Nội dung
Con người luôn là yếu tố quyết định sự thành bại của cửa hàng, vì vậy mà đào tạo và quản lý nhân viên bán hàng là “dấu chấm lửng” khó giải quyết nhất của chủ shop. Nhưng không sao! Bài viết này sẽ hướng dẫn cách quản lý nhân viên bán hàng hiệu quả nhất.
Tiêu chí đánh giá nhân viên làm việc hiệu quả
Tiêu chí để đánh giá nhân viên bán hàng có làm việc hiệu quả, tận tâm hay không, bạn cần dựa vào những tiêu chí dưới đây:
Tư vấn nhiệt tình, tận tâm
Công việc chính của nhân viên bán hàng chính là tư vấn, giải đáp thắc mắc và giúp khách hàng tìm ra được sản phẩm phù hợp với mình nhất. Đó là lý do mà bạn cần đào tạo nhân viên thật bài bản để có được hiệu quả bán hàng tốt nhất. Bạn có thể đánh giá khả năng tư vấn, sự nhiệt tình của nhân viên thông qua ý kiến, phản hồi của khách hàng cũng như số lượng hàng hóa được bán ra.
Hạn chế tối thiểu tình trạng thất thoát
Tình trạng nhân viên bán hàng làm thất thoát hàng hóa, tiền bạc cũng là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, một nhân viên bán hàng tốt là nhân viên có thể hạn chế tình trạng trên. Biết quản lý cửa hàng từ xa, giám sát và theo dõi hàng hóa, ít nhất là trong giới hạn công việc của mình, làm giảm thiểu khả năng thất thoát, sai sót, thiếu hụt hàng hóa.
Nhân viên sử dụng thời gian hợp lý
Trong thời gian làm việc tại cửa hàng, nhân viên bán hàng sử dụng tối đa thời gian làm việc để tư vấn, giải đáp thắc mắc cũng như chăm sóc khách hàng của mình là điều mà chủ shop sẽ đánh giá cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng được như thế! Sẽ có những nhân viên làm việc tắc trách, lơ là và thậm chí là nghỉ việc đột ngột.
Tỷ lệ hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn
Mỗi thành viên trong nhóm phải duy trì một danh sách nhiệm vụ cập nhật mà họ có thể sử dụng để theo dõi các công việc được giao và đo lường tiến độ của họ. Khi đánh giá kết quả làm việc của nhân viên, hãy kiểm tra tỷ lệ hoàn thành của họ và đánh giá chất lượng nhiệm vụ của họ để đảm bảo họ đang làm những việc phù hợp với sự phát triển của công ty.
Doanh thu bán hàng tạo ra
Doanh thu mà mỗi nhân viên mang lại hàng tháng phản ánh hiệu quả hoạt động chung của cá nhân đó. Phần lớn công ty được tạo thành từ các đại diện bán hàng và họ được đo lường bằng tổng số doanh thu mà họ tạo ra được.
Hướng dẫn cách quản lý nhân viên bán hàng hiệu quả
Để có được hiệu quả tốt nhất trong bán hàng, bài viết hướng dẫn cách quản lý nhân viên bán hàng dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích nhất.
Phân chia nhóm và công việc rõ ràng
Vì lợi ích của việc công bằng và bình đẳng, một số nhà quản lý thường sai lầm khi đối xử với tất cả các đại diện bán hàng (và nhiệm vụ của họ) như nhau. Tuy nhiên, để có kết quả tốt nhất, người quản lý bán hàng cần hiểu từng thành viên trong nhóm để tìm hiểu điểm mạnh, điểm yếu và sở thích của họ — và sau đó chỉ định vai trò của họ cho phù hợp.
Ví dụ, họ thích xây dựng mối quan hệ với các doanh nghiệp nhỏ triển vọng hay khách hàng lớn hơn? Họ là những chuyên gia bán hàng dày dạn kinh nghiệm hay họ vẫn đang là người mới? Có lẽ một số đại diện có kiến thức chuyên sâu về một thị trường hoặc lĩnh vực nhất định. Họ giỏi tư vấn bán hàng hoặc giỏi về việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng,..
Bạn cần phân chia công việc cho từng nhân viên rõ ràng và chi tiết nhất để có thể giới hạn công việc cho từng người. Việc này bạn có thể căn cứ vào thế mạnh và năng lực của từng nhân viên. Bên cạnh đó, một kết hoạch dự phòng là điều cần thiết phòng trường hợp cửa hàng thiếu nhân viên hoặc xảy ra vấn đề.
Thường xuyên cập nhật kiến thức mới cho nhân viên
Nhân viên bán hàng có thể nói là “bộ mặt” của cửa hàng, nó quyết định rất nhiều cho sự ở lại của khách hàng. Cũng chính vì vậy mà bạn nên thường xuyên cập nhật thông tin mới về sản phẩm, hàng hóa hoặc định hướng cửa hàng cho nhân viên của mình. Đồng thời, giúp nhân viên thấu hiểu đối thủ của bạn để có sự so sánh với khách hàng cũng là điều vô cùng giá trị cho cửa hàng của bạn.
Kiểm tra hoạt động bán hàng của nhân viên một cách khéo léo
Việc bạn kiểm soát, theo dõi hoạt động bán hàng của nhân viên quá gắt gao sẽ khiến họ cảm thấy khó chịu, không thoải mái và thậm chí là phản tác dụng. Hãy kiểm tra và theo dõi hiệu quả làm việc cũng như thái độ của nhân viên bán hàng thông qua kết quả kinh doanh, phản hồi của khách hàng, hoặc check camera nếu như bạn có đủ thời gian!
