Chia sẻ

Google Business là gì? Cách tạo và sử dụng Google Maps doanh nghiệp

Với việc internet phát triển, kinh doanh online trở nên phổ biến hơn, vì vậy các công cụ hỗ trợ cho việc bán hàng trực tuyến cũng đang nhận được rất nhiều sự quan tâm. Một trong số đó phải kể đến là Google Business Profile - một công cụ cực kỳ cần thiết cho các doanh nghiệp khi muốn xâm nhập vào thị trường mua bán online. Hãy cùng TPos tìm hiểu xem Google Business là gì? Cách tạo tài khoản Google Business và sử dụng nó ra sao để đạt hiệu quả cao nhất nhé. 

Google Business là gì?

Google Business là gì

Google Business Profile hay Google My Business (Google doanh nghiệp của tôi) là một công cụ giúp cho các doanh nghiệp có thể dễ dàng quản lý thông tin của mình khi hiển thị trên các kết quả tìm kiếm của Google Search và Google Maps. Đây là một công cụ miễn phí và cách sử dụng Google Business Profile rất đơn giản. Chỉ với một vài thao tác cơ bản là bạn có thể đưa toàn bộ thông tin về doanh nghiệp, từ địa chỉ, sản phẩm, dịch vụ,... lên trên internet, từ đó khách hàng dễ dàng tìm kiếm và sử dụng dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp cung cấp. 

Bởi vậy, nếu hiện tại doanh nghiệp chưa đăng ký Google Business thì TPos khuyên bạn nên lập tức tạo một tài khoản để tận dụng những tính năng hữu ích của công cụ này. 

Lợi ích khi sử dụng Google Business là gì?

Lợi ích khi sử dụng Google Business là gì

Quản lý thông tin của doanh nghiệp 

Khi có tài khoản Google Business Profile, bạn dễ dàng quản lý thông tin mà người dùng có thể nhìn thấy khi họ tìm kiếm doanh nghiệp hoặc các sản phẩm và dịch vụ mà bạn cung cấp trên thanh công cụ tìm kiếm. Lúc đó, khi có một thông tin gì mới thì bạn có thể nhanh chóng cập nhật thông tin để mọi người nhanh chóng nắm bắt được tình hình hoạt động của doanh nghiệp, tránh việc bị những đối thủ chơi xấu, đưa các thông tin sai lệch ảnh hưởng không tốt. 

Ngoài ra, theo số liệu thì Google cho biết các doanh nghiệp thêm ảnh vào danh sách của họ nhận được thêm 42% yêu cầu chỉ đường trên Google Maps và nhiều hơn 35% số lần nhấp qua website của họ so với các doanh nghiệp không có. Vì vậy, mẹo để tối ưu Google Business là cập nhật thông tin đầy đủ, thêm cả hình ảnh và video nếu có nhé. 

Tạo uy tín hơn trong mắt khách hàng

Đối với các doanh nghiệp khi đã xác minh thông tin thành công trong Google My Business sẽ được người dùng đánh giá có độ uy tín cao hơn. Từ đó, khi họ có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ thì sẽ không còn nghi ngờ về chất lượng, dễ dàng đưa ra quyết định mua hàng hơn. Lưu ý, khi mọi người tìm thấy doanh nghiệp của bạn trên Google thì hãy đảm bảo rằng họ có thể nhìn thấy đầy đủ thông tin về doanh nghiệp nhé. 

Là một kênh tương tác hiệu quả với khách hàng

Ngoài việc bạn có thể lưu thông tin thì Google doanh nghiệp của tôi cũng được sử dụng như một kênh nhận đánh giá và nhận phản hồi từ khách hàng. Đối với những người hài lòng về sản phẩm của doanh nghiệp, họ có thể đánh giá từ 1 đến 5 sao theo mức độ hài lòng tăng dần, từ đó bạn có thể biết được đâu là những ưu điểm và thiếu sót của mình để cải thiện cho tốt hơn. 

Giúp khách hàng nắm bắt thông tin nhanh chóng, nhiều người nhận biết thương hiệu hơn

Google My Business giúp người dùng xem thông tin chi tiết khi thực hiện truy vấn tìm kiếm doanh nghiệp. Vì vậy, bạn có thể tận dụng điều này để truyền tải những thông tin cần thiết giúp khách hàng nắm bắt thông tin và mở rộng sự hiện diện của doanh nghiệp.

