Chia sẻ

Landing Page là gì? Phân loại, thiết kế và 12 cách tối ưu trang đích

Landing Page là một cách thức bán hàng và tạo chuyển đổi cực kỳ hiệu quả. Và với sự bùng nổ của internet như hiện nay, nếu bạn đang kinh doanh online mà không hiểu về các loại Landing Page là gì, không vận dụng được sức mạnh của nó thì đây là một mất mát lớn của doanh nghiệp. Để không bỏ lỡ hình thức tiếp thị tuyệt vời này, cùng TPos tìm hiểu về các loại trang đích, cách áp dụng và tối ưu Landing Page sao cho hiệu quả nhất nhé. 

Landing Page là gì?

Landing Page là gì


Trong lĩnh vực tiếp thị kỹ thuật số, Landing Page hay còn được gọi với cái tên “trang đích” là một trang web đứng độc lập (standalone web page), có giao diện, nội dung và tên miền gần giống một website bình thường, điểm khác là nó đơn giản và content Landing Page tập trung vào một nội dung nhất định. Nó được các marketer tạo ra cho một chiến dịch quảng cáo cụ thể nào đó của họ. 

Mục tiêu chính khi sử dụng phương pháp quảng cáo này là thu hút lượt xem, lượt click hoặc có thể là kích thích hành vi mua hàng của người tiêu dùng qua các hành động kêu gọi (call to action - CTA) xuất hiện trong những trang này, một vài trong số đó có thể kể đến là điền form nhận ưu đãi, click mua hàng nhận chiết khấu, đăng ký nhận những thông tin mới nhất,...

Có rất nhiều cách để các nhà tiếp thị đưa những trang đích đến với đối tượng mục tiêu của họ, chẳng hạn như email marketing, quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm như Google, Bing,... hay chia sẻ trên các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter,... 

Landing Page được sử dụng dưới 3 dạng đường dẫn sau, ví dụ:

  • Tên miền chính (domain key): https://tpos.vn

  • Tên miền phụ (subdomain): https://khuyenmai.tpos.vn

  • Thư mục con (subfolder): https://tpos.vn/khuyenmai

Có các loại landing page phổ biến nào?

Lead Generation Landing Pages

Lead Generation Landing Pages

Thường được gọi là trang “tạo khách hàng tiềm năng” hoặc “thu hút khách hàng tiềm năng”. Các page này sẽ được thiết kế các biểu mẫu để người đọc có thể dễ dàng điền thông tin cá nhân của họ vào với mong muốn nhận được một số lợi ích nào đó. Một số dữ liệu các marketer muốn thu thập bao gồm: 

  • Họ và tên

  • Giới tính

  • Số điện thoại

  • Email

  • Địa chỉ nhà

Một số lĩnh vực đặc thù thì họ có thể khai thác sâu hơn, chẳng hạn như:

  • Nghề nghiệp

  • Thu nhập

  • Tình trạng hôn nhân

  • Tuổi tác

Các nhà tiếp thị cung cấp một thứ gì đó miễn phí, đổi lại họ sẽ có được những thông tin của người truy cập. Sau đó dựa vào chúng để lên các chiến dịch bán hàng. 

Clickthrough Landing Pages

Clickthrough Landing Pages

Các loại Landing Page chuyển đổi trung gian được sử dụng để chuyển hướng khách hàng đến những trang khác, không sử dụng biểu mẫu để thu thập thông tin người dùng. Những trang đích dạng này có nhiệm vụ cung cấp chi tiết về một sản phẩm, dịch vụ tới người đọc, sau đó dẫn dắt họ đến với giỏ hàng, hoặc website chính để tạo chuyển đổi. Cách này thường được các trang thương mại điện tử áp dụng với sản phẩm của họ. 