Chế độ đãi ngộ nhân viên phù hợp
Trong công việc, mỗi nhân viên sẽ có mức độ công việc khác nhau dựa vào sự phân công của bạn cũng như năng lực và hiệu quả công việc của từng người. Cũng vì vậy mà bạn cần có chế độ đãi ngộ thích hợp cho từng cá nhân. Thưởng phạt phân minh, điều này giúp nhân viên với nhau cảm nhận được sự công bằng và đồng thời cũng gián tiếp thúc đẩy công việc hiệu quả.
Sử dụng công cụ để giám sát
Những hướng dẫn cách quản lý nhân viên bán hàng trên là chung quy về công việc, bạn cũng không thể tin tưởng hoàn toàn vào nhân viên - những người không có lý do gì để tuyệt đối trung thành với bạn! Cho nên, việc sử dụng camera giám sát tại cửa hàng cũng là điều tuyệt nhiên bạn nên áp dụng. Điều này giúp bạn có thể giám sát được thái độ của nhân viên với khách hàng để kịp thời chấn chỉnh.
Áp dụng công nghệ vào quản lý nhân viên bán hàng
Bên cạnh việc theo dõi thái độ làm việc của nhân viên, việc giám sát hoạt động bán hàng của từng người cũng là điều cần thiết trong quản lý nhân viên bán hàng. Một phần mềm quản lý bán hàng chính là giải pháp tuyệt vời nhất cho bạn lúc này! Với tính năng phân quyền cho từng nhân viên, phần mềm quản lý bán hàng TPos có thể giúp bạn theo dõi được hoạt động bán hàng của từng người ngay cả trên thiết bị di động của mình. Bên cạnh đó, đây cũng là cách được đánh giá cao bởi có thể thúc đẩy hoạt động bán hàng của nhân viên vô cùng hiệu quả.
Bí quyết giữ chân nhân viên bán hàng
Giữ lại đủ nhân lực tài năng bán hàng để đáp ứng các mục tiêu bán hàng và phát triển kinh doanh là một trong những mối quan tâm lớn nhất đối với các nhà quản lý bán hàng. Một nhân viên bán hàng giỏi thì tuyệt nhiên bạn phải giữ lại bằng mọi cách. Cũng chính vì vậy mà bạn cần có những bí quyết để giữ chân nhân viên của mình lại. Dưới đây là những tuyệt chiêu, đừng bỏ lỡ!
Động viên & tạo động lực cho nhân viên
Như đã nói trên, nhân viên bán hàng chính là “bộ mặt” của cửa hàng, mọi hành vi của họ chính là yếu tố quyết định những đánh giá tích cực hay tiêu cực cho cửa hàng của bạn. Ở đây, chúng ta đề cao một người lãnh đạo hiểu rõ từng nhân viên của mình. Hãy tìm hiểu động lực làm việc của họ là gì, những khó khăn hiện tại của họ xuất phát từ đâu. Từ đó, bạn có thể xây dựng những kế hoạch dựa trên những điều đó mà phát triển từng cá nhân.
Cung cấp cho nhân viên bán hàng lý do phù hợp để tiếp tục tham gia
Nếu nhân viên bán hàng ở lại với bạn, họ phải được đầu tư cho sứ mệnh. Hãy xem xét thực tế rằng nếu có cơ hội, hầu hết các nhà quản lý và giám đốc điều hành sẽ ở lại công ty lâu hơn so với hầu hết các nhân viên bán hàng. Các chuyên gia quản lý và lãnh đạo này hiểu ở mức độ cao hơn về 'bức tranh lớn' của công ty. Kết quả là họ được đầu tư nhiều hơn vào sứ mệnh và mục tiêu. Nhân viên kinh doanh cũng cần biết rằng, họ là một phần của công ty và công việc của họ là rất quan trọng.
Hỏi ý kiến đánh giá của nhân viên về công việc
Hãy tự nhủ rằng chính nhân viên mới là những người đang “nuôi” bạn và hãy trao đổi, nói chuyện với họ về việc đánh giá công việc hiện tại của họ ở cửa hàng của bạn bằng một thái độ cầu thị. Hãy cho họ cảm nhận được rằng họ là yếu tố rất quan trọng đối với cửa hàng của bạn.
Lắng nghe, thấu hiểu và khen ngợi đúng thời điểm
Hãy đừng quên những phản hồi, góp ý của nhân viên bán hàng cho cửa hàng của bạn. Đó là điều mà thậm chí bạn còn không thể nhận thấy được, bởi họ mới chính là người trực tiếp tiếp xúc và làm việc với khách hàng. Hãy lắng nghe và ghi nhận những đóng góp của họ nhiều hơn. Bên cạnh đó, đừng quên khen thưởng họ kịp thời, đúng lúc. Hãy khen thưởng nhân viên có thành tích trong một buổi tán dương khi họ đạt được mục tiêu công việc. Một hành động nhỏ nhưng nó thúc đẩy tất cả mọi người nỗ lực và phát triển nhiều hơn nữa.
Trên đây là bài viết hướng dẫn cách quản lý nhân viên bán hàng được đúc kết từ những kinh nghiệm thực tiễn, hy vọng bài viết cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích nhất. Chúc bạn thành công!