Công cụ này cũng có phần thống kê hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Bạn truy cập vào Google My Business -> “Thông tin chi tiết” để xem những nội dung được khách hàng quan tâm, từ đó triển khai content phù hợp nhất. 

Xem thêm: Google Shopping là gì? Cách sử dụng Google Shopping tiếp cận khách hàng!

Cách đăng ký Google Business Profile cho doanh nghiệp

Truy cập vào tài khoản Google rồi chọn “Doanh nghiệp của tôi”

Truy cập vào tài khoản Google rồi chọn Doanh nghiệp của tôi

Nếu hiện tại không có biểu tượng “Doanh nghiệp của tôi” thì bạn kéo xuống dưới cùng, chọn “Sản phẩm khác của Google” và kéo tìm “Google Doanh nghiệp của tôi” như hình dưới. 

cách tìm google my businesss bị ẩn

Nhấn vào “Bắt đầu” -> “Bắt đầu ngay” -> “Thêm doanh nghiệp của bạn vào Google” và điền các thông tin về doanh nghiệp của bạn để tạo tài khoản Google Business Profile. 

tạo tài khoản google my business

nhập tên của doanh nghiệp trên Google maps

tạo hồ sơ google doanh nghiệp của tôi

thêm vị trí google maps doanh nghiệp

thêm thông tin về doanh nghiệp

Bạn cứ điền thông tin theo hướng dẫn là được. Lưu ý khi chọn danh mục thì chỉ chọn một danh mục chính mô tả toàn bộ doanh nghiệp của bạn. Không nên thêm nhiều danh mục để liệt kê tất cả các sản phẩm và dịch vụ của bạn. 

Lưu ý điền đầy đủ thông tin như hotline, địa chỉ website để chúng có thể hiển thị trên kết quả tìm kiếm. 

Sau khi hoàn thành bạn chọn “Finish” để hoàn tất đăng ký Google Business. Bạn sẽ cần thời gian để Google có thể xác minh thông tin và hiển thị doanh nghiệp của bạn đến với người dùng. Trong trường hợp Google cần thêm thông tin để xác minh Google Maps thì bạn phải điền thông tin chính xác để họ gửi mã số xác nhận về cho bạn. Khi hoàn tất thì hồ sơ của bạn sẽ được chuyển sang trạng thái “Đã được xác minh”. Lúc này bạn đã sở hữu một Google Maps doanh nghiệp riêng của mình. 

Cách sử dụng Google Business và quản lý tài khoản hiệu quả

Cách sử dụng Google Business và quản lý tài khoản hiệu quả

Các mục có trên trang tổng quan của Google Business là gì?

Quản lý vị trí (Manage Location): Cho phép quản lý các địa điểm hiện tại mà doanh nghiệp đang sở hữu. Đây là tính năng cực kỳ cần thiết giúp quản lý nhiều địa điểm khác nhau trên cùng một tài khoản.

Tài khoản được liên kết (Linked Accounts): Tính năng này cho phép bạn liên kết các tài khoản lại với nhau, chẳng hạn như liên kết các tài khoản quảng cáo của Google để dễ dàng quảng bá cho doanh nghiệp. 

Cài đặt (Setting): Những cài đặt về ngôn ngữ (có thể chuyển về ngôn ngữ Tiếng Việt để dễ theo dõi), hiển thị đánh giá, hình ảnh và một số cài đặt khác đều có thể điều chỉnh lại theo sở thích của bạn. 

Hỗ trợ (Support): Nếu có bất kỳ thắc mắc hay gặp khó khăn trong quá trình sử dụng Google My Business, bạn có thể vào mục hỗ trợ để tìm kiếm câu trả lời hoặc trực tiếp gửi các câu hỏi về cho đội ngũ của Google để được hỗ trợ giải quyết những vấn đề này. 

