Chia sẻ

Kinh nghiệm mở shop hoa tươi và cách xử lý mọi vấn đề trong kinh doanh

Bạn đã quyết định kinh doanh hoa nhưng lại chưa có kinh nghiệm mở shop hoa tươi? Bất kể có bao nhiêu người nói với bạn về khả năng thành công, điều tốt nhất là bạn nên lập kế hoạch kinh doanh hoa tươi với hướng dẫn từng bước của TPOS.

Kinh nghiệm mở shop hoa tươi và lập kế hoạch kinh doanh

Kinh nghiệm mở shop hoa tươi và cách xử lý mọi vấn đề trong kinh doanh

Lập kế hoạch mở shop hoa tươi trong 1 giờ

Xác định chân dung khách hàng

Việc xác định chân dung khác hàng được lập đi lập lại trên rất nhiều trang web chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh. Tuy nhiên, những thông tin mang lại vô cùng mơ hồ. Đó chính là lý do khiến việc lập kế hoạch kinh doanh hoa tươi của nhiều người luôn có lỗ hỏng ngay từ bước đi đầu tiên. Vậy làm thế nào để xác định chân dung khách hàng cho cửa hàng hoa tươi? Bạn cần trả lời và xác định được các giá trị sau của khách hàng:

Kinh nghiệm kinh doanh tiếp cận khách hàng - mở shop hoa tươi

Mở rộng nhóm đối tượng khách hàng giúp tăng khả năng tiếp cận sản phẩm hơn

1. Độ tuổi khách hàng mục tiêu

Việc xác định nhóm tuổi khách hàng giúp bạn hình dung được thu nhập, sở thích, thói quen của khách hàng.

2. Vấn đề khó khăn/vấn đề cần được giải quyết của họ là gì?

Ví dụ: Có thể là khó tìm được điểm mua hoa chất lượng; không biết cách chọn hoa; không biết ý nghĩa hoa; cần mua hoa tặng cho các dịp lễ quan trọng thông dụng và kém thông dụng,…

3. Họ có thú vui, yêu thích hoạt động gì?

Ví dụ: Thích hoa cây cảnh; yêu thích các hoạt động ngoài trời; thích du lịch; tuýp người nội trợ; chăm lo gia đình, người yêu,…

4. Họ lấy thông tin, tiếp nhận thông tin như thế nào?

Ví dụ: Thường tham khảo thông tin trên website, instagram, Youtube,…

5. Điều gì đáp ứng được nhu cầu của họ?

Ví dụ: Thích mua được hoa tươi, bảo quản lâu nhất có thể; Được trải nghiệm sản phẩm; Được tư vấn tận tình, Được giao hàng cho người quen,...

(Thông tin được tham khảo từ sách: MARKETING PLAN - BẢN PHÁC THẢO KẾ HOẠCH MARKETING – MZBook)

Phân tích hiện trạng

Trong kinh nghiệm mở shop hoa tươi, việc phân tích hiện trạng vô cùng quan trọng. Nó giúp bạn xác định được vị trí, thế mạnh công ty, cơ hội phát triển là gì. Theo đó, bạn cần phân tích:

1. SWOT

Đây là 1 thuật ngữ trong marketing bao gồm:

- S: Điểm mạnh

- W: Điểm yếu

- O: Cơ hội

- T: Thách thức

Ở đây mình sẽ ví dụ cho bạn 1 điểm SWOT dể hình dung như sau:

S: Cung cấp hoa tươi không chất bảo quản; Có am hiểu về các loại hoa; Có khả năng giao hàng nhanh trong khu vực nội thành

W: Hàng hóa chưa đa dạng, chưa nắm rõ xu hướng thị trường

O: Nhận thức về nhu cầu mua hoa tươi vào các dịp lễ quan trọng, kém quan trọng tăng

T: Hàng kém chất lượng giá rẻ nhiều; Khách hàng vẫn chưa phân biệt được shop hoa nào chất lượng; Khách hàng có thói quen mua hoa nhanh, chỉ sử dụng được trong ngày

Tương tự như vậy, khi kinh doanh hoa tươi bạn cũng cần phân tích đối thủ cạnh tranh của bạn để có thể hoàn thành việc lập kế hoạch kinh doanh hoa tươi. Có thể chọn lựa điểm yếu của họ sẽ là điểm mạnh của mình. Hoặc bước đầu tiên là cần cải thiện từng khía cạnh để có thể cạnh tranh với đối thủ.

