Nội dung:
- 1. Tại sao bạn cần lên chiến lược đặt tên thương hiệu?
- 2. Điều gì tạo nên một tên thương hiệu chất lượng?
- 3. Quy trình đặt tên thương hiệu hiệu quả
-
4. Chia sẻ cách đặt tên thương hiệu "không giống ai"
- 4.1 1. Dùng tên cá nhân để đặt tên cho thương hiệu
- 4.2 2. Dùng chính sản phẩm đặc trưng để đặt tên
- 4.3 3. Gợi ý đặt tên thương hiệu theo địa danh, địa chỉ
- 4.4 4. Đặt tên công ty bằng mô tả
- 4.5 5. Cách đặt tên thương hiệu hay bằng từ viết tắt
- 4.6 6. Đặt tên thương hiệu theo đặc điểm của cửa hàng
- 4.7 7. Cách đặt tên thương hiệu theo các danh từ, tính tư gợi nhắc
- 4.8 8. Gợi ý đặt tên thương hiệu tạo cảm giác tò mò
- 4.9 9. Dùng tiếng Anh để đặt tên thương hiệu
- 4.10 10. Ví dụ đặt tên doanh nghiệp theo quy mô
- 4.11 11. Đặt tên thương hiệu bằng cách sử dụng phiên âm
- 4.12 12. Cách đặt tên thương hiệu theo lối chơi chữ
- 4.13 13. Tự tạo ra tên thương hiệu riêng biệt
- 5. 6 nguyên tắc vàng trong làng đặt tên thương hiệu cần luôn ý
- 6. Tổng kết
Cách đặt tên thương hiệu như thế nào mới gây được ấn tượng với khách hàng? Đối với doanh nghiệp, tên thương hiệu là những thứ đầu tiên mà khách hàng nới đến mỗi khi họ tìm kiếm sản phẩm hay dịch vụ mình đã từng trải nghiệm qua. Một tên công ty, tên doanh nghiệp được cho là thành công khi và chỉ khi khách hàng nhớ và nhận diện thương hiệu dễ dàng. Vậy làm thế nào để tạo thương hiệu khiến khách hàng dễ nhớ và yêu thích? Bài viết sau đây TPos sẽ bật mí cho các bạn tất tần tật cẩm nang hướng dẫn cách đặt tên thương hiệu khó quên và ghi dấu ấn mạnh mẽ trong tâm trí khách hàng.
Tại sao bạn cần lên chiến lược đặt tên thương hiệu?
Đa phần các doanh nghiệp khi mới bắt đầu kinh doanh luôn cho rằng nếu họ có sẵn sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp, đáp ứng nhu cầu khách hàng thì việc họ được gọi là gì không quan trọng. Đây là một ý nghĩ hoàn toàn sai lầm.
Tên thương hiệu chính là một trong những yếu tố quan trọng giúp tạo nên sự khác biệt của từng doanh nghiệp. Là cái để khách hàng nhận biết được thương hiệu của doanh nghiệp.
Bốn lý do giải thích vì sao doanh nghiệp cần sở hữu tên thương hiệu chất lượng:
Giúp phân biệt doanh nghiệp với đối thủ
Với một doanh nghiệp mới sẽ cần một cái tên riêng đủ để khách hàng có thể phân biệt được. Hiện có một số doanh nghiệp có nhiều chiến lược đặt tên “na ná” với đối thủ. Và việc này sẽ dễ tạo cho khách hàng tâm lý so sánh, vô tình nâng tầm đối thủ cạnh tranh hơn.
Cách đặt tên thương hiệu không đụng hàng sẽ giúp bạn tránh được các vụ kiện cáo pháp luật. Về lâu dài, tên thương hiệu chính là tài sản quan trọng của một doanh nghiệp, cần được bảo hộ.
Nâng cao sức cạnh tranh
Trong hàng loạt các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm và dịch vụ giống nhau, sự khác biệt chính là yếu tố quyết định sự tồn tại lâu dài và phát triển của doanh nghiệp đó. Yếu tố khác biệt đầu tiên chính là tên thương hiệu của doanh nghiệp. Cái tên sẽ tạo ấn tượng đầu tiên với khách hàng của bạn.