Sales Page

Sales Page

Các Sales Landing Page là gì? Đây được gọi là trang bán hàng, mục tiêu của họ là thuyết phục và tạo chuyển đổi ngay ở bước này. Ngoài việc đưa thông tin về sản phẩm, dịch vụ, bảng giá, chính sách bán hàng,... giúp người đọc có đủ thông tin để đưa ra quyết định mua hàng, ngoài ra những nhà tiếp thị còn đặt ra những lời mời gọi kèm những chương trình ưu đãi hấp dẫn đến nỗi không ai có thể ngó lơ trước những lời đề nghị này. 

Landing Page khác gì website? So sánh Homepage và Landing Page

Landing Page khác gì website


Điểm khác biệt giữa Homepage và trang đích là gì? Hãy cùng TPos phân biệt sự khác nhau giữa 2 hình thức này:

  • Trang chủ (Homepage): nhiệm vụ của Homepage không chỉ gói gọn trong việc bán hàng, tạo chuyển đổi mà nó còn bao hàm rất nhiều công dụng khác, chẳng hạn như là xây dựng thương hiệu - một trong những yếu tố quan trọng của bộ nhận diện thương hiệu, cập nhật thông tin của doanh nghiệp, khám phá rất nhiều sản phẩm/dịch vụ khác nhau,... Người truy cập có thể “dạo chơi” ở bất cứ đâu họ muốn. Hơn nữa, ngoài việc trở thành người mua hàng thì đọc giả nếu phù hợp cũng có thể trở thành một nhân tố của doanh nghiệp để đi chinh phục những khách hàng khó tính nhất. 

  • Trang đích: mục đích chính của các loại Landing Page là để tạo ra những chuyển đổi, làm mọi việc để thuyết phục người xem mua hàng. Ngay từ đầu, các nhà tiếp thị khi thiết kế Landing Page đã đặt ra những mục tiêu hoàn toàn khác, chính vì vậy bạn không nên trông mong gì hơn ngoài việc bán hàng. 

Vậy, nếu chỉ cần bán hàng thì không cần phải xây dựng một website hoàn chỉnh làm gì cho tốn kém?

Nếu bạn đang có suy nghĩ này thì bạn đang đi theo lối mòn của những người đã và đang chuẩn bị thất bại? Tại sao lại như vậy? 

Đúng, kinh doanh mà bán được hàng, có doanh thu lợi nhuận đều đặn hàng tháng, tỷ lệ tăng trưởng trên 2 con số là điều đáng mơ ước, nhưng bạn thử nghĩ xem chỉ với 1 trang đích hay thậm chí xây dựng hàng chục, hàng trăm Landing Page thì có chắc là bán được sản phẩm khi người tiêu dùng không có đủ lòng tin về doanh nghiệp.

Khi nhìn vào bức tranh tổng thể, bạn sẽ phải giành giật từng khách hàng một với rất nhiều các đối thủ cạnh tranh cùng ngành (cả trực tiếp lẫn gián tiếp), vì thế xây dựng các loại Landing Page là chưa đủ để thuyết phục khách hàng. Doanh nghiệp cần phải trông cậy vào một yếu tố có sức ảnh hưởng lớn hơn, chính là thương hiệu và đó là nhiệm vụ của Homepage. Khi tận dụng được sức mạnh của cả trang đích và trang chủ thì lúc này bạn mới thực sự sở hữu được “vũ khí chiến lược” để gia tăng tỷ lệ chiến thắng trong cuộc chơi chiếm lĩnh thị phần. 

Các bước thiết kế Landing Page hiệu quả cho các chiến dịch marketing

Các bước thiết kế Landing Page hiệu quả cho các chiến dịch marketing

Bước 1: Xác định mục tiêu chuyển đổi mong muốn và các chỉ số KPI cần đạt

Xác định mục tiêu trước khi làm một việc gì đó nghe có vẻ đơn giản nhưng chẳng mấy ai làm được. Đa số toàn “cầm đèn chạy trước ô tô”, làm tới đâu xử lý tới đó mà không có sự chuẩn bị kỹ càng. Điều này sẽ khiến mất nhiều thời gian và công sức hơn. Hãy học cách xác định mục tiêu của bản thân, bạn muốn nhận được gì sau khi hoàn tất chiến dịch này, sau đó lên các KPI cho từng hạng mục. Khi mọi thứ rõ ràng, biết được mục tiêu xây dựng Landing Page là gì thì tốc độ bạn gặt hái thành quả chắc chắn sẽ nhanh hơn rất nhiều. 