Các mục quản lý tài khoản Google Business Profile

Bài đăng - Post

Đây là mục để quản lý các bài viết cũ, hoặc có thể thêm mới. Một số hình thức đăng bài mới là: 

Nội dung mới - What’s newMục nội dung mới là nơi để bạn chia sẻ, cập nhật những thông tin mới nhất về doanh nghiệp/cửa hàng của mình. Khi có bất kỳ thông tin thay đổi đều có thể đăng lên đây để khách hàng của bạn cập nhật thông tin. Một bài viết sẽ được giới hạn trong 1500 ký tự và có thể kèm hình ảnh, video để minh hoa. Ngoài ra, bạn có thể tạo thêm các nút như “mua hàng”, “tìm hiểu thêm”, “đặt trước”,... để thúc đẩy việc bán hàng.
Sự kiện - EventsNội dung sẽ được giới hạn trong vòng 1500 ký tự và có thể chèn ảnh và video. Cập nhật các sự kiện ở mục này giúp người xem nắm bắt được thông tin quan trọng. Nắm bắt được thời gian diễn ra sự kiện, nếu họ quan tâm có thể tìm hiểu và đến dự. Danh mục này cũng cho phép tạo thêm các nút để khách hàng tìm hiểu thêm giống như ở mục What’s new.
Cung cấp - OfferTương tự như mục sự kiện, bạn có thể tận dụng mục Offer để cung cấp cho khách hàng của mình những mã coupon và họ sẽ sử dụng để mua sắm các sản phẩm của doanh nghiệp bạn với những mức giá ưu đãi nhất. Đây là một trong những thích năng cực kỳ tuyệt vời, giúp cải thiện hiệu quả bán hàng trong thời gian ngắn.
Sản phẩm - ProductsDanh mục này sẽ liệt kê những sản phẩm do bạn cung cấp. Khách hàng ghé thăm mục này có thể dễ dàng biết được sản phẩm bạn đang kinh doanh là gì, tránh nhiễu thông tin gây mất thời gian của bạn và người mua.


Thông tin (Info)

Thông tin trên maps doanh nghiệp chính xác và đầy đủ sẽ tạo được sự tin tưởng trong mắt khách hàng, từ đó nâng cao trải nghiệm mua hàng và tăng tỷ lệ chốt đơn thành công. Vậy các thông tin cần thiết trên Google Business là gì? Dưới đây là một số thông tin quan trọng cần có: 

  • Tên cửa hàng: thể hiện được tên thương hiệu của bạn, có thể bao gồm sản phẩm cung cấp. 

  • Ngành nghề: lựa chọn ít nhất 3 ngành nghề gần nhất với lĩnh vực kinh doanh của bạn. Việc này giúp cho Google biết được chính xác bạn đang bán mặt hàng nào để có thể phân phối kết quả tìm kiếm phù hợp. 

  • Địa điểm cung cấp: khu vực hoạt động kinh doanh. 

  • Thời gian hoạt động: thời gian hoạt động, ví dụ từ thứ 2 đến thứ 6, từ 8:00 đến 17:30. 

  • Thời gian đặc biệt: là những khoảng thời gian mà doanh nghiệp của bạn nghỉ lễ hoặc một số dịp đặc biệt nào đó. Các mục này có thể cập nhật khi đến gần ngày diễn ra sự kiện đó. 

  • Số điện thoại và địa chỉ website: hai thông tin này chính là mối dây liên hệ giữa bạn và khách hàng. Khi người xem cảm thấy hứng thú và sản phẩm/dịch vụ của bạn, họ sẽ sử dụng thông tin trên để tham khảo thêm, liên hệ mua hàng. Vì vậy đừng bao giờ quên lưu thông tin này trên maps doanh nghiệp nhé.

Ngoài những thông tin cơ bản thì mọi người nên bổ sung thêm các hình ảnh về cửa hàng của mình để tài khoản Google Business trông đáng tin cậy nhất nhé. 

Thông tin chi tiết (Insight)

Tại mục này, Google Business sẽ thống kê những số liệu về khách hàng. Khi nhìn vào những con số này, bạn sẽ hiểu rõ hơn về những đối tượng tiếp cận maps doanh nghiệp, từ đó có chiến lược để phát triển tốt hơn. Những dữ liệu bạn có thể thu thập được là: 

  • Số liệu về lượt khách hàng tìm kiếm theo thời gian sẽ giúp bạn hiểu hơn về hành vi tìm kiếm của người dùng.

  • Cách người dùng tìm đến trang của bạn. Họ tìm trực tiếp bằng tên, địa chỉ hay thông qua những doanh nghiệp khác liên quan.

  • So sánh giữa việc người xem tìm kiếm bạn trên danh sách tìm kiếm hay là bản đồ. 