Để lại ấn tượng lâu dài cho khách hàng
Một cái tên thương hiệu được đầu tư chuyên nghiệp, dễ nhớ, ấn tượng sẽ lưu lại trong tâm trí của khách hàng, từ đó khách hàng sẽ nhớ đến bạn khi cần đến sản phẩm/dịch vụ liên quan.
Hỗ trợ hoạt động marketing
Một cái tên thương hiệu hay không những tạo cảm xúc tích cực cho khách hàng mà còn tạo nên cảm hứng sáng tạo dồi dào cho đội ngũ marketing. Không chỉ thành công khi cái tên doanh nghiệp trở thành danh xưng tự hào đối với toàn thể nhân viên công ty, tạo cảm hứng và động lực thúc đẩy quá trình phát triển của doanh nghiệp.
Điều gì tạo nên một tên thương hiệu chất lượng?
Dù không có công thức cố định nhưng có những đặc điểm chung giúp bạn đặt tên thương hiệu chất lượng như sau:
Có ý nghĩa: Có sự truyền đạt bản chất thương hiệu hay gợi lên hình ảnh tích cực với doanh nghiệp.
Sự khác biệt: là duy nhất, nổi bật và đáng nhớ so với đối thủ cạnh tranh.
Dễ dàng phát âm, đọc hay viết tên thương hiệu của bạn.
Đăng ký thương hiệu, tên miền, thực hiện các thủ tục sở hữu trí tuệ cho tên thương hiệu đó.
Có thể phát triển cùng với doanh nghiệp và duy trì mức độ phù hợp theo năm tháng, dễ dàng thích ứng với việc mở rộng sản phẩm mới.
Bạn có thể truyền tải tên thương hiệu với đa dạng các hình thức như biểu tượng, logo hay màu sắc,...
Một bật mí khác, theo một vài nghiên cứu, người tiêu dùng thường có phản ứng tích cực hơn đối với các tên thương hiệu có cấu trúc lặp đi lặp lại. Ví dụ như Coca Cola, Kitkat,...
Quy trình đặt tên thương hiệu hiệu quả
Bước 1: Phân tích cạnh tranh, tìm kiếm linh hồn thương hiệu
Một trong những chức năng quan trọng của tên thương hiệu là dùng để phân biệt thương hiệu này với thương hiệu khác, công ty này với công ty khác. Và để làm được điều đó, tên của bạn cần phải khác biệt so với đối thủ cạnh tranh.
Đặc trưng chính của ngành là gì?
Lợi thế cạnh của bạn so với đối thủ?
Cách đặt tên và phân loại tên được sử dụng trong ngành?
Đối thủ của bạn có đặt tên mang tính mô tả không?
Thông điệp muốn truyền tải là gì?
Cách đối thủ cạnh tranh của bạn mô tả thương hiệu và tầm nhìn của họ?
Bên cạnh đó, bạn cần xác định rõ doanh nghiệp của bạn là ai, đang cạnh tranh vì mục đích gì và cố gắng hướng đạt được điều gì. Để làm được điều này bạn cần phải xác định:
Mục đích: Tại sao bạn tạo ra thương hiệu này?
Tầm nhìn: Tương lai thương hiệu của bạn sẽ trông như thế nào?
Nhiệm vụ: Bạn đang ở đây để làm gì? Cạnh tranh với ai? Làm thế nào để tạo phát triển bền vững?
Giá trị: Giá trị nào đang hướng bạn đến việc xây dựng?
Bước 2: Nhìn vào sự khác biệt định hướng sáng tạo
Hiểu được những gì là cho thương hiệu độc đáo sẽ là chìa khóa giúp bạn tìm ra tên thương hiệu. Bạn nên tìm ra những điểm khác biệt trong quá trình đặt tên.
Ở bước này, bạn cần sử dụng những thông tin có được từ quá trình thu thập dữ liệu của khách hàng và quá trình phân tích cạnh tranh để đưa ra bản định hướng sáng tạo. Việc này sẽ giúp cho quản trình thực hiện dự án, chiến lược được hiểu cẩn thận về sản phẩm/dịch vụ, bối cảnh, định vị thương hiệu,... trong suốt quá trình tạo ra tên thương hiệu.
