Nội dung
Bán hàng đa kênh omni channel như 1 cuộc chơi trong thời đại kinh doanh đa kênh đang lên ngôi. Cuộc chơi hái ra tiền này đòi hỏi bạn phải làm sao để thúc đẩy khách hàng mua sắm nhiều hơn, trải nghiệm tốt hơn và nhớ đến bạn nhiều hơn. Để giải quyết được những vấn đề trên, một phần mềm quản lý bán hàng đa kênh và những chia sẻ thực tế dưới đây sẽ là cẩm nang khởi nghiệp hữu ích dành cho bất kì ai đang muốn dấn thân vào bán hàng đa kênh.
Bán hàng đa kênh là gì? Hiểu đúng về cách bán hàng đa kênh
Bán hàng đa kênh – Omnichannel không đơn thuần là việc bán hàng ở nhiều nơi khác nhau. Với mô hình Omni-channel, sản phẩm kinh doanh được đồng bộ trên các kênh bán hàng và hoạt động Trơn Tru trên 1 hệ thống quản lý.
Khác với bán hàng đơn kênh, khi khách của bạn đang trong quá trình mua hàng, nhưng vì việc gì đó mà họ tạm dừng việc mua sắm, và 5 phút sau khi quay lại…họ phải bắt đầu lại từ đầu quá trình tìm – lựa và quyết định mua hàng của mình.
Trong khi đó với bán hàng online đa kênh, dù có việc gì diễn ra làm gián đoạn việc mua hàng của họ thì sau khi quay lại, họ vẫn tiếp tục được quá trình này. Chẳng hạn như khi bạn đang xem sản phẩm A tại website bất kì, khi quay lại bạn vẫn sẽ tiếp tục nhìn thấy sản phẩm A tại website hay thậm chí là Facebook của bạn.
Đó cũng chính là xu hướng mà ngày nay khách hàng mong muốn: Tiện Lợi và Nhất Quán.
Theo nhiều khảo sát được công bố trên Internet, kết quả kinh doanh năm 2017 gần như tất cả các cửa hàng đều bán hàng trên 2 kênh trở lên. Trong đó 5 kênh bán hàng được đánh giá hiệu quả tốt nhất lần lượt là: bán hàng tại cửa hàng, Facebook, website, Zalo/Instagram và phát triển mạng lưới đại lý/cộng tác viên. Để tiếp cận và quản lý tốt toàn bộ 5 kênh bán hàng trên thì phần mềm quản lý bán hàng đa kênh là phần mềm cần thiết cho mọi nhà kinh doanh đa kênh.
Có nên bán hàng đa kênh không?
Bất kể hình thức kinh doanh nào cũng có ưu và nhược điểm của nó. Và với cách bán hàng đa kênh cũng vậy:
Ưu điểm:
Không bị phụ thuộc vào bất kì nền tảng nào
Mình vẫn thường nhận được những câu hỏi từ những người bán hàng trên Facebook là: tháng này Facebook bóp reach, Facebook tự nhiên bị giảm tương tác là sao? Hay những người bán hàng trên Shopee cũng thường nhận “sao quả tạ” từ chính sách bán hàng tại sàn này. Nhưng với những người bán hàng đa kênh, nếu nhận thấy 1 kênh bất ổn thì họ vẫn có nguồn thu nhập từ những kênh còn lại.
Nếu bạn đang gặp những khó khăn trong việc kinh doanh trên Facebook và Shopee thì đừng bỏ qua những bài viết này nhé:
- Cách bán hàng trên Shopee và bí quyết để trở thành shop yêu thích trên Shopee
Khách hàng có thể gặp bạn ở bất cứ đâu
Khi có nhiều thời gian online, khách hàng rất thích “lượn lờ” khắp nơi từ website, facebook, youtube,… để tìm sản phẩm mà họ muốn. Nếu bạn bán hàng ở tất cả những kênh trên, khả năng cao khách hàng sẽ nhìn thấy bạn ở bất kì đâu. Từ đó giúp gia tăng khả năng quyết định mua hàng của khách, dĩ nhiên, sản phẩm của bạn còn phải tốt nữa.