Phân tích SWOT trong kinh doanh shop hoa tươi

Phân tích SWOT trong kinh doanh shop hoa giúp bạn có định hướng phát triển rõ ràng hơn

2. Mô hình doanh nghiệp sẽ thành lập

Có nhiều loại hình doanh nghiệp để tiến hành kinh doanh dịch vụ bán hoa tươi như công ty TNHH, DNTN …Nhưng nếu chưa có nhiều vốn thì bạn có thể chọn mô hình Hộ Kinh Doanh Cá Thể với hình thức cửa hàng chuyên bán hoa tươi.

Đây là mô hình kinh doanh hoa tươi lý tưởng dành cho những người muốn có ít vốn để khởi nghiệp, bởi:

- Thủ tục đăng ký, thành lập đơn giản dễ dàng.

- Tổ chức, quản lý đơn giản. Phù hợp với những ai chưa có nhiều kinh nghiệm về quản lý.

- Vốn đầu tư bỏ ra không lớn, thu hồi vốn nhanh.

- Được nhiều ưu đãi của nhà nước: Về điều kiện kinh doanh, về các loại thuế.

- Dễ dàng chuyển đổi sang hình thức doanh nghiệp khác cho phương án kinh doanh trong tương lai.

3. Ai sẽ là người mua hoa của bạn?

Thông thường, những người kinh doanh shop hoa tươi chỉ tập trung bán lẻ cho khách và chờ vào các dịp lễ để tăng doanh thu. Tuy nhiên theo chúng tôi, thị trường hoa tươi hiện nay rất tiềm năng và bạn hoàn toàn có thể tập trung vào 2 bộ phận chính: hoa bán lẻ cho người tiêu dùng và hoa cung cấp cho các văn phòng, công ty.

a. Thị trường hoa cung cấp cho các văn phòng, công ty

- Sản phẩm là hàng hóa thông thường

- Chưa có nhà cung cấp nào thực sự lớn và cung cấp sản phẩm rộng rãi

- Thị trường chưa được khai thác nhiều

- Cầu về hoa thường xuyên với lượng cầu biết trước

b. Thị trường hoa cung cấp lẻ cho người tiêu dùng

- Sản phẩm là hàng hoá thông thường

- Số lượng khách hàng lớn

- Cầu lớn và là nhu cầu thường xuyên, nhạy cảm theo giá

- Dễ dàng gia nhập thị trường

- Người mua sẵn sàng chi trả tiền cao hơn để cho những bó hoa, lẵng hoa giữ được độ tươi trong thời gian dài hơn, đẹp hơn, độc đáo hơn.

- Có nhiều đối thủ cạnh tranh

- Thị trường có sự thay đổi đặc biệt trong thời gian ngắn: giá cả không phải là yếu tố quá quan trọng, đặc biệt là vào các dịp đặc biệt, ngày kỷ niệm như ngày cưới, sinh nhật… tại các thời điểm này cầu ít co giãn theo giá.

Kế hoạch hành động – kinh nghiệm mở shop hoa tươi

Mở shop hoa tươi cần những gì? Sau khi đã lập kế hoạch kinh doanh hoa tươi rõ ràng cho mình, việc tiếp theo là bạn cần bắt tay vào các công việc thực tiễn, chứ không còn là những phác thảo trên giấy như bên trên kia được nữa:

1. Tìm nguồn hàng

a. Nguồn hoa tươi

Tùy khu vực mà bạn sẽ tìm và chọn lựa cho mình nguồn cung cấp hoa tươi số lượng lớn, giá rẻ. Ở đây, theo nhiều tài liệu tham khảo thì mình gợi ý một số điểm cung cấp hoa tươi giá sỉ tại khu vực miền Bắc như sau:

- Chợ Quảng Bá, chợ hoa Mai Dịch

- Các nguồn cung cấp hoa tươi tại các huyện vùng ven: Xã Tây Tựu, Minh Khai, Từ Liêm cách Hà Nội 15KM, đi thẳng đường 32 xuống; Mê linh - Vĩnh Phúc... 