Bước 3: Brainstorm - sáng tạo tên thương hiệu
Trong bước này, nhiệm vụ của bạn là tìm ra những phương án tên cho thương hiệu mới. Sau khi đã thực hiện xong, bạn sẽ tập hợp các thông tin liên quan và tạo nên một tập lưu trữ. Từ danh sách này thảo luận và lựa chọn ra gợi ý tên phù hợp nhất.
Ví dụ như:
Viết tất cả các tính từ mô tả sản phẩm hoặc dịch vụ.
Mô tả những gì bạn muốn khách hàng cảm nhận khi sử dụng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
Đặt theo tên người sáng lập.
Mô tả những gì bạn đang thực hiện.
Đưa ra hình ảnh, địa điểm, con người, động vật hoặc quy trình.
Một cái tên dựa trên người thực hoặc hư cấu,...
Bước 4: Kiểm tra khả năng đăng ký thương hiệu
Tiếp theo, các phương án tên thương hiệu phải được kiểm tra khả năng đăng ký tên doanh nghiệp để tranh những tranh chấp không đáng có. Ở bước này bạn cần làm việc chặt chẽ với luật sư và cân nhắc Pháp luật về quyền bảo hộ doanh nghiệp.
Sau bước kiểm tra này, danh sách tên thương hiệu sẽ được rút ngắn còn vài phương án tối ưu nhất.
Bước 5: Kiểm tra khả năng ứng dụng
Cuối cùng, tên thương hiệu cần được kiểm tra khả năng ứng dụng trong thực tế như logo, bao bì sản phẩm, lựa chọn màu sắc, website, fanpage,...
Chia sẻ cách đặt tên thương hiệu "không giống ai"
1. Dùng tên cá nhân để đặt tên cho thương hiệu
Việc dùng chính tên chủ doanh nghiệp để đặt tên cho thương hiệu đã không còn xa lạ. Tuy nhiên vì quá quen thuộc nên sẽ rất dễ bị lu mờ trong mắt người tiêu dùng.
Vì vậy, khi dùng tên cá nhân để đặt tên cho thương hiệu, bạn cần phải làm mới, tạo ra các tên dễ nhớ, gây ấn tượng cho người tiêu dùng.
Ngoài việc dùng tên thật, bạn có thể sử dụng biệt danh hoặc đại từ xưng hô để kết hợp đặt tên cho thương hiệu.
Ví dụ: điện máy Nguyễn Kim
2. Dùng chính sản phẩm đặc trưng để đặt tên
Cách đặt tên thương hiệu theo sản phẩm sẽ giúp người mua hiểu được bạn đang bán cái gì, làm dịch vụ gì,... Đây có lẽ là cách đặt tên kinh điển nhất trong những cách được chia sẻ ở đây. Tuy nhiên, phương pháp đặt tên thường phù hợp với những mặt hàng kinh doanh còn mới, ít cạnh tranh trên thị trường sẽ dễ thu hút khách hàng hơn.
Ưu điểm chính là khi nói đến, khách hàng sẽ biết được thương hiệu của bạn làm về cái gì, có phải cái mà họ tìm hay không
Ví dụ: Thế Giới Di Động
3. Gợi ý đặt tên thương hiệu theo địa danh, địa chỉ
Khi nhắc đến một vài cái tên như Gốm sứ Bát Tràng, Lụa Hà Đông, Cua Cà Mau,... khá quen thuộc, nhìn vào ai cũng biết đó là sản phẩm gì và nó ở đâu,... Đây là một vài ví dụ cho cách tạo tên thương hiệu theo địa chỉ hay địa danh nơi bạn kinh doanh.
Một số cách đặt tên theo địa danh bạn có thể tham khảo như sau:
Kinh doanh đặc sản: Quýt Cái Bè, Chè Thái Nguyên,...
Lấy tên địa danh chỉ nguồn gốc xuất xứ sản phẩm: Đồng Tâm Long An,...
Kinh doanh sản phẩm liên doanh, có thể dùng tên ghép các nước để đặt cho thương hiệu như Việt - Hàn,...
Dùng tên tỉnh thành để làm tên cửa hàng, tên doanh nghiệp như Bia Sài Gòn.
4. Đặt tên công ty bằng mô tả
Tên thương hiệu mô tả là loại tên thể hiện ngành nghề, lĩnh vực hoặc sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp đang kinh doanh. Ưu điểm của loại tên thương hiệu này là tính thực tế và miêu tả chức năng rõ ràng. Tuy nhiên, điều này lại vô tình khiến tên thương hiệu ít sáng tạo hơn.