Nhược điểm:
Việc quản lý bán hàng đa kênh tập trung 1 cách mượt mà trên các kênh khác nhau như website, sàn, mạng xã hội,… tương đối khó khăn. Giữa các hệ thống tích hợp đâu đó vẫn còn những bánh răng chưa thực sự ăn khớp với nhau vì bản chất các hệ thống khác nhau nên rất khó để tích hợp trơn tru. Nhưng không sao, khuyết điểm nào rồi cũng sẽ có cách giải quyết. Và phần này mình sẽ dành tặng bạn ở cuối bài viết. Giờ là lúc chúng ta đến với những chiến lược kinh doanh trọng yếu trong cách bán hàng đa kênh nhé.
Chiến lược kinh doanh trọng yếu trong bán hàng đa kênh
1. Xác định chân dung khách hàng
Xác định chân dung khách hàng là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong việc kinh doanh. Bạn cần biết khách hàng của mình là ai, họ thích gì, họ ở đâu,… từ đó bạn sẽ có những chiến lược tiếp thị đến khách hàng cụ thể hơn. Ví dụ, nếu khách hàng của bạn là người có thu nhập cao, thích dùng đồ chất lượng (mua hàng chỉ quan tâm chất lượng, ít nhìn đến giá) thì những hình ảnh sản phẩm xuề xòa sẽ không thể nào tiếp cận họ. Hoặc thậm chí, sản phẩm bán ở Facebook cũng không nhận được sự quan tâm quá nhiều của đối tượng này.
2. Trải nghiệm các kênh bán hàng
Cách tốt nhất để bán hàng đa kênh hiệu quả là cần có thời gian trải nghiệm thử trên các kênh. Sau đó chọn lọc các kênh phù hợp nhất, mang lại hiệu quả tốt nhất và tìm cách tối ưu trải nghiệm của khách hàng trên các kênh đó.
Bạn có thể rút ngắn quá trình này bằng cách tham khảo bài viết sau: Nên bán hàng trên sàn thương mại điện tử nào?
3. Nắm bắt xu hướng thị trường tốt hơn
Chiến lược về giá không còn là con át chủ bài trong thời kì kinh doanh hiện nay. Khi mà khách hàng của bạn có thể dễ dàng so sánh giá và chất lượng ở bất kì đâu, thậm chí là cả nước ngoài. Miễn tất cả chúng đều được mua bán online. Do đó, hãy thật sự quan tâm đến xu hướng mua hàng của những vị khách thời 4.0. Đó có thể là giá, là chất lượng, là dịch vụ,… Hãy nghĩ về vấn đề này và cố gắng tạo ra giá trị của riêng mình phù hợp với xu hướng mới.
Ngoài vấn đề về giá, xu hướng của khách hàng còn được thể hiện ở việc họ mua sắm ở đâu. Tùy từng mặt hàng mà khách hàng sẽ có những thói quen mua sắm khác nhau. Từ đó, tập trung bán hàng và thực hiện marketing trên các kênh tiềm năng.
4. Đồng bộ thương hiệu
Một vấn đề mà mình thường thấy ở những người bán hàng online đa kênh là…quên bẵng đi việc đồng bộ hóa và liên kết nội tại thương hiệu.
Đồng bộ thương hiệu ở đây là: hình ảnh, văn phong, dịch vụ,… phải thống nhất trên tất cả các kênh và cả cửa hàng offline (nếu có)
Liên kết nội tại thương hiệu là việc làm cho tất cả các kênh bán hàng đều có thông tin của nhau và liên kết với nhau.
5. Remarketing
Remarketing là công cụ hỗ trợ bán hàng cực kì mạnh mẽ trong thời đại kinh doanh 4.0. Tuy nhiên, vẫn chưa nhiều người biết hoặc tận dụng tối đa hiệu quả của nó.
Nói 1 cách dễ hiểu, Remarketing (hay còn gọi là Tiếp thị lại) là 1 hình thức marketing nhằm gợi ý, nhắc nhở khách hàng về thao tác đột ngột hủy bỏ hoặc quên chưa thanh toán sản phẩm trong giỏ hàng mà họ đã tiến hành trước đó (Remind). Remarketing cũng được dùng để thực hiện các chiến lược gia tăng bán hàng (up-sell) hoặc bán chéo sản phẩm (cross-sell) nhằm thúc đẩy tăng doanh thu bán hàng từ nhiều sản phẩm khác nhau. Ngoài ra, Remarketing còn được dùng để tiếp thị, chăm sóc khách hàng ở từng thời điểm, giai đoạn khác nhau khi khách hàng sử dụng sản phẩm hoặc được cá nhân hóa để phù hợp với hành vi từng khách hàng khi họ truy cập trên website/ Landing page.