Lời khuyên từ kinh nghiệm mở cửa hàng hoa tươi:

- Các loại hoa thông thường : mua trên chợ Quảng Bá

- Các loại hoa Đà Lạt: nhập từ chi nhánh Đà Lạt Hasfarm

- Hoa hồng Sapa, một số loại hoa phụ lấy ở chợ hoa Mê Linh

Nguồn hoa tươi và phụ kiện cần thiết khi mở shop

Nguồn cung ứng hoa tươi và phụ kiện cần phải được đảm bảo về chất lượng.

b. Nguồn cung ứng phụ kiện

Đặc điểm của các sản phẩm hoa tươi là luôn đi kèm với phụ kiện như

- Giấy gói, ruy băng, hạt nhựa

- Giỏ, lẵng mây

- Xốp, que tre, lạt

- Băng dính, túi nilon


2. Bày bán sản phẩm

Kinh nghiệm mở shop hoa tươi cho thấy cách trang trí shop hoa tươi rất quan trọng, giúp thu hút khách hàng và tạo thiện cảm cho khách hàng ngay từ lần đầu tiên đến với cửa hàng, đây cũng là điểm nhấn để khách hàng lựa chọn mua sản phẩm của cửa hàng. Dưới đây là gợi ý về việc bày bán sản phẩm cho shop mà bạn có thể tham khảo:

- Các lẵng hoa sẽ được bày phía trước, bên ngoài cửa hàng để khách hàng dễ quan sát

- Các bó hoa sẽ được cắm vào các lọ hoa để trên giá, gồm 3 tầng, mỗi tầng 5 lọ hoa: chọn

• Tầng thứ nhất: cao 1.2m

• Tầng thứ hai: cao 0.8 m

• Tầng cuối cùng: lọ hoa được xếp dưới đất, mỗi lọ cao 0,4m

- Các mẫu hoa cưới sẽ được in trong catalog và album để khách hàng lựa

3. Cách thức bán hàng

Hai hình thức bán hàng phổ biến nhất hiện nay là: trực tiếp bán tại cửa hàng và mở shop hoa tươi online. Tuy nhiên, theo mình thì bạn nên kết hợp cả 2 hình thức trên để mở rộng thị trường và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng – khi mà xu hướng mua online đang phát triển cực thịnh.

4. Kế hoạch tiếp thị giúp tạo doanh thu khủng ngay từ lần đầu kinh doanh

a. Marketing và quảng cáo

Ngoài việc lập kế hoạch kinh doanh hoa tươi thì Marketing và Quảng cáo là một khâu quan trọng quyết định thành công của cửa hàng khi mới mở cửa. Dựa trên thế mạnh của cửa hàng của bạn như kiểu cách bó hoa, chất lượng hoa, đa dạng về dịch vụ cùng với đội ngũ nhân viên năng động, am hiểu về hoa nên bạn có thể sử dụng những phương pháp marketing như sau:

- Bước đầu để khách hàng biết đến cửa hàng, bạn nên tiến hành các hoạt động quảng cáo, truyền tin: phát tờ rơi tại các khu vực quanh cửa hàng chú ý tại các nhà hàng, trường học, cửa hàng… phát tại các trường đại học vào dịp đặc biệt như 20-11…

- Thứ hai, quảng cáo trên các trang web, cộng đồng mạng hay trên các trang rao vặt…

- Thứ ba, liên kết với các công ty tổ chức tiệc cưới, cho thuê váy cưới

- Thứ tư, ngày khai trương cửa hàng nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng, cửa hàng sẽ trưng bày những kiểu bó hoa độc đáo nhất.