Tên thương hiệu theo dạng mô tả đều rất mạch lạc trong việc truyền tải câu chuyện thương hiệu, bản chất thực sự của công ty. Nhưng nó cũng khiến cho việc mở rộng và phát triển đa dạng trong tương lai gặp nhiều khó khăn và có thể gây khó khăn khi có tranh chấp sở hữu tên thương hiệu.
Ví dụ: Thương hiệu Seven Eleven đặt tên theo giờ mở cửa của cửa hàng.
5. Cách đặt tên thương hiệu hay bằng từ viết tắt
Tên viết tắt được rút gọn từ tên đầy đủ của công ty hoặc viết tắt từ một chiến lược kinh doanh. Với ưu điểm rút gọn tên lại sẽ giúp cho tên công ty trở nên ngắn gọn, thuận tiên trong giao dịch cũng như gây ấn tượng cho khách hàng.
Tuy nhiên, với cách đặt tên này sẽ khó nhận diện thương hiệu và khó xin bản quyền tên thương hiệu.
Ví dụ: Hãng xe BMW là tên viết tắt của Bayerische Motoren Werke.
Cách này hiện đang được sử dụng khá phổ biến ở Việt Nam như các thương hiệu Vinaphone, Vinamilk,... chữ Vina chính là viết tắt của hai từ Việt Nam, vế sau chính là tên sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
6. Đặt tên thương hiệu theo đặc điểm của cửa hàng
Phương pháp này thường được nhiều cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống, giải trí sử dụng. Những cửa hàng nổi bật về vị trí, phong cảnh hay trước quán có đặc điểm nào nổi bật để nhận diện thì bạn có thể dùng chính đó để đặt tên cho cửa hàng của mình.
Ví dụ: Quán bánh khọt Cây Vú Sữa, Tiệm bánh Cối Xay Gió,...
7. Cách đặt tên thương hiệu theo các danh từ, tính tư gợi nhắc
Bạn có thể dùng cách danh từ gợi nhắc, một hình ảnh, một sự vật để sử dụng làm tên thương hiệu.
Ví dụ:
Các loài vật như Phomai Con bò cười, Mì Gấu đỏ,...
Các loài hoa
Các vì sao
Hay các vị thần
Hoặc đặt tên theo kiểu dùng các tình từ tài lộc, phát tài, hay thịnh vượng để đặt tên thương hiệu với mong muốn việc kinh doanh “thuận buồm xuôi gió”.
Một số các thương hiệu nổi tiếng ở Việt Nam sử dụng các đặt tên này như: Tập đoàn Hòa Phát, Ngân hàng Tiền Phong,...
8. Gợi ý đặt tên thương hiệu tạo cảm giác tò mò
Khi nhìn vào tên thương hiệu theo cách đặt này, bạn có thể sẽ không hiểu nó mang ý nghĩa gì và tạo nên sự tò mò làm bạn muốn khám phá chúng. Thường những từ viết tắt của những từ có nghĩa ghép lại.
Ví dụ: Công ty Venesa - Vẻ đẹp duyên dáng, nét đẹp kiêu sa.
Nghe có vẻ lạ tai nhưng đây là một trong những cách thu hút sự chú ý của khách hàng với thương hiệu của bạn đáy.
9. Dùng tiếng Anh để đặt tên thương hiệu
Dùng tiếng anh khi đọc lên sẽ nghe có vẻ chuyên nghiệp, sang trọng hơn và các sản phẩm hay dịch vụ của bạn cũng nghe cao cấp hơn. Đây là một trong những nguyên nhân mà cách đặt tên thương hiệu theo kiểu này được ưa chuộng với các thương hiệu Việt. Cách đặt tên này vừa giúp thương hiệu của bạn không bị trùng lặp, mới lại lại còn sang chảnh thu hút khách hàng.
10. Ví dụ đặt tên doanh nghiệp theo quy mô
Cách đặt tên này dùng cho những thương hiệu kinh doanh nhiều mặt hàng. Một số từ bạn có thể sử dụng như: thế giới, siêu thị,... để khách hàng cảm thấy đây là nơi có đủ những gì họ cần.