Ví dụ khi bạn có nhu cầu mua 1 vài cây cảnh trang trí bàn làm việc. Bạn tìm được 1 website chuyên bán cây cảnh, bạn hài lòng và sẵn sàng cho sản phẩm vào giỏ thanh toán. Nhưng vì lý do gì đó mà rời khỏi trang khi chưa hoàn tất việc mua đồ. Và rồi chỉ sau vài ngày hoặc thậm chí là vài giờ, bạn sẽ nhận được 1 quảng cáo trên Facebook hoặc email thông báo của chính công ty bán cây đó nhắc nhở về việc sản phẩm bạn chọn lựa vẫn đang trong giỏ hàng.
Không đơn giản là hình thức gợi nhắc khách hàng thanh toán nốt sản phẩm, họ sẽ có thể khéo léo gửi bạn mã giảm giá/voucher chúc mừng để kích thích bạn thanh toán nhanh hơn. Khi đã có sẵn email hoặc Facebook của bạn, công ty sẽ thường xuyên gửi bạn những thông tin khuyến mại, thông tin hữu ích,… hoặc gửi những sản phẩm HOT nhất của họ đến với bạn. Và chắc chắn, bạn cũng sẽ làm được những điều trên khi tận dụng sức mạnh của remarketing.
6. Quản lý dữ liệu tập trung
Thực tế có nhiều cửa hàng có tới hàng trăm, hàng nghìn mã sản phẩm, việc ghi nhớ, thay đổi thông tin trên nhiều kênh là việc mất rất nhiều thời gian, chưa nói đến việc xử lý đơn hàng, vận chuyển... dẫn đến thiếu đồng bộ thông tin, hình ảnh, giá cả trên các kênh. Sẽ lại càng khó khăn hơn để tổng kết, báo cáo bán hàng của từng kênh sau từng ngày, từng tuần, từng tháng hay của từng nhân viên….
Việc phân bổ nguồn lực để xử lý riêng rẽ từng kênh đã khiến cho chủ cửa hàng mất nhiều thời gian, công sức cũng như ngân sách. Các nền tảng hỗ trợ bán hàng đa kênh cũng đã đang cố gắng làm tốt vai trò của họ. Tuy nhiên, phần mềm được đánh giá là thân thiện và dễ sử dụng hiện nay thì chỉ mới có TPOS và một vài phần mềm khác.
TPOS - phần mềm quản lý bán hàng đa kênh có tất cả những gì bạn cần
Bất kể sản phẩm nào ra đời cũng đều nhằm mục đích giải quyết nổi đau/những khó khăn cho khách hàng. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ đâu sẽ là giải pháp tối ưu nhất có thể cho khách hàng mới là kết quả cuối cùng mà các doanh nghiệp nên hướng tới. Thấu hiểu được điều đó, TPOS đã cho ra đời phần mềm quản lý bán hàng đa kênh Omnichannel với những tính năng nổi bật:
Gia tăng hiệu quả bán hàng tại cửa hàng và chuỗi cửa hàng
- Phần mềm bán hàng đa kênh Tpos tích hợp mọi phần cứng: máy in bill, máy quét mã vạch, sử dụng phần mềm trên thiết bị di động,...
- Phân quyền và quản lý mọi hoạt động bán hàng của từng nhân viên
- Quản lý nhiều cửa hàng trên cùng 1 hệ thống phần mềm
- Quản lý hàng hóa xuất nhập tồn, định mức sản phẩm và cảnh báo khi sản phẩm chạm định mức
- Liên kết với website bán hàng của cửa hàng và đồng bộ mọi dữ liệu, thông tin giữa website và phần mềm
- Báo cáo từ tổng quan đến chi tiết từng hoạt động bán hàng
Bán hàng trên website chuyên nghiệp và đẹp mắt
Nói đến cách bán hàng đa kênh không thể nào bỏ qua website - mảnh đất online giúp gia tăng nhận diện thương hiệu của riêng bạn. Do đó, TPOS cung cấp giải pháp thiết kế website cho thuê phù hợp với hầu hết các ngành hàng hot nhất trên thị trường hiện nay, hoặc đặc biệt hỗ trợ thiết kế riêng theo yêu cầu khách hàng.
Bán hàng trên Facebook
Bán hàng trên các trang mạng xã hội giúp bạn nhanh chóng thu hút sự chú ý và tìm được nhiều khách hàng tiềm năng.