Bước 2: Xây dựng content Landing Page phù hợp để thuyết phục khách hàng 

Xây dựng content trang đích là gì cho phù hợp? Câu trả lời nằm ở mục tiêu bạn hướng tới. Khi đã xác định được mục tiêu doanh nghiệp hướng tới, lúc này cần thiết kế nội dung trang đích sao cho phù hợp với những mong muốn đó để có thể tối ưu chuyển đổi. Ví dụ khi bạn muốn thu nhập thông tin khách hàng tiềm năng thì các Lead Generation Landing Pages phải có những lời mời gọi có đủ sức hấp dẫn. Chẳng hạn như sắp tới bạn chuẩn bị mở một số khóa học về lập trình nên muốn có được thông tin của những người quan tâm. Lúc này, ngoài thông tin về lớp học, hãy cho người xem biết được những lợi ích nếu họ điền form đăng ký, chắc chắn sẽ kích thích được tỷ lệ người xem thực hiện hành động. 

Bước 3: Thiết kế giao diện Landing Page kết hợp nội dung ở bước 2

Những đặc điểm cần có khi thiết kế giao diện Landing Page là gì? Giao diện, hình ảnh, nội dung phải đồng nhất với nhau thì mới mang lại hiệu quả cao nhất. Quay trở lại ví dụ ở bước 2, không thể một khóa học lập trình lại trang trí bởi những con mèo hay con chó nào đó. Ngoài ra, nhà thiết kế cần phải căn chỉnh lại nội dung sao cho dễ nhìn và bắt mắt nhất để người xem có thể để lại thông tin, tránh việc điền form quá phức tạp khiến họ bỏ đi. 

Bước 4: Chạy thử nghiệm một số mẫu để chọn ra mẫu tối ưu nhất và duy trì

Để tiết kiệm thời gian thì trong quá trình thiết kế các loại Landing Page, bạn phải có các phương án dự phòng. Không ai chắc chắn được lần đầu tiên mình làm sẽ thành công suôn sẻ. Ngay cả những bậc đại tài trên thế giới khi phát minh ra một cái gì đó vĩ đại họ cũng trải qua rất nhiều lần thất bại. Vì vậy, để có được một trang đích tối ưu nhất, hãy chạy thử nhiều mẫu rồi đưa ra lựa chọn cuối cùng. 

Bước 5: Đo lường các chỉ số và đưa ra báo cáo

Để trang đích hoạt động hiệu quả thì việc “bản thân của nó” được tối ưu thì có rất nhiều yếu tố xung quanh tác động, chẳng hạn cách chạy quảng cáo, nền tảng tiếp thị,... vì vậy bạn cần phải thống kế được các dữ liệu liên quan để có một bức tranh tổng thể, sau đó dựa vào những số liệu này để tối ưu Landing Page, cải thiện chiến dịch tốt hơn. 

Có nên dùng Landing Page để bán hàng hay không ?

Có một số ý kiến cho rằng không nên dùng Landing Page bán hàng, một số khác lại nói bán hàng bằng Landing Page giúp cải thiện doanh thu của họ rất nhiều. Vậy có nên dùng Landing bán hàng hay không? Câu trả lời là các trang đích mang đến những hiệu quả tuyệt vời khi bán hàng, vì thế đừng bỏ qua nó. Có những mặt hàng khách hàng không muốn mua sắm qua mạng, vì vậy họ không quan tâm đến quảng cáo online. Tuy nhiên, với những sản phẩm như vậy thì bạn vẫn có thể dùng các trang đích để tăng độ nhận diện thương hiệu, không bán hàng trực tiếp những vẫn còn thể bán hàng gián tiếp. 