Ví dụ: Thế Giới Di Động, Siêu Thị Điện Máy, Thế Giới Phụ Kiện,...
Phương pháp đặt tên này phù hợp với những cửa hàng lớn. Nếu quy mô cửa hàng của bạn nhỏ thì không nên sử dụng vì khách hàng sẽ cảm thấy bị lừa và không có thiện cảm với cửa hàng của bạn.
11. Đặt tên thương hiệu bằng cách sử dụng phiên âm
Với cách đặt tên này, bạn sẽ sử dụng phiên âm của âm thanh. Lấy các âm thanh quen thuộc hàng ngày để đặt tên sẽ làm thương hiệu của bạn trở nên dễ nhớ hơn, tạo ấn tượng với người nghe.
Ví dụ một số thương hiệu đặt tên theo cách này:
Cốc cốc
Tiktok
Cuccu
Bên cạnh đó, cũng có nhiều thương hiệu mang yếu tố văn hóa nước ngoài, cách này tạo ra một thương hiệu độc đáo ở Việt Nam.
Ví dụ như:
Haidilao: hải để lao
Sakura: hoa anh đào
Dimsum: điểm tâm
12. Cách đặt tên thương hiệu theo lối chơi chữ
Đây là cách đặt tên dựa vào yếu tố chơi chữ để tạo ra khả năng ghi nhớ tốt hơn. Một số loại cách cơ bản để tạo ra tên như: chơi chữ, sử dụng cụm từ, dùng từ ghép, từ tượng thanh hay tạo ra các từ bị lỗi chính tả.
Một số tên thương hiệu tiêu biểu như:
Dunkin’ Donuts
Vinamilk: VietNam milk
Tuy nhiên, việc xây dựng tên theo lối chơi chữ sẽ thường bị khách hàng “bắt bẻ” hay bị tấn công bởi đối thủ do lỗi kỹ thuật marketing. Vì vậy, khi đặt tên bạn cần phải cực kỳ tinh tế và sáng tạo.
13. Tự tạo ra tên thương hiệu riêng biệt
Trong trường hợp bạn không thể tìm ra được từ nào để đặt tên cho thương hiệu của mình, bạn hoàn toàn có thể tự sáng tạo ra chúng.
Các tên tự chế này phải vô cùng đặc biệt, tạo được nét riêng và gây ấn tượng. Một số tên có thể được xây dựng theo hệ ngôn ngữ khác nhau, sau đó được điều chỉnh để thể hiện rõ được nét riêng của thương hiệu.
Tuy nhiên, với cách đặt tên này sẽ không có định nghĩa rõ ràng và doanh nghiệp của bạn cần phải xây dựng một câu chuyện xung quanh cái tên đó.
Mặc dù, tên này dễ bảo hộ nhưng lại đòi hỏi chi phí marketing cao để xây dựng thương hiệu trong lòng khách hàng.
>>Bạn có thể tham khảo thêm một số cách kiếm tiền trên mạng để lấy ý tưởng kinh doanh.
6 nguyên tắc vàng trong làng đặt tên thương hiệu cần luôn ý
Được bảo hộ
Đây là điều kiện tiên quyết, tên thương hiệu phải được bảo hộ về mặt pháp lý để tránh bị sao chép. Tên thương hiệu dù có xuất sắc đến đâu nhưng không được bảo hộ thì sẽ vô cùng rủi ro cho doanh nghiệp.
Trong trường hợp bất đắc dĩ bạn có thể cân nhắc phương án bảo hộ bằng hình ảnh logo thay thì bảo hộ tên.
Đơn giản, dễ nhớ, dễ đọc
Một trong những nguyên tắc thường bị vi phạm nhiều nhất đó là tính đơn giản. Đừng đòi hỏi khách hàng phải nhớ tên thương hiệu của bạn nếu tên quá phức tạp và khó đọc.
Dù là tên nước ngoài hay tên tiếng Việt thì cách tốt nhất là viết sao đọc vậy. Tên có thể dài nhưng phải dễ đọc, dễ nhớ sẽ hiệu quả hơn là một tên ngắn nhưng lại khó nhớ.