Đây là 1 tính năng đặc biệt của phần mềm quản lý bán hàng livestream facebook. Phần mềm giúp bạn:
- Check địa chỉ và bắt số điện thoại tự động
- Tự động ẩn tất cả những comment chứa thông tin của khách hàng
- Thống kê lượt chia sẻ và hiển thị đường link bài share ở đâu
- Quản lý các fanpage bán hàng của cửa hàng, dễ dàng theo dõi và chăm sóc khách hàng kịp thời
- Quản lý đơn hàng livestream, tích hợp in hóa đơn có đầy đủ thông tin của khách hàng
- Quản lý thống kê hàng xuất nhập tồn kho
Bán hàng trên sàn thương mại điện tử
Phần mềm quản lý bán hàng đa kênh TPOS giúp bạn:
- Đồng bộ danh sách sản phẩm giữa phần mềm và các sàn
- Cập nhật mọi đơn hàng từ website đến phần mềm, tránh tình trạng sót đơn
- Đồng bộ hệ thống nhắn tin chăm sóc khách hàng của tất cả các sàn ngay trên phần mềm giúp quá trình chăm sóc khách hàng nhanh chóng hơn
- Tất cả hàng hóa bao gồm hàng đã bán, hàng tồn, hàng trả về,... của các sàn đều được cập nhật trên hệ thống phần mềm
- Cho bạn các mẫu báo cáo thống kê bán hàng và so sánh hiệu quả kinh doanh giữa các sàn
Đặc biệt, phần mềm quản lý bán hàng đa kênh Omnichannel của TPOS còn tích hợp với hệ thống chăm sóc khách hàng tự động T-Care. Các bước chăm sóc khách hàng sẽ đơn giản và nhanh chóng hơn bao giờ hết, giúp đảm bảo duy trì tương tác giữa khách và chủ cửa hàng. Đồng thời, phần mềm còn tích hợp xây dựng chương trình khuyến mãi, ưu đãi dành cho khách hàng cũ; phân tích đối thủ cạnh tranh và đưa ra mức giá bán phù hợp nhất.
Theo đó, khách hàng có nhu cầu có thể đăng ký ngay bên dưới để được dùng thử MIỄN PHÍ trong 7 ngày. Đội ngũ tư vấn trách nhiệm, nhiệt tình, am hiểu chuyên sâu về phần mềm TPOS luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ thông tin chi tiết tại số hotline 1900 2852 hoặc 0908075455. Hoặc bạn có thể để lại số điện thoại bên dưới bài viết này để nhận hỗ trợ miễn phí từ TPOS nhé!
Tuy không phải là sản phẩm ra đời trước nhất, nhưng TPOS sẽ cố gắng trở thành phần mềm tốt nhất.
Lưu ý khi bán hàng đa kênh
Cuối bài viết, mình xin gửi đến bạn những lời khuyên chân thành nhất từ kinh nghiệm bản thân của mình. Hy vọng chúng hữu ích với bạn.
Đừng chần chừ
Đừng chần chừ, chờ đợi những điều rõ ràng hay ổn định. Jack Ma từng nói rằng “chưa rõ ràng mới là cơ hội thực sự”. Cách đây 1 năm khi còn là nhân viên, sếp mình vẫn thường hay nói “đừng cố gắng lập kế hoạch, để rồi suốt ngày các em chỉ kinh doanh trên giấy”. Vì thế, đừng đợi đến khi mọi thứ rõ ràng khi bắt đầu sử dụng 1 kênh tiếp thị khác. Hãy bắt tay vào thực hiện ngay, xu hướng thị trường sẽ chỉ dạy cho bạn 1 kế hoạch tốt nhất.
Điều chỉnh cho phù hợp với thời điểm
Sự nhanh nhạy và chủ động sẽ giúp bạn điều chỉnh cách tiếp thị hiệu quả và đúng cách. Nếu cảm thấy sản phẩm của mình không phù hợp với kênh này, hãy mạnh dạn rút lui để tìm kênh khác tiếp cận khách hàng. Nhớ lại câu trên “đừng chần chừ”, hãy cứ bắt tay vào làm rồi tự khắc bạn sẽ biết cái nào phù hợp với mình.
Đừng ôm đồm quá nhiều
Cách bán hàng đa kênh giúp bạn gia tăng nguồn thu nhập đáng kể. Nhưng đừng vì thế mà ôm đồm quá nhiều nếu bạn chưa quen, hoặc chưa có biện pháp để quản lý tốt tất cả.