Còn đối với những sản phẩm khác thì chắc chắn không thể bỏ qua các Landing Page. Công là một công cụ vừa giúp bạn chốt đơn, vừa giúp thu thập thông tin khách hàng tạo ra phễu bán hàng. Sở dĩ các trang đích mang lại hiệu quả chuyển đổi cao là bởi:

  • Mang đến những giá trị cho khách hàng

  • Tập trung vào một loại chuyển đổi nhất định

Linh hoạt trong cách sử dụng, tùy vào mục đích khi dùng trang đích là gì để chọn một loại Landing Page phù hợp, lúc đó bạn sẽ tối tưu được chiến dịch bán hàng của mình.

Đâu là thời điểm thích hợp để sử dụng Landing Page?

Có vô số trường hợp bạn có thể tận dụng Landing Page, tuy nhiên, TPos sẽ chỉ ra một số trường hợp thông dụng nhất để bạn có thể tham khảo và áp dụng cho phù hợp. 

Giới thiệu sản phẩm/dịch vụ mới

Trường hợp phổ biến đầu tiên là khi bạn muốn đưa một sản phẩm, dịch vụ mới ra thị trường. Việc này sẽ giúp khách hàng tập trung vào sản phẩm mới, không bị phân tâm bởi những mặt hàng cũ. Trang này sẽ giới thiệu đầy đủ tính năng, tập trung vào những vấn đề khách hàng có thể gặp phải và cách giải quyết chúng. Bạn có thể tận dụng những trang này để thu thập thông tin những người quan tâm sản phẩm để đưa họ vào danh sách chờ, sau này chốt đơn dễ dàng hơn. 

Một hình thức khác chính là giới thiệu một sự kiện nào đó sắp xảy ra, bạn có thể tận dụng các trang đích để thu hút người dùng để với hội thảo, sự khiện đó. 

Tối ưu chiến dịch quảng cáo

Muốn quảng cáo đạt hiệu quả cao thì bạn đừng dẫn người dùng đến một trang thông tin chung chung. Điều đó sẽ khiến việc thuyết phục và chốt được cực kỳ khó khăn vì người xem chưa có đủ những thông tin mà họ cần. Thay vào đó, với một trang đích đầy đủ thông tin sẽ mang tính thuyết phục cao, mang lại nhiều chuyển đổi hơn. 

Sử dụng Landing Page để tặng quà cho khách hàng

Một hình thức rất thường gặp hiện nay là khi truy cập vào một trang đích, bạn sẽ được tặng một thứ gì đó miễn phí, hoặc nhập được một chương trình ưu đãi bất kỳ. Hình thức này cực kỳ hiệu quả để bạn thu thập thông tin khách hàng. Cho nên, nếu bạn có một quà tặng gì đó và muốn thu thập dữ liệu người dùng thì Landing Page chính là công cụ cực kỳ phù hợp cho bạn. 

Một số cách để tối ưu Landing Page (Landing Page Optimization)

cách để tối ưu Landing Page (Landing Page Optimization)

Tại sao cần tối ưu trang đích?

Tâm lý và hành vi người tiêu dùng liên tục thay đổi. Với một yếu tố liên tục biến thiên như vậy thì chẳng ai đảm bảo được các trang của bạn có thể hoạt động hiệu quả trong một thời gian dài. Nếu hoạt động tiếp thị trở nên kém hiệu quả thì phải nhận biết được vấn đề tiềm ẩn nằm ở đâu, người xem chưa được cung cấp đủ thông tin hay trải nghiệm trên trang chưa được tốt dẫn đến họ phớt lờ lời kêu gọi hành động của bạn. Lúc này, thay vì thiết kế lại toàn bộ trang thì bạn nên sử dụng dữ liệu mà bản thân đã thu thập khi các trang này hoạt động để tiết kiệm thời gian và công sức. Khi hoàn tất việc tối ưu Landing Page thì nâng cao được trải nghiệm người dùng và tăng tỷ lệ chuyển đổi. 

