Nội dung
Trả lời cho câu hỏi quản lý chuỗi cửa hàng có khó khăn như thế nào và biện pháp được đưa ra là gì, bài viết này sẽ mang đến câu trả lời thỏa đáng nhất cho bạn!
Thực tế, dân kinh doanh nói chung và những đơn vị bán lẻ nói chung sẽ không có tư duy dừng lại ở việc mở một cửa hàng duy nhất! Đó là điều đương nhiên! Bởi lẽ dựa vào một cửa hàng để kinh doanh và “nuôi” cả gia đình trong khi nhu cầu sống ngày một tăng cao là điều hoàn toàn không thể! Nhưng vấn đề đặt ra là kinh phí và việc quản lý những cửa hàng đó sẽ được tiến hành như thế nào trong khi bạn thì không thể “xé làm 2”! Mà hai người thì chắc gì cũng đã có thể quản lý “xuể”! Dưới đây là điều mà một người đang ấp ủ dự định mở chuỗi cửa hàng cần nắm rõ!
Những khó khăn trong quản lý chuỗi cửa hàng
Nguồn hàng cung ứng
Một trong những nguyên nhân khiến nhiều người thất bại nhiều nhất trong việc triển khai nhiều chi nhánh chính là việc không thể đảm bảo nguồn hàng cung ứng. Trong thời gian đầu khi mở cửa hàng thứ hai, có thể bạn chưa xây dựng được kho chứa hàng hóa, cũng chính vì vậy mà nguồn hàng có thể thiếu trước hụt sau. Điều này mang đến cho khách hàng của bạn sự phiền toái và thậm chí là rời đi vì đánh giá mức độ chuyên nghiệp của cửa hàng bạn.
Nhiều cửa hàng sụp đổ không phải do hệ thống yếu kém hay suy thoái, mà là không thu hút được khách hàng vì nguồn hàng cung không đủ để duy trì, không có sự đa dạng hàng hóa cũng như chất lượng hàng hóa kém và có sự chênh lệch về chất lượng,...
Giữ chân khách hàng
Kinh doanh bán lẻ, nhiều người rất “hời hợt” với việc thu thập thông tin khách hàng, tương tác và chăm sóc khách hàng. Việc khách đến với cửa hàng của bạn và ra về với tâm thế như thế nào, có hài lòng hay không; hay là đang gặp vấn đề gì đó với cửa hàng, thậm chí có nhiều người chủ còn chẳng mảy may bận tâm! Đó là lý do mà bạn vẫn cứ “tèn tèn” mà không thể phát triển hơn nữa. Trong khi có hàng nghìn shop offline, online bán những mặt hàng như bạn nhưng họ lại có sự tương tác, chăm sóc khách hàng cũng như có nhiều chương trình tri ân, cho khách hàng của bạn nhiều giá trị hơn. Vậy thì hãy tự tìm lấy một lý do khiến khách hàng vẫn chọn ở lại cửa hàng của bạn đi!
Có thể bạn chưa biết: chi phí để tìm kiếm khách hàng mới đắt gấp 3 lần so với việc duy trì và tương tác với khách hàng cũ. Vậy mới có câu: giữ chân khách hàng là một nghệ thuật, người giữ chân khách hàng được mới là một nghệ sĩ!
6 yếu tố chính để quản lý hệ thống cửa hàng bán lẻ hiệu quả
Quản trị tài chính chuỗi cửa hàng
Quản trị tài chính tốt chính là cách hiệu quả nhất để nhìn thấy sự phát triển từng ngày của chuỗi cửa hàng. Không những thế, việc này còn mang đến nhiều lợi ích khác như bạn có thể chủ động trong công tác xuất nhập kho, cắt giảm chi phí, mức lương thưởng cho nhân viên, tái đầu tư vào hoạt động kinh doanh,... từ đó có thể có được cái nhìn tổng quát về tình hình kinh doanh của chuỗi cửa hàng và triển khai những kế hoạch phát triển phù hợp.
Quản lý nhân viên bán hàng
Quản lý nhân viên của một cửa hàng còn khó khăn thì việc quản lý cả chuỗi sẽ là cả một vấn đề nan giải! Đó là chưa kể nhân viên có thể làm việc vượt cấp, vượt quyền hạn. Bạn cũng không thể luôn luôn có mặt ở từng cửa hàng được, giải pháp đưa ra ở đây là thuê nhân viên quản lý. Tuy nhiên, giải pháp này không chỉ khiến bạn mất nhiều chi phí mà vẫn không thể giải quyết triệt để vấn đề của bạn.
