Chia sẻ

Giá cost là gì? 4 Cách tính giá cost món ăn, đồ uống tối ưu lợi nhuận

Giá cost món ăn, đồ uống là một trong những yếu tố giúp bạn định giá sản phẩm được chính xác nhất. Vì vậy khi kinh doanh, bạn không thể không biết giá cost là gì, hay cách tính giá cost món ăn, đồ uống như thế nào để tối ưu lợi nhuận cho quán. Nếu vẫn còn mơ hồ về khái niệm này thì hãy theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất, đảm bảo công việc kinh doanh diễn ra thuận lợi. 

Giá cost là gì?

Giá cost là gì?

Giá cost món ăn, đồ uống (food cost, drink cost) là giá bán được các chủ cửa hàng niêm yết cho sản phẩm của mình. Để tính giá cost món ăn, chúng ta sẽ dựa vào giá vốn hàng bán, các chi phí marketing, chi phí vận hành và cộng với lợi nhuận mong muốn. 

Vì vậy, các chủ cửa hàng cần phải thận trọng khi tính giá cost món ăn, nếu không rất dễ gây tổn thất cho cửa hàng, khó cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường. 

Lợi ích của việc tính giá cost món ăn là gì?

Cửa hàng sẽ nhận được rất nhiều lợi ích nếu như tính toán giá cost chính xác, chẳng hạn như:

  • Kiểm soát chính xác tình hình kinh doanh, nắm bắt doanh thu, lãi lỗ của quán.

  • Định giá món ăn, đồ uống phù hợp với mặt bằng chung của thị trường để tăng khả năng cạnh tranh. 

  • Quản lý dòng tiền ra vào cửa hàng và phân bổ vốn hợp lý, tránh tình trạng thiếu hụt vốn khi kinh doanh. 

  • Quản lý các chi phí mua sắm nguyên vật liệu như mắm, muối, đường sữa, ớt, tiêu,... (đối với các quán ăn)

  • Tính giá cost món ăn chính xác còn giúp các chủ quán dễ dàng xây dựng các chương trình khuyến mãi, tạo voucher để thu hút nhiều người tới quán mà không bị tình trạng quá ngân sách khuyến mãi, gây thiệt hại cho cửa hàng. 

Các chi phí cần quan tâm khi tính giá cost món ăn

Các chi phí cần quan tâm khi tính giá cost món ăn

Để tính giá cost món ăn chính xác, các chủ cửa hàng cần lưu ý một số chi phí sao:

  • Chi phí trực tiếp: bao gồm những khoản tiền phải chi cho quá trình chế biến món ăn, đồ uống, chẳng hạn như nguyên vật liệu, gia vị, tô nhựa, đũa,... Hàng tồn và hư hỏng cũng được cộng vào chi phí trực tiếp. 

  • Chi phí cố định: bao gồm các khoản tiền cố định bạn cần phải trả như tiền mua trang thiết bị, dụng cụ; tiền thuê mặt bằng kinh doanh;...

  • Chi phí dịch vụ: bao gồm các khoản tiền dành cho các hoạt động marketing, xây dựng thương hiệu, tổ chức các sự kiện bán hàng, khuyến mãi. 

  • Chi phí nhân công: bao gồm khoản tiền trả lương thưởng cho nhân viên, bảo vệ, vệ sinh,...

  • Chi phí phát sinh: bao gồm các khoản chi phí bán hàng, thủ tục pháp lý, điện nước, tân trang mặt bằng,...

  • Biến phí: chi phí phát sinh khi có sự thay đổi của các yếu tố khác nhau theo từng thời điểm trong năm. Ví dụ, giá nguyên vật liệu thay đổi theo mùa nên chủ quán cần tính giá cost món ăn cao hơn bình thường. 

Tìm hiểu về chi phí ẩn và chi phí hiện (Implicit Cost và Explicit Cost)

Chi phí ẩn (Implicit Cost)

Là loại chi phí đã phát sinh trong quá trình thực hiện ý tưởng kinh doanh. Những loại cost này thường được nhắc đến là chi phí cơ hội. Các cửa hàng sử dụng nguồn vốn của mình mà bỏ qua các cơ hội tạo ra lợi nhuận khi sử dụng vốn ở nơi khác. 

Chi phí hiện (Explicit Cost)

Chỉ các loại chi phí kinh doanh thông thường. Nó được xác định rõ khi các chủ cửa hàng tính toán doanh thu, lãi lỗ. Explicit cost dễ xác định, vì vậy trong quá trình tính toán, bạn cần thống kê đầy đủ để tránh xác định sai lợi nhuận. 