12 Phương pháp hay và hiệu quả nhất để cải thiện chuyển đổi của trang đích

1. Làm rõ ràng lời kêu gọi hành động

“Tiếp thị tốt khiến công ty trông thông minh, nhưng tiếp thị tuyệt vời khiến khách hàng cảm thấy thông minh” - Joe Chernov, chuyên gia tiếp thị

Lời kêu gọi càng rõ ràng, tỷ lệ người xem hành động càng tăng cao. Hãy bỏ suy nghĩ rằng nếu khách hàng cảm thấy thích thì họ sẽ tự có cách tìm tới bạn. Đừng ngây thơ như vậy nữa. Bên ngoài có rất nhiều đối thủ đang đợi bạn mắc sai lầm để vồ lấy “con mồi” này. Vì vậy đừng để người xem rời đi mà không để lại giá trị nào. 

2. Đơn giản hóa trang đích của bạn

Đơn giản không có nghĩa là làm một cách xuề xoà, thiếu thông tin. Nó vẫn phải đáp ứng được những thông tin người đọc mong muốn nhưng được sắp xếp một cách logic, hiểu được mục đích của Landing Page là gì, không có sự lộn xộn giữa hình ảnh và chữ viết. Cố gắng truyền đạt những thông tin cần thiết một cách ngắn gọn, trực quan và thuyết phục.

3. Thử các màu sắc tương phản

Có thể cách bạn đưa những trang này tiếp cận khách hàng tốt (chạy Ads, SEO, chia sẻ, blog,...), content Landing Page cũng thu hút, tuy nhiên những điều này sẽ không còn ý nghĩa nếu như các trang đích không được thiết kế các màu sắc tương phản để hướng được những thông tin quan trọng đến người xem. Vì thế với tiêu đề và CTA thì nên tìm cách làm nổi bật chúng. 

4. Đặt thông tin quan trọng đúng chỗ

Những thông điệp quan trọng, có sức hấp dẫn bạn muốn truyền tải đến khách hàng thì phải được đặt ở những nơi người xem dễ nhìn thấy nhất. Đừng để họ tìm qua kiếm lại mà không thấy được những nội dung chính, nếu không sẽ chỉ mất thời gian của 2 bên. 

5. Sử dụng tính khan hiếm

nội dung sử dụng tính khan hiếm khi dùng landing page

Đó là lý do tại sao các cụm từ như “số lượng có hạn” hay “giới hạn thời gian chương trình khuyến mãi" luôn được sử dụng phổ biến trong các chiến dịch tiếp thị. Sự khan hiếm sẽ khiến người xem phải đưa ra quyết định nhanh chóng nếu không họ sẽ bỏ lỡ cơ hội này. Vận dụng yếu tố này sẽ giúp các Landing Page có tỷ lệ chuyển đổi cao hơn rất nhiều. Ngoài sử dụng từ ngữ thì có thể thêm các yếu tố khác như một cái đồng hồ cát để khách truy cập biết được họ có thời gian bao lâu để đưa ra quyết định. 

6. Các nút kêu gọi hành động phải đơn giản

Cách cải thiện chuyển đổi của trang đích là gì? Câu trả lời là đơn giản hóa các lời kêu gọi hành động. Đừng để những nút kêu gọi hành động gây sự hiểu nhầm cho người đọc. Đây không phải chỗ để bạn thể hiện kỹ năng viết lách, tạo ra những ngôn ngữ hoa mỹ. Càng ngắn gọn và rõ ràng càng tốt.

Một số cụm từ tham khảo: 

  • Tham gia để tải xuống

  • Dùng thử miễn phí

  • Tham gia ngay

  • ...