Nếu như không thể tìm ra một giải pháp để quản lý nhân viên thì việc xảy ra thất thoát là điều không thể tránh khỏi! Bạn cũng không thể theo dõi năng suất cũng như thái độ làm việc của từng nhân viên trong công tác bán hàng.
Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của cửa hàng. Chia sẻ với bạn giải pháp mà hàng nghìn chuỗi cửa hàng đã áp dụng và cho đánh giá tích cực nhất là quản lý nhân viên trong kinh doanh.
Bạn nên thuê những người mà bạn có thể tin tưởng để đại diện bạn để quản lý cửa hàng bán lẻ trong chuỗi. Đảm bảo rằng tất cả nhân viên của bạn đều có năng lực và khả năng làm việc chuyên nghiệp.
Đào tạo định kỳ rất quan trọng để nâng cao kỹ năng của nhân viên, đặc biệt là đối với những người trực tiếp xử lý khách hàng hàng ngày. Nhân viên của bạn cần có tầm nhìn và sứ mệnh phù hợp với doanh nghiệp của bạn.
Để nhân viên của bạn làm việc, bạn phải quan tâm đến phúc lợi của họ. Đảm bảo rằng họ luôn nhận được lương, ưu đãi và phúc lợi một cách đồng đều. Điều này có thể dễ dàng thực hiện nếu bạn sử dụng các giải pháp quản lý nhân sự cho nhân viên bán lẻ.
Quản lý lượng khách hàng của hệ thống
Cách quản lý chuỗi cửa hàng hiệu quả, bạn không thể không quản lý tốt lượng khách hàng của từng chi nhánh. Bên cạnh việc theo dõi lượng khách hàng của mỗi chi nhánh, việc nhập liệu thông tin khách hàng cũng là điều hết sức quan trọng.
Quản lý các cửa hàng bán lẻ hiệu quả yêu cầu chạy các quy trình giống nhau ở tất cả các cửa hàng. ơn nữa, nó cũng cung cấp trải nghiệm khách hàng tương tự. Do đó, khách hàng cảm thấy như vậy với thương hiệu mặc dù họ có thể ghé thăm các cửa hàng khác nhau.
Nắm và quản lý được thông tin khách hàng, lượng khách hàng sẽ giúp bạn xây dựng được những chương trình khuyến mãi, tri ân nhằm gia tăng tương tác giữa bạn và khách hàng đồng thời, đây chính là biện pháp giữ chân khách hàng cho chuỗi cửa hàng của bạn hiệu quả.
Quản lý chuỗi cửa hàng bằng cách kiểm soát tất cả hàng hóa
Vấn đề khi quản lý hàng hóa cho cả chuỗi chính là khi số lượng hàng quá nhiều đồng thời cần có sự liên kết giữa các cửa hàng với nhau. Bên cạnh đó, việc nắm bắt được số lượng hàng hóa giúp bạn có thể theo dõi và kịp thời tư vấn cho khách hàng, chốt đơn hàng, nhập hàng và thanh lý lượng hàng tồn kho đúng lúc.
Tuy nhiên, việc quản lý hàng hóa thủ công, bằng sổ sách sẽ không tránh được trường hợp sai sót, làm ảnh hưởng đến quá trình nhập, xuất hàng.
Vì các cửa hàng bán lẻ của bạn nằm rải rác ở các địa điểm khác nhau, điều đó có nghĩa là bạn cũng giữ hàng tồn kho của mình ở những nơi khác nhau. Cũng giống như dữ liệu bán hàng, khoảng không quảng cáo của bạn cũng phải được quản lý thông qua một hệ thống duy nhất. Điều này sẽ giúp bạn theo dõi mức tồn kho của mình hiệu quả hơn. Sử dụng hệ thống quản lý hàng tồn kho sẽ giúp bạn theo dõi mức tồn kho trên tất cả các cửa hàng mà không cần phải sử dụng các công cụ riêng biệt . Nếu có một mặt hàng mà khách hàng đang tìm kiếm không có sẵn ở một cửa hàng, thì bạn có thể dễ dàng tìm kiếm mặt hàng đó ở cửa hàng khác của mình bằng cách sử dụng cùng một hệ thống.