  • Hành động của khách hàng khi nhìn thấy doanh nghiệp của bạn là gì? Truy cập website, chỉ đường hay gọi điện? 

Bài đánh giá (Review)

Nơi tập hợp những bài đánh giá từ khách hàng, những người đã đến cửa hàng của bạn. Dựa trên những đánh giá này, các chủ cửa hàng sẽ biết được mọi người nghĩ gì về shop của mình, từ đó tiếp tục phát huy những điểm mạnh và tìm cách giải quyết những vấn đề chưa tốt. Các đánh giá này sẽ ảnh hưởng đến thứ hạng tìm kiếm trên Google Maps. Cho nên, nếu muốn đạt thứ hạng cao thì bạn cần chăm sóc khách hàng thật tốt để nhận được những review 5 sao. 

Trong trường hợp bạn nghi ngờ bị đối thủ chơi xấu và muốn báo cáo đánh giá đó thì chọn vào mục “Gắn cờ là không thích hợp” (flag as inappropriate).

Tin nhắn

Cho phép khách hàng nhắn tin miễn phí cho doanh nghiệp của bạn trên Google, và trả lời khách hàng từ đây hoặc thông qua ứng dụng Google Maps trên thiết bị di động của bạn. Cách này sẽ giúp 2 bên dễ dàng liên lạc với nhau hơn, từ đó quá trình mua bán cũng dễ dàng xảy ra. 

Photos

Nơi lưu trữ tất cả những bức ảnh về doanh nghiệp. Bạn có thể dùng để lưu trữ hình ảnh sản phẩm, ảnh ngoại thất, nội thất cửa hàng, logo,... Đừng quên đăng tải ảnh hồ sơ và ảnh bìa hiển thị vì đây là những trong những yếu tố giúp khách hàng phân biệt được cửa hàng của bạn so với đối thủ. Hạn chế việc nhầm lẫn khi muốn mua hàng của bạn mà lại sang shop đối thủ để giao dịch. 

Website

Tính năng này giúp bạn nhanh chóng tạo một website để bán hàng. Khi bạn đã điền đầy đủ thông tin về doanh nghiệp của mình trên Google Business Profile thì chúng sẽ được tự động cập nhật vào website này của bạn. Việc này sẽ giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian khi tạo trang web. Bạn hoàn toàn có thể bổ sung thêm những thông tin mình muốn để trang web nhìn đẹp mặt hơn, thu hút sự chú ý của người dùng. 

User

Tại đây, các chủ cửa hàng có thể thêm người quản lý tài khoản Google Maps doanh nghiệp của mình. Các vai trò có thể thêm là:

  • Chủ sở hữu

  • Người quản lý

  • Người quản lý địa điểm

Quyền hạn của từng vai trò:

Quyền hạnChủ sở hữuNgười quản lýNgười quản lý địa điểm
Thêm và xóa người dùngx

Xóa hồ sơ doanh nghiệpx

Chỉnh sửa tất cả URLxx
Chấp nhận tất cả nội dung cập nhật của Googlexx
Chọn sử dụng hoặc không sử dụng tính năng Đặt trướcxx
Cập nhật một số tùy chọn cài đặt vị trí:
- Chỉnh sửa tên, danh mục hoặc trang web cho vị trí
- Đóng cửa vị trí
- Tạo nhóm vị trí
xx
Quản lý Hồ sơ doanh nghiệp ngay trên Google Tìm kiếm và Mapsxx
Quản lý hoạt động liên kết tài khoản Google Adsxx
Sử dụng tính năng Nhắn tinxx
Thêm nhãn tùy chỉnh để dễ dàng tìm kiếm các nhóm vị trí cụ thểxx
Chỉnh sửa thuộc tínhxxx
Chỉnh sửa đường liên kết đến cách thức giao thức ănxxx
Chỉnh sửa một số thông tin chính của doanh nghiệp, như giờ mở cửa và địa chỉxxx
Chỉnh sửa số điện thoạixx
Chỉnh sửa các dịch vụxx
Tạo, quản lý và xuất bản bài đăngxxx
Thêm, xóa và chỉnh sửa ảnh bìa và ảnh bổ sungxxx
Thêm, xóa và chỉnh sửa các biểu trưngxx
Thêm, xóa và chỉnh sửa sản phẩmxxx
Trả lời bài đánh giáxxx
Tải thông tin chi tiết xuốngxxx
Trả lời thắc mắc trong mục Hỏi đáp
x
x


Tạo quảng cáo

Đây là một phương án giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng cực kỳ hiệu quả. Khi thiết lập chiến dịch quảng cáo, bạn có thể:

  • Tăng số lượng cuộc gọi điện thoại gọi tới doanh nghiệp. 