7. Thêm thông tin liên hệ

Ngoài các thông tin về sản phẩm, bạn có thể tối ưu Landing Page bằng cách cung cấp thêm địa chỉ trang web chính, số điện thoại liên hệ, địa chỉ,... Phương pháp này sẽ giúp tạo lòng tin với người xem hơn. Ngoài ra, nếu có bất cứ thắc mắc gì thì khách hàng cũng biết tìm tới đâu để được giải đáp, tránh rơi vào tình trạng họ chưa có đủ thông tin để đưa ra quyết định nên tìm đến những nhà cung cấp khác. 

8. Hãy nhất quán thông tin

Có rất nhiều cách để đưa các trang đích này đến với đúng đối tượng mục tiêu. Bạn có thể chạy Google Ads, SEO, quảng cáo Facebook,... nhưng nên nhớ là mọi kênh bạn sử dụng đều phải thống nhất thông tin với các Landing Page mà người xem đọc được. Nếu xảy ra tình trạng sai lệch về mặt thông tin thì sẽ khiến khách hàng thấy khó chịu, dẫn đến mất lòng tin. 

9. Thêm lời chứng thực để giúp chuyển đổi người dùng chưa quyết định

Đối với những người mà các thông tin bạn đưa ra chưa đủ thuyết phục họ thì cách thêm thông tin chứng thực sẽ mang lại hiệu quả cực kỳ cao trong trường hợp này. Khi khách hàng vẫn còn lưỡng lự thì hãy cho họ biết bạn đã tạo được những giá trị gì cho khách hàng cũ, chắc chắn lúc đó sẽ không còn lý do gì có thể ngăn họ làm theo lời kêu gọi hành động đã được đặt sẵn ở Landing Page. 

10. Thử các độ dài biểu mẫu khác nhau

Có một số marketer cho rằng: “Các trang đích có hình thức ngắn gọn mới hoạt động tốt”. Tuy nhiên trong một số trường hợp thì nó lại phản tác dụng. Chính vì thế, khi bạn đang sử dụng các biểu mẫu ngắn nhưng hiệu quả chưa cao thì có thể chuyển hướng sử dụng các bố cục dài hơn, đầy đủ thông tin hơn. 

11. Tối ưu Landing Page của bạn cho SEO

Bạn có thể sử dụng các từ khóa cụ thể để người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm. Ngoài ra, tốc độ tải trang cũng sẽ ảnh hưởng để độ hiểu qua của các trang này. Nếu để người dùng chờ đợi quá lâu thì chắc chắn chiến dịch sẽ thất bại. 

12. Thử một cửa sổ bật lên khi khách hàng chưa đưa ra hành động

Khi người xem chưa đưa ra hành động mà đã chọn rời khỏi trang, lúc này bạn có thể thêm một cửa sổ bật lên, trong đó sẽ chỉ ra những lợi ích khách hàng sẽ mất nếu không đưa ra quyết định kịp thời. 

Đối với những người vẫn còn đang phân vân thì điều này sẽ lại một lần nữa đánh trúng vào tâm lý sợ bỏ lỡ, từ đó sẽ cân nhắc lại. 

Hy vọng qua những gì TPos vừa mới chia sẻ về chủ đề “Landing Page là gì? Phân loại, thiết kế và 12 cách tối ưu trang đích”, bạn đọc hiểu hơn về phương pháp tiếp thị này, sau đó có thể tự xây dựng và tối ưu chúng một cách hiệu quả nhất. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến chủ đề này thì đừng ngần ngại để lại câu hỏi dưới phần bình luận để được giải đáp miễn phí nhé. Chúc bạn thành công!

Chuyên mục: Blog , Chia sẻ
Đánh giá bài viết:

Bài viết liên quan

Tận hưởng trải nghiệm bán hàng không cần lo lắng

Miễn phí tạo tên miền cho khách hàng mới với tất cả các gói

Hỗ trợ tận nơi 24/7

Hoàn tiền 100% nếu khách hàng không hài lòng

Dùng thử