Quản lý nguyên vật liệu
Cũng giống như trên, công đoạn quản lý nguyên vật liệu của cửa hàng càng phải được chú trọng. Nguyên vật liệu ở đây, tùy vào mặt hàng kinh doanh của từng cửa hàng mà khác nhau, nó có thể là vải để kinh doanh ngành may mặc, nguyên vật liệu để kinh doanh mỹ phẩm handmade,...
Khâu kiểm soát chúng khá quan trọng vì nó là nguồn cung để đáp ứng số lượng hàng hóa bán ra cho chuỗi cửa hàng.
Đánh giá doanh thu của từng cửa hàng
Có thể nói, khó khăn nhất trong quản lý chuỗi cửa hàng chính là kiểm soát doanh thu cho từng chi nhánh. Thông qua sổ sách, bạn khó có thể hình dung được tổng thể tình hình kinh doanh của chinh nhánh như thế nào, các khoản thu chi, lãi lỗ, công nợ muốn ghi chép một cách chi tiết và rành mạch nhất cũng chỉ có thể là bạn mà khó tin tưởng giao cho ai khác.
Nắm rõ được tình hình kinh doanh của từng chi nhánh giúp bạn có thể phát triển được những chiến lược kinh doanh mới, thúc đẩy doanh số bán hàng hiệu quả đồng thời đưa thương hiệu của mình đi xa hơn. Việc này, chỉ có mang về cho bạn nhiều, thậm chí rất nhiều lợi ích. Vì vậy, việc sử dụng phần mềm quản lý bán hàng hỗ trợ quản lý chuỗi hiệu quả được rất nhiều chủ cửa hàng lựa chọn. Việc sử dụng công nghệ mang lại rất nhiều sự linh hoạt cho bạn.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn không cần phải trực tiếp đến từng cửa hàng của mình nữa. Thay vào đó, đôi khi bạn nên có mặt trực tiếp tại từng cửa hàng của mình để giám sát hoạt động. Do đó, bạn sẽ có thể tìm ra những gì cần sửa hoặc cải thiện tại mỗi cửa hàng bán lẻ của mình.
Nhất quán hình ảnh thương hiệu cho chuỗi cửa hàng
Một lưu ý vô cùng quan trọng không thể không nhắc đến trong cách quản lý hệ thống cửa hàng chính là nhất quán hình ảnh, thương hiệu của hệ thống. Để khách hàng không nhầm lẫn thương hiệu của bạn với một thương hiệu khác, bạn cần đầu tư về màu chủ đạo của cửa hàng, logo, bảng hiệu, phong cách cửa hàng,...
Sự nhất quán còn dựa trên sản phẩm mà bạn cung cấp, , chính sách giá, ưu đãi cũng như dịch vụ chăm sóc khách hàng,... Nếu đảm bảo được điều này, tin chắc rằng bạn nắm chắc 50% niềm tin của khách hàng đặc vào chuỗi cửa hàng của bạn.
Bên cạnh đó, cần quản lý tập trung tất cả các dữ liệu bán hàng. Quản lý dữ liệu bán hàng bao gồm chi tiết khách hàng một cách riêng biệt là rất kém hiệu quả. Hãy tưởng tượng mỗi nhóm phải gửi báo cáo của họ theo cách thủ công hàng tuần. Bạn cũng sẽ khó tìm thấy dữ liệu bán hàng mà bạn cần, vì các tệp của bạn rất lộn xộn và không có bộ lọc nào có thể được sử dụng để thuận tiện cho việc tìm kiếm. Để giảm nguy cơ mất dữ liệu bán hàng, bạn nên lưu nó vào một kho lưu trữ. Giải pháp quản lý bán hàng tự động cho phép bạn tích hợp tất cả dữ liệu bán hàng được tạo ra từ mỗi cửa hàng . Thông qua hệ thống này, bạn cũng có thể tạo ra các báo cáo bán hàng đầy đủ và chính xác theo thời gian thực.
Tóm lại
Thực tế, quản lý chuỗi cửa hàng không quá khó nếu như bạn nắm rõ dự trù và khắc phục những khó khăn có thể thể gặp phải, mọi việc sẽ mượt mà hơn.
Đừng quên tận dụng tối đa công nghệ, đầu tư đưa một phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng vững chắc để giúp bạn theo dõi được hàng hóa, hàng tồn kho và doanh số bán hàng giữa các cửa hàng trong chuỗi.
Trên đây là chia sẻ những khó khăn mà quản lý hệ thống các chi nhánh thường mắc phải. Hy vọng bạn tích góp được nhiều điều thông qua bài viết này. Chúc bạn thành công!