Nội dung
Mở đại lý sữa mặc dù là loại công việc khó khăn gặp nhiều cạnh tranh , nhưng có thể nói đây là một ngành công nghiệp hấp dẫn và đầy tiềm năng. Tuy nhiên, để có thể kinh doanh thành công thì bạn cần “bỏ túi” cho mình những kinh nghiệm khi làm đại lý sữa ở ngay bài viết dưới đây.
Mở đại lý sữa có lời không?
Sữa là một mặt hàng không thể thiếu, phục vụ chủ yếu là đối tượng người cao tuổi và trẻ em. Theo thống kê thì nhu cầu sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa ngày càng tăng. Tuy nhiên vẫn có không ít người lo sợ rằng việc mở đại lý sẽ gặp nhiều rủi ro và không lời nhiều. Mỗi người sẽ có một quan điểm góc nhìn khác nhau, nhưng nếu kinh doanh sữa không lãi nhiều thì mặt hàng này đã không phát triển và phổ biến như hiện tại.
✻ Sau đây TPos xin đưa ra một số chia sẻ mà mình tổng hợp được để giúp quý bạn đọc biết được việc kinh doanh mở đại lý sữa có lời không.
❂ Dân số ngày càng tăng, đời sống và thu nhập của nước ta ngày càng được nâng cao dẫn đến việc sử dụng các mặt hàng sữa ngày càng nhiều.
❂ Cửa hàng sữa mọc ra ngày càng nhiều ngay cả ở các thành phố và vùng nông thôn.
❂ Doanh thu sữa tại các cửa hàng và siêu thị liên tục tăng mạnh trong những năm gần đây.
Qua những điều đã chia sẻ trên chắc hẳn bạn đã nắm được nhu cầu sử dụng sữa hiện nay như thế nào rồi phải không? Cho nên, hãy nghiên cứu ngay những bí quyết kinh doanh sữa dưới đây và bắt đầu mở cửa hàng sữa thôi nào.
Mở đại lý sữa cần bao nhiêu vốn? Chuẩn bị những gì
Trên thực tế, lượng vốn tối thiểu để đầu tư mở đại lý sữa nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào quy mô kinh doanh của bạn. Tuy nhiên, theo tình hình chung hiện nay nếu muốn mở đại lý sữa thì ít nhất bạn phải có khoảng 80 triệu, với quy mô cửa hàng nhỏ này ban đầu bạn chỉ nên nhập mỗi dòng khoảng 2 hộp. Sau đó xác định dòng sữa nào bán chạy, từ đó quyết định đầu tư số vốn nhập hàng tiếp theo là bao nhiêu.
Theo kinh nghiệm của những người đã làm đại lý sữa, để đa dạng hàng hóa bạn cần chuẩn bị cho mình số tiền lớn hơn khoảng 200-400 triệu đồng . Vì ngoài chi phí để nhập hàng, số vốn ban đầu sẽ được dùng vào những như:
❂ Cơ sở vật chất: vốn thuê mặt bằng(tầm khoảng 6 triệu/tháng), phí mua kệ trưng bày quầy thanh toán(giao động từ 5 đến 10 triệu đồng).
❂ Mua phần mềm quản lý bán hàng, máy in hóa đơn, máy quét mã vạch và máy tính.
Phần mềm quản lý bán hàng TPos giúp quản lý tất cả các vấn đề của cửa hàng: Từ quản lý hàng hóa, tồn kho, thu chi tiền bạc, tính tiền, chăm sóc khách hàng đến phân tích kết quả kinh doanh không hề để xảy ra sai sót, từ đó giúp tối ưu hóa lợi nhuận giúp kinh doanh đại lý sữa hiệu quả.
❂ Chi phí làm giấy phép kinh doanh: Bạn có thể tốn khoảng vài trăm nghìn, nhưng để lấy nhanh hơn bạn có thể thuê các công ty dịch vụ lấy dùm, chi phí sẽ rơi vào khoảng 4 triệu đồng.
❂ Chi phí thuê nhân viên: Hiện nay tiền để thuê nhân viên sẽ khoảng 6 triệu đồng/tháng. Số lượng nhân viên cần thuê sẽ phụ thuộc vào quy mô của cửa hàng bạn.
❂ Thuế kinh doanh: Khi bạn bắt đầu mở cửa hàng kinh doanh đại lý sữa hay bất cứ ngành nghề nào cũng vậy, bạn cũng sẽ phải chịu một khoản thuế.
❂ Vốn lưu động: Đây là khoản tiền để dự trù cho những tình huống phát sinh. Tiền vốn dự trù ít nhất bạn phải có 30 triệu đồng.
Chi phí cho marketing, quảng cáo: Bao gồm tiền chạy quảng cáo, làm website, phát tờ rơi,...