4 Cách tính giá cost món ăn giúp xác định giá bán chính xác

Cách tính giá cost dựa theo giá của đối thủ

Tính giá cost món ăn, đồ uống dựa theo đối thủ đối thủ cạnh tranh là một cách đơn giản, phù hợp với những bạn không thích tính toán số liệu quá nhiều. Lúc này, mọi người chỉ cần khảo sát mức giá mặt bằng chung của thị trường và những đối thủ trong cùng khu vực để lên bảng giá dịch vụ cho phù hợp. 

Không nhất thiết là giá trên memu của bạn phải thấp hơn đối thủ thì mới cạnh tranh được. Bạn cần cân nhắc các dịch vụ đi kèm của mình để định giá, tránh trường hợp tính toán sai dẫn đến thua lỗ. 

Ví dụ quán trà sữa của bạn có không gian rộng rãi hơn, máy lạnh đầy đủ thì cũng cần cộng thêm vào giá cost 1 ly trà sữa để chi phí được cân đối hơn. 

Cách tính giá cost món ăn theo cung và cầu của thị trường

Dựa vào quy luật cung cầu cũng là cách giúp xác định giá cost sản phẩm hiệu quả. Nếu cửa hàng của bạn cung cấp món ăn phù hợp với nhu cầu của người dùng, nhưng món đó lại không có trong menu của các quán khác thì bạn có thể đặt giá cao cost cao lên một chút để tăng lợi nhuận. Còn khi món đó xuất hiện trong toàn bộ menu của các quán ăn khác thì bạn cần cân đối chi phí, tính toán kỹ lưỡng để có một mức giá phù hợp. 

Công thức tính giá cost món ăn theo chi phí và lợi nhuận

Công thức tính giá cost món ăn theo chi phí và lợi nhuận

Công thức tính giá cost món ăn này sẽ giúp chủ quán tính toán chính xác từng con số, từ đó quản lý doanh tiền một cách hiệu quả nhất. 

Công thức tính giá cost trên menu: P = C + (I + V)/m + X

Trong đó:

P: Giá bán trên menu 

C: Là chi phí giá vốn ly nước

I: Chi phí quản lý + vận hành + marketing 

V: Số tiền thu hồi vốn và chi phí cơ hội/lãi ngân hàng

  • V =  (v+a.n.v)/n

  • v: Là vốn đầu tư ban đầu

  • a: Lãi suất ngân hàng/lãi vay

  • n: Dự trù số tháng hòa vốn (dựa vào số năm ký kết hợp đồng với chủ nhà)

X: Lợi nhuận mong muốn

m: Hệ số dự trù mức doanh số mà bạn bán được trong tháng (m càng tăng thì lợi nhuận đem lại càng lớn)

Ví dụ quán A đang lên giá bán cho một ly trà sữa với:

  • Chi phí 1 ly là 5.000 đồng

  • Tổng chi phí quản lý, vận hành gồm mặt bằng, nhân viên, điện nước wifi I là 20 triệu đồng/tháng.

  • Vốn đầu tư ban đầu v là 120 triệu đồng. 

  • Vay ngân hàng với lãi suất 1%/tháng (a).

  • Ký hợp hồng thuê mặt bằng trong 2 năm (24 tháng).

Lúc này, V = (120.000.000 + 28.800.000)/24 = 6.200.000 đồng/tháng

Với m dự trù doanh số là 40 ly/ngày, tương đương 1200 ly/tháng và hệ số x bằng 0 vì có rất nhiều cạnh tranh mà bạn không có bất cứ lợi thế nào. 

Thay vào công thức tính giá cost món ăn thì P = 5.000 + (20.000.000 + 6.200.000)/1200 + 0 = 26.833 đồng. 

Vậy giá cost 1 lý trà sữa lúc này mà các chủ quán có thể chọn là 26.833 hoặc làm tròn thành 29.000 đồng. Nên để 29.000 đồng thay vì 30.000 đồng nhé. Đó là một mẹo giúp khách hàng cảm thấy giá thành sản phẩm rẻ hơn mặc dù không khác biệt bao nhiêu. 

>> Xem thêm một số mẹo định giá sản phẩm để biết cách đặt giá bán thu hút hơn!

Công thức tính giá cost món ăn theo tiêu chuẩn thực phẩm

Nếu cách tính dựa theo chi phí và lợi nhuận ở trên khá phức tạp thì có một công thức tính giá cost đơn giản hơn các chủ quán có thể áp dụng để định giá đồ ăn thức uống trong menu của mình là: 

Giá cost = Giá vốn chi phí nguyên liệu/% chi phí thực phẩm

Tùy vào mặt hàng và quy mô để các chủ cửa hàng quyết định xem nên chọn tỷ lệ bao nhiêu là hợp lý. Thông trường, trong thị trường F&B này thì tỷ lệ sẽ giao động từ 25% - 55%. Tỷ lệ thường gặp nhất để tính giá cost món ăn là 30% đến 35%. 