b. Dịch vụ kèm theo

Bạn nên nghĩ đến các dịch vụ kèm theo để làm tăng giá trị cho cửa hàng của bạn. Một số dịch vụ kèm theo hấp dẫn như:

- Nhận gói quà, chuyển quà kèm hoa, tặng thiếp kèm theo bó hoa, chuyển hoa kèm lời chúc

- Hướng dẫn khách hàng cách chọn hoa đẹp, giữ hoa tươi lâu hơn, cách trang trí, kết hợp các loại hoa phù hợp

- Tặng hoa chúc mừng sinh nhật cho các khách hàng lớn và thường xuyên

- Đối với các lẵng hoa chúc mừng, cửa hàng nhận in chữ trên băng roll cho khách hàng

- Cửa hàng còn cung cấp các loại thiếp đặc biệt được làm từ cánh hoa khô, khách hàng cũng có thể tự tay mình thiết kế loại thiếp họ ưa thích dưới sự hỗ trợ của nhân viên cửa hàng.

Xác định đúng vị trí kinh doanh hoa tươi

Kinh doanh hoa tươi thích hợp ở một khu vực đô thị dày đặc các hoạt động. Các thành phố lớn là trung tâm của các hoạt động như đám cưới, đám giỗ, tốt nghiệp, v.v. Tại sao không ở một thị trấn nhỏ? Các thị trấn nhỏ cũng có thể có các hoạt động tương tự như các thành phố lớn. Tuy nhiên, người dân ở các thành phố nhỏ vẫn sử dụng rất ít bó hoa để nói lời chúc mừng hay chia buồn. Nói cách khác, ở các thành phố nhỏ, nhu cầu về bó hoa vẫn còn thấp. Ngoài ra, mô hình hoạt động ở các thành phố nhỏ không dày đặc như ở các thành phố lớn.

Nếu bạn đang có ý định thành lập cửa hàng hoa tươi thì đúng địa điểm là địa bàn chiến lược mà nhiều người đi qua, để cửa hàng hoa được nhiều người biết đến. Một số địa điểm thích hợp như gần đường cao tốc, trung tâm mua sắm, nơi thờ cúng, lò thiêu, nghĩa trang, khuôn viên. Vì vậy, hãy chọn một thành phố lớn để kinh doanh hoa tươi của bạn.

Rủi ro khi mở shop hoa và các phương án dự phòng

1. Rủi ro hoa không bán hết trong ngày

Theo kinh nghiệm mở shop hoa tươi của nhiều người, đối với số hoa không bán hết mà có khả năng tươi lâu sẽ được bảo quản để bán vào ngày hôm sau, số hoa còn lại sẽ được phơi để làm hoa khô.

Những rủi ro và khó khăn khi khởi nghiệp kinh doanh hoa tươi

Khi khởi nghiệp kinh doanh shop hoa bạn sẽ gặp phải nhiều khó khăn và rủi ro khác nhau.

2. Rủi ro về thời tiết

Trong trường hợp này, một mặt với những bông hoa bị héo bị héo một vài cánh bên ngoài bạn sẽ bỏ những cánh đó đi mà không làm ảnh hưởng đến hình dạng của hoa. Mặt khác, bạn cố gắng giữ cho hoa tươi bằng cách tưới nước thường xuyên, tránh để hoa tiếp xúc với ánh nắng.

3. Rủi ro về cạnh tranh

Vì mới gia nhập thị trường nên cửa hàng hoa tươi của bạn sẽ phải cạnh tranh với các đối thủ xuất hiện trước trong việc thu hút khách hàng.

Để không phải bận tâm về đề này quá nhiều, bạn nên xây dựng một chiến lược quảng cáo, tiếp thị phù hợp, hiệu quả. Cần có các giải pháp tạo ra sự khác biệt, đa dạng hóa cho sản phẩm cả về hình thức cũng như dịch vụ đi kèm.