Kinh nghiệm khi kinh doanh đại lý sữa
Xác định thị trường mục tiêu
Điều đầu tiên bạn cần chú ý khi mở đại lý sữa là xác định thị trường mục tiêu. Điều đơn giản này rất quan trọng và không nên bỏ qua. Việc kinh doanh đại lý sữa này hướng đến các bà mẹ là thị trường mục tiêu của mình. Bạn phải tạo ra một chiến lược bán hàng và khuyến mãi phù hợp với thị trường mục tiêu. Hãy suy nghĩ và tạo ra nhiều ưu đãi hấp dẫn khác nhau để thu hút khách hàng. Ngoài ra, bạn cũng có thể xây dựng chuỗi nhà phân phối để có thể tiếp cận thị trường rộng lớn hơn.
Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Trước khi khai trương một cửa hàng sữa, bạn nên xác định xem trong khu vực có bao nhiêu đối thủ cạnh tranh. Hãy dành ra một vài ngày đi đến các nơi lân cận thăm dò xem có bao nhiêu cửa hàng sữa, xem giá bán các loại sữa của họ, cách trang trí ra sao, lượng khách có đông không, loại sữa nào bán chạy nhất,...
Từ đó rút ra kinh nghiệm cho cửa hàng của mình xem cần cải thiện những gì, có thể là tạo ra dịch vụ tốt hơn, giá sữa rẻ hơn hoặc trang trí cho cửa hàng tạo sự khác biệt nhằm thu hút được nhiều khách hàng.
Đặt giá bán cho sản phẩm
Trong việc điều hành một cửa hàng đại lý sữa, chìa khóa chính để có thể tiếp tục tồn tại như một doanh nghiệp bền vững, đó là cần có những khách hàng thân thiết thường xuyên. Để có được những khách hàng thường xuyên luôn thực hiện đơn hàng lặp lại này, bạn cần đặt giá sản phẩm cạnh tranh.
Giá của một sản phẩm, đặc biệt là sữa trẻ em, là một trong những chìa khóa để có được khách hàng thân thiết. Người tiêu dùng, đặc biệt là các cửa hàng bán lại sản phẩm sữa trẻ em cho người tiêu dùng, chắc chắn sẽ lựa chọn sản phẩm từ các nhà phân phối hoặc đại lý sữa với giá cả tương đối phải chăng và có khả năng cung cấp các lợi ích khác theo nhu cầu của họ.
Cho nên bạn cần phải đưa ra một cái giá phải chăng không quá cao và tăng giá với khách hàng thân thiết của mình.
Chọn một vị trí chiến lược để mở đại lý sữa
Để trở thành một nhà phân phối sữa thành công, trước hết bạn cần phải có một vị trí cửa hàng tốt. Việc lựa chọn địa điểm này rất quan trọng, để việc kinh doanh của bạn được nhiều người tìm đến và dễ dàng. Hãy chọn nơi dễ thấy có nhiều người qua lại, đặc biệt là giao thông phải thuận tiện để cho người tiêu dùng thoải mái khi vào mua hàng. Ngoài ra bạn cần cân nhắc nhiều thứ khác nhau để có thể tiếp cận được nhiều người tiêu dùng hơn.
Nhận lời khuyên từ các đại lý sữa có kinh nghiệm
Việc trò chuyện, nhận lời khuyên từ một người kinh doanh sữa là một động thái thông minh. Nếu bạn nghĩ rằng các đối thủ cạnh tranh ở khu vực của bạn sẽ đưa ra lời khuyên, thì hãy dẹp ngay suy nghĩ này đi, đây là chuyện không thể nào xảy ra. Một doanh nhân kinh doanh sữa lâu năm ở một khu vực khác sẽ có khả năng trò chuyện với bạn hơn, vì họ nhận ra rằng bạn sẽ không trực tiếp cạnh tranh với họ.
Nhiều chủ doanh nghiệp sẽ sẵn sàng đưa ra lời khuyên cho các doanh nhân mới như bạn. Có thể mất một khoảng thời gian để tìm được một doanh nhân sẵn sàng chia sẻ đưa ra lời khuyên hữu ích, nhưng điều đó rất xứng đáng.
Cách chọn sản phẩm và tìm nguồn hàng
Thông thường các ông bà mẹ có tâm lý chung là mua sữa và đồ cho em bé tại một cửa hàng duy nhất. Cho nên, nếu có thể bạn hãy cố gắng đa dạng và cung cấp đầy đủ các mặt hàng từ sữa, đồ sơ sinh và đồ chơi trẻ em. Một số kinh nghiệm khi làm đại lý sữa bạn cần lưu ý là:
❂ Tùy vào tiềm năng lượng tiêu thụ khu vực kinh doanh để cân nhắc nhập số lượng hàng sao cho hợp lý. Thông thường mỗi loại sữa bạn chỉ nên nhập khoảng 2 đến 4 sản phẩm. Trong quá trình kinh doanh, bạn sẽ xác định loại sữa nào là bán chạy nhất, lượng tiêu thụ từ các dòng sữa ra sao. Từ đó điều chỉnh lại phương pháp nhập hàng cho hợp lý.