Một số thương hiệu Việt như Trung Nguyên, Hòa Phát, Hoàng Anh Gia Lai,... liệu người nước ngoài có thể đọc và nhớ được không? Hay các thương hiệu thế giới như Givenchy, Kiehl’s, Uniqlo,... luôn làm khách hàng cảm thấy bối rối khi đọc.
Một lời khuyên dành cho các bạn giúp tên thương hiệu dễ nhớ hơn đó chính là trong tên nên có chứa các phụ âm như o, a, i, e,... Bạn có thể thấy các thương hiệu lớn trên thế giới dễ đọc và để lại ấn tượng khá tốt đối với người tiêu dùng như Honda, Yamaha, Coca-Cola, Mercedes, Alibaba, Amazon, Shopee,... Các nguyên âm sẽ giúp cho mặt chữ đẹp hơn, dễ đọc và dễ nhớ hơn.
Tránh những liên tưởng tiêu cực về mặt ngữ nghĩa
Ít nhiều công ty “dở khó dở cười” với tên thương hiệu khi nó mang một nghĩa tiêu cực tại thị trường nào đó. Cũng có những tên thương hiệu không gặp vấn đề về nghĩa nhưng nếu đọc thành tiếng thì âm của nó sẽ được liên tưởng đến những thứ tiêu cực.
Vì vậy, khi đặt tên ngoài việc chú ý đặt sao cho hay, dễ nhớ, bạn cũng cần quan tâm nhiều về mặt nghĩa và cách phát âm của từ.
Thể hiện được ngành nghề hoặc sản phẩm
Dù không phải tên thương hiệu nào cũng cần thể hiện được ngành nghề và sản phẩm, như với những thương hiệu nhỏ, mới chưa được nhiều người biết đến thì việc thể hiện ngành nghề hoặc sản phẩm lên tên sẽ giúp rút ngắn thời gian và tối ưu chi phí truyền thông.
Đối với cách đặt tên thương hiệu này, bạn sẽ thấy có nhiều yếu tố thể hiện ngành nghề trong tên các thương hiệu như:
Giáo dục thì sử dụng thêm yếu tố “edu”.
Về bất động sản thì gắn với từ land, city, home, ví dụ: Novaland, Vinhome, Celadon City,...
Ngành sữa thì có Vinamilk, TH True milk,...
Thể hiện được sử khác biệt
Tên thương hiệu của bạn cần thể hiện được sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh, đặc biệt với các đối thủ trực diện. Không nên đặt tên quá giống đối thủ hay sử dụng những yếu tố mà đối thủ đã sử dụng.
Dựa trên thị trường và khách hàng mục tiêu
Khi đặt tên nếu bạn bỏ qua yếu tố thị trường và khách hàng mục tiêu thì sẽ như thế nào? Khi đặt tên thương hiệu hãy xác định rõ thị trường mục tiêu, phân khúc bán hàng (cao cấp, trung bình hay thấp) và khách hàng mục tiêu của bạn.
Với phân khúc khách hàng bình dân thì tên thương hiệu cần hướng đến sự đơn giản, dễ nhớ để mọi khách hàng có thể đọc và nhớ được. Nếu thương hiệu của doanh nghiệp được định vị ở phân khúc cao cấp thì cả tên và cách phát âm cần mang lại cảm giác sang trọng và cao cấp.
Tổng kết
Khi đã nắm được hết quy trình, các nguyên tắc trong các gợi ý đặt tên thương hiệu, bạn cũng đừng quá tự tin vào cái tên sẽ làm nên thương hiệu. Muốn thương hiệu phát triển tốt, sản phẩm, dịch vụ bạn cần chú trọng phát triển, cải thiện tốt nhất để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Bên cạnh đó, việc kết hợp phần mềm quản lý bán hàng để quy trình bán hàng thêm chuyên nghiệp hơn.
Tên thương hiệu của bạn chỉ là bước đầu tiên để xây dựng một thương hiệu mạnh mẽ, đáng nhớ. Hãy nhớ rằng trên tất cả việc xây dựng thương hiệu đòi hỏi sự cam kết, chất lượng và đáng tin.
Hy vọng với những bí quyết, quy trình hướng dẫn cách đặt tên thương hiệu mà TPos chia sẻ, bạn đã chọn ra được cho doanh nghiệp, cửa hàng một cái tên thật độc đáo, ý nghĩa và dễ nhớ.