Đồng thời, bạn nên chủ động mở rộng mô hình kinh doanh hoa tươi. Thay vì chỉ bán tại cửa hàng và trên website chính thức của bạn, bạn cũng có thể tham gia bán tại các sàn thương mại điện tử. Khi tham gia bán hàng đa kênh, việc bạn cần làm là hiểu rõ bản chất của nó và có những bước đi phù hợp. Về phần này, mình đã dành riêng toàn bộ nội dung cho bài viết sau: 6 bí mật kinh doanh thành công với bán hàng đa kênh

4. Rủi ro khi mở shop hoa: biến động mạnh về giá cả thị trường.

Nếu là biến động giá trong ngắn hạn, chúng tôi khuyên bạn nên giữ mức giá sao cho không quá biến động so với mức giá ban đầu.

Nếu biến động trong thời gian dài, thời gian đầu bạn nên giữ giá bán, chấp nhận giảm lợi nhuận để giữ khách hàng, sau đó mới nâng dần mức giá phù hợp với giá thị trường.

Đánh giá chung

Theo kinh nghiệm mở shop hoa tươi của mình, hoa là mặt hàng có thời hạn sử dụng rất ngắn. Vì vậy việc quản lý thông tin hàng hóa, bảo quản sản phẩm, tránh hư hỏng là yếu tố vô cùng quan trọng.

Nhưng may mắn, vì vấn đề này đã có thể giải quyết dễ dàng bằng Phần mềm quản lý cửa hàng hoa quà tặng của TPOS. Phần mềm giúp bạn lưu trữ thông tin hàng hóa chi tiết, nắm bắt thời gian sử dụng từng loại hoa để điều chỉnh cho những lần nhập hàng kế tiếp.

Đồng thời, phần mềm TPOS còn cho phép bạn theo dõi chi tiết các đơn đặt hàng, nắm bắt thời gian và vố lượng các đơn hàng đã hoàn thiện.

Hầu hết các cửa hàng hoa đều có khách quen là các khách hàng lớn và thường xuyên có nhu cầu đặt hoa như công ty, văn phòng,… Một số khách hàng sẽ thanh toán các đơn đặt hàng theo tháng hoặc theo quý. Điều này đòi hỏi bạn phải nắm được cụ thể thông tin từng khách hàng, lịch sử giao dịch và công nợ của từng khách hàng để theo dõi chi tiết để phục vụ công tác chăm sóc khách hàng. Và tất cả những điều này, bạn hoàn toàn có thể được giải quyết bằng phần mềm quản lý cửa hàng hoa tươi, quà tặng. Hiện phần mềm đang được miễn phí dùng thử trong 7 ngày, bạn có thể đăng ký tại đây: Phần mềm quản lý cửa hàng hoa và quà tặng

Theo đó, khách hàng có nhu cầu có thể đăng ký ngay bên dưới để được dùng thử MIỄN PHÍ trong 7 ngày. Đội ngũ tư vấn trách nhiệm, nhiệt tình, am hiểu chuyên sâu về ứng dụng quản lý bán hàng TPOS luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ thông tin chi tiết tại số hotline 1900 2852 hoặc 0908075455. Hoặc bạn có thể để lại số điện thoại bên dưới bài viết này để nhận hỗ trợ miễn phí từ TPOS nhé!

Tuy không phải là sản phẩm ra đời trước nhất, nhưng TPOS sẽ cố gắng trở thành phần mềm quản lý bán hàng kinh doanh hoa tươi tốt nhất.


TPos - Phần mềm quản lý bán hàng theo xu hướng mới
90% các chủ shop tin dùng
Chuyên mục: Blog , Chia sẻ
Đánh giá bài viết:

Bài viết liên quan

Tận hưởng trải nghiệm bán hàng không cần lo lắng

Miễn phí tạo tên miền cho khách hàng mới với tất cả các gói

Hỗ trợ tận nơi 24/7

Hoàn tiền 100% nếu khách hàng không hài lòng

Dùng thử