❂ Nhập hàng từ công ty sản xuất sữa: Khi nhập hàng tại đây, hàng tháng sẽ phải đăng ký chỉ tiêu nhập hàng. Với mỗi chỉ tiêu bạn đăng ký sẽ có mức chiết khấu khác nhau. Việc nhập hàng trực tiếp từ các hãng sẽ có mức giá ưu đãi hơn. Tuy nhiên, bạn sẽ phải nhập số lượng hàng khá lớn và tốn rất nhiều chi phí nếu muốn lấy hàng tại đây.
❂ Nhập hàng từ các đại lý lớn: khi nhập hàng ở đây bạn muốn lấy bao nhiêu cũng được, các đại lý thường chiết khấu trực tiếp lên đơn hàng. Khuyết điểm của hình thức này là khó kiểm soát được nguồn hàng, có những mặt hàng sữa chuẩn chất lượng, có mặt hàng lại không. Cho nên, bạn cần thận trọng khi tìm nguồn hàng tại các đại lý và nhà bán kẻ khác.
Cách trưng bày cửa hàng sữa thu hút người mua
Khi kinh doanh đại lý sữa hay bất kỳ ngành hàng nào thì việc trưng bày hàng hóa cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến trải nghiệm mua sắm của khách hàng. Dưới đây là những kinh nghiệm khi trưng bày cửa hàng sữa bạn có thể tham khảo:
❂ Cửa hàng sữa nên được bày trí tạo không gian rộng rãi thoải mái cho khách hàng, các kệ hàng và hàng hóa bố trí sao cho khoa học, các sản phẩm cùng loại nên đặt chung với nhau để dễ dàng tìm kiếm.
❂ Những thương hiệu sữa nổi tiếng như Dielac của Vinamilk, Friso Gold, Enfa a+, Abbott,.. Nên được đặt bên trong, còn những thương hiệu mới nên đặt bên ngoài. Vì khi bố trí những sản phẩm sữa mới sẽ gây được tính tò mò sự chú ý của khách hàng.
❂ Đối với những cửa hàng đại lý sữa có diện tích nhỏ thì không nên lựa chọn quầy kệ có màu tối đậm vì nó sẽ tạo cảm giác không gian chật hẹp hơn. Những gam màu sáng sẽ giúp tạo điểm nhấn cho cửa hàng và giúp không gian thoáng đãng hơn.
Những sai lầm khi kinh doanh sữa và mở cửa hàng sữa
Không đăng ký kinh doanh
Theo nghị định Khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP quy định bất cứ hình thức hoạt động thương mại kinh doanh nào cũng cần phải đăng ký giấy phép kinh doanh. Vì vậy, khi mở cửa hàng làm đại lý sữa thì bạn cần thực hiện đăng ký đầy đủ giấy tờ, xin xác nhận của các cấp để hợp pháp hóa cửa hàng sữa của mình. Khi bạn đăng ký kinh doanh sẽ giúp tránh được các trường hợp kiểm tra và phạt hành chính không đáng đó, giúp việc kinh doanh phát triển thuận lợi trong tương lai.
Không kinh doanh bán sữa online
Hiện nay để tăng số lượng khách hàng cũng như có thể tiếp cận tới được những khách hàng trên toàn quốc thì bạn cần kết hợp kinh doanh truyền thống với kinh doanh online. Vì theo thống kê năm 2021 hiện nay lượng người mua sữa online ngày càng tăng, cho nên đây là một “mảnh đất màu mỡ” bạn không nên bỏ qua.
Mở cửa hàng online trên nhiều ứng dụng hoặc các sàn thương mại điện tử khác nhau như Shopee, Lazada, v.v. Bạn có thể thử phương pháp này để lấy và tiếp cận khách hàng từ nhiều vùng khác nhau mà không bị giới hạn bởi khoảng cách.
Để có thể bán hàng trên Lazada được hiệu quả thì bạn nên tham khảo qua bài viết cách bán hàng trên Lazada này.
Trên là bài viết về những kinh nghiệm khi mở đại lý sữa, hy vọng qua những chia sẻ trên có thể giúp quý bạn đọc dễ dàng xác định được phương hướng kinh doanh đúng đắn và ngày càng thành công trong công việc kinh doanh cũng như đời sống của mình.