược cải thiện phù hợp. 

Phần mềm quản lý bán hàng của bạn phải làm cho việc hiểu rõ hơn về hiệu suất bán hàng, quản lý khách hàng tiềm năng và hiệu quả bán hàng trở nên đơn giản với bộ báo cáo mạnh mẽ.

Phần mềm bán hàng cần có đầy đủ các báo cáo như doanh thu, chi phí, lãi lỗ, tồn kho, mua hàng,...

8. Đáp ứng đầy đủ tính năng phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất 

tính năng phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất

Cuối cùng, hãy chọn cho mình 1 phần mềm đáp ứng được nhiều nhất những nhu cầu của mình trong kinh doanh. Những tính năng đó có thể là:

-          Quản lý công việc từ xa

-          Quản lý công việc của nhân viên

-          Quản lý hàng xuất nhập kho

-          Đồng bộ hàng hóa trên các kênh bán hàng

-          Xem báo cáo thu chi, công nợ theo tháng, theo quý

-          Liên kết với các đơn vị vận chuyển và tự đẩy đơn sau khi chốt

9. Có độ bảo mật cao

Phần mềm bán hàng tốt nhất cần đảm bảo độ bảo mật cao. Luôn cập nhật dữ liệu liên tục kể cả khi bị mất kết nối Internet.

Lưu ý khi chọn phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất

  • Bạn nên tham khảo ý kiến của những người kinh doanh trong ngành về phần mềm họ đang dùng để có được những đánh giá chân thật nhất. Hoặc có thể tìm kiếm các đánh giá trên hội nhóm Facebook hay diễn đàn liên quan.

  • Đăng ký dùng thử để trải nghiệm các tính năng của phần mềm. Từ đó, bạn sẽ đánh giá được phần mềm phù hợp và nên chọn gói dịch vụ nào tốt nhất.

Vậy đâu là phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất?

phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất

Phần mềm quản lý bán hàng TPos được đánh giá là một trong những phần mềm bán hàng tốt nhất, được nhiều chủ shop tin dùng. Sở hữu đầy đủ các tính năng cần thiết của một phần mềm bán hàng, là bạn đồng hành tốt nhất cho các cửa hàng quy mô lớn nhỏ khác nhau.

  • TPos được thiết kế phù hợp với mọi ngành hàng và mô hình kinh doanh từ lớn nhỏ khác nhau đến chuỗi cửa hàng.

  • Đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ quản lý bán hàng. Có các hệ thống báo cáo dưới dạng biểu đồ trực quan dễ hiểu giúp chủ shop theo dõi tình hình kinh doanh dễ dàng.

  • Với giao diện được thiết kế đơn giản, những người không rành về công nghệ cũng dễ dàng nắm bắt chỉ sau 15 phút hỗ trợ sử dụng.

  • Mức giá phù hợp chỉ với 6000 đồng/ngày vừa tiết kiệm lại mang đến hiệu quả quản lý tối ưu.

  • Được tích hợp mọi thiết bị bên ngoài, hỗ trợ quản lý tốt nhất.

  • Quản lý cửa hàng từ xa chỉ thông qua ứng dụng di động hay máy tính kết nối Internet.

Kết luận

Trên đây là những yếu tố được tổng hợp giúp bạn chọn được phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất phù hợp với cửa hàng của mình. 

Tuy nhiên, nếu còn đang phân vân, bạn có thể đăng ký dùng thử để trải nghiệm tất cả các tính năng trước khi đưa ra quyết định lựa chọn.

Chuyên mục: Blog , Chia sẻ
Đánh giá bài viết:

Bài viết liên quan

Tận hưởng trải nghiệm bán hàng không cần lo lắng

Miễn phí tạo tên miền cho khách hàng mới với tất cả các gói

Hỗ trợ tận nơi 24/7

Hoàn tiền 100% nếu khách hàng không hài lòng

Dùng thử