Ví dụ: Giá vốn nguyên vật liệu của ổ bánh mì là 4.000 đồng. Chi phí thực phẩm là 35%. Cách tính giá cost bánh mì lúc này là 4.000/35% = khoảng 12.000 đồng. 

Những lưu ý quan trọng khi tính giá cost là gì? 

Những lưu ý quan trọng khi tính giá cost là gì?

Đặt giá lẻ theo dạng x9.000 hoặc x99.000 đồng

Đây là kinh nghiệm đặt giá đánh lừa thị giác cùng khách hàng. Hãy thử xem qua ví dụ sau đây:

Khi bước vào một quán nước, menu có ghi 1 ly bạc xỉu có giá 30.000 đồng. Hôm sau, bạn đến một quán khác mua cùng 1 loại đồ uống nhưng chỉ với giá 29.000 đồng, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy giá 29.000 này rẻ hơn rất nhiều (mặc dù sự chênh lệch không hề lớn). 

Một ví dụ khác khi mua một con vịt quay giá 300.000 đồng thì khách hàng sẽ cảm thấy đắt hơn nhiều so với giá 299.000 đồng. 

Cho nên, đừng bao giờ quên áp dụng mẹo định giá này để vừa thu hút người dùng, vừa không ảnh hưởng quá nhiều đến lợi nhuận. 

Tính giá cost cần để ý đến các chương trình khuyến mãi của cửa hàng

Chương trình khuyến mãi là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng giúp thu hút khách hàng đến quán. Rất nhiều bạn dường như quên mất yếu tố này, dẫn đến không biết thiết lập các chương trình khuyến mãi sao cho hợp lý. Nếu giảm giá mà giảm quá ít thì không có tác dụng, nhưng giảm nhiều thì lại ảnh hưởng đến lợi nhuận. 

Để không phải khó xử với những tình huống như vậy thì mọi người nên tính giá cost món ăn hợp lý nhất và đừng quên công thêm chi phí khuyến mãi nhé. 

>> Một số ý tượng tạo chương trình khuyến mãi thu hút cho cửa hàng!

Cố gắng giữ giá cost món ăn cố định

Việc tăng giá trên menu sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý khách hàng. Khi mọi người đã quá quen với một mức giá nhất định mà quán lại có sự điều chỉnh thì rất dễ mất khách. Cho nên, ngay tại thời điểm mới bắt đầu kinh doanh, bạn cần tính toán mọi thứ chính xác để không cần phải thay đổi giá đồ ăn, thức uống quá nhiều. 

Trong những trường hợp bất khả kháng thì bạn cần tăng giá một cách khéo léo. Không nên tăng quá nhiều lần trong thời gian ngắn và mỗi lần tăng không quá nhiều để tránh mất lòng khách hàng trung thành của quán.

Giá cost sản phẩm chim mồi nên đặt lợi nhuận thấp hơn

Các quán bán đồ ăn qua app online nên áp dụng chiến lược này, đặc biệt là các quán mới mở. Thông thường, khi bán hàng qua ứng dụng giao đồ ăn, khách hàng sẽ nhìn vào lượt mua, lượt đánh giá món ăn đó để đưa ra quyết định. Đối với những cửa hàng mới mở, chưa có nhiều lượt mua hàng thì cần giảm giá cost món ăn xuống để kích thích người tiêu dùng. Khi tạo được lòng tin thì khách hàng sẽ mua thêm những sản phẩm khác trên menu, từ đó đem lại nhiều lợi nhuận hơn. 

Hy vọng với chủ đề “Giá cost là gì? 4 Cách tính giá cost món ăn, đồ uống tối ưu lợi nhuận” mà TPos vừa chia sẻ, các bạn đã hiểu hơn về giá cost món ăn là gì, từ đó áp dụng vào công việc kinh doanh của mình một cách hiệu quả nhất. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, đừng ngần ngại để lại câu hỏi để được tư vấn miễn phí nhé. Chúc bạn thành công!

Chuyên mục: Blog , Chia sẻ
Đánh giá bài viết:

Bài viết liên quan

Tận hưởng trải nghiệm bán hàng không cần lo lắng

Miễn phí tạo tên miền cho khách hàng mới với tất cả các gói

Hỗ trợ tận nơi 24/7

Hoàn tiền 100% nếu khách hàng không hài lòng

Dùng thử