  • Tăng lượt bán hàng hoặc lượt đăng ký qua trang web

  • Tăng số lượng khách hàng ghé qua vị trí thực của bạn

Tuy nhiên, đây là một hình thức trả phí, vì vậy bạn nên cân nhắc, tìm hiểu thật kỹ trước khi triển khai nhé. 

Thêm doanh nghiệp mới

Khi hoàn tất việc tạo tài khoản Google Business, bạn có thể quản lý nhiều maps doanh nghiệp khác nhau. Vì vậy, khi mở rộng địa điểm kinh doanh thì có thể sử dụng tính năng “Thêm doanh nghiệp mới” dễ dàng tiếp cận khách hàng ở khu vực mới hơn. 

Hỗ trợ

Khi gặp bất cứ vấn đề nào trong cách sử dụng Google Business Profile hay đăng ký tài khoản, bạn có thể sử dụng tính năng này để nhận được những hỗ trợ hữu ích nhất. 

Cách đăng bài trên Google Business hiệu quả

Cách đăng bài trên Google Business hiệu quả

Khi đã tạo địa điểm doanh nghiệp trên Google Maps thành công, bạn có thể xuất bản trực tiếp các dạng bài viết thông qua danh mục bài đăng trên Google doanh nghiệp của tôi. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một điều là với cách này thì bạn tiếp cận đa số những người ở trong khu vực kinh doanh. Vì vậy, TPos khuyên rằng nếu bài viết không giới hạn tại một vị trí cụ thể thì nên đăng bài lên website để tiếp cận nhiều người hơn nhé. 

Mẹo để có bài đăng ấn tượng

  • Đảm bảo chất lượng bài đăng, tránh lỗi chính tả, tránh sử dụng từ ngữ địa phương và các nội dung spam không hữu ích với người dùng. 

  • Nội dung tôn trọng người đọc, tránh phản cảm, không được sử dụng không từ gây kích động, xúc phạm đến người khác.

  • Tránh việc chứa số điện thoại trong mô tả vì có thể bị xóa. 

  • Chỉ liên kết bài viết của bạn với những trang web uy tín, không chứa phần mềm độc hại.

Ngoài ra, để bài viết thu hút được nhiều sự quan tâm của người xem, bạn cần trang bị kỹ năng viết cho bản thân và rèn luyện viết mỗi ngày nhé. 

>> Chia sẻ cách viết content thu hút hàng ngàn khách hàng!

Kiểm tra trạng thái bài đăng

Sau khi đăng tải bài viết thì Google sẽ cần thời gian để xét duyệt, nếu không vi phạm các chính sách về nội dung thì sẽ được duyệt và hiển thị trên công cụ tìm kiếm. 

  • Trạng thái hiển thị: Bài đăng đã được duyệt và có thể hiển thị nếu người dùng tìm kiếm.

  • Đang chờ xem xét: Bài đăng đang được tải lên hoặc đang được xử lý, hoặc người bán hiện chưa được xác minh, cần thời gian để Google xét duyệt. 

  • Không được chấp thuận: Bài đăng không hiển thị trên Google Tìm kiếm hoặc Maps vì vi phạm chính sách, cần sửa nội dung và đăng tải lại. 

Với chủ đề “Google Business là gì? Cách tạo và sử dụng Google Maps doanh nghiệp, TPos hy vọng đã giải đáp hết thắc mắc của bạn đọc về Google doanh nghiệp của tôi (Google Business Profile). Từ đó, mọi người có thể tự tạo địa điểm doanh nghiệp trên Google Maps và đăng bài để tối ưu hiệu quả bán hàng. Chúc bạn thành công!

Chuyên mục: Blog , Chia sẻ
Đánh giá bài viết:

Bài viết liên quan

Tận hưởng trải nghiệm bán hàng không cần lo lắng

Miễn phí tạo tên miền cho khách hàng mới với tất cả các gói

Hỗ trợ tận nơi 24/7

Hoàn tiền 100% nếu khách hàng không hài lòng

Dùng thử