Nội dung
- 1. Quản lý sản phẩm là gì?
-
2. Bí quyết quản lý sản phẩm đơn giản, tối ưu chi phí, tăng doanh thu
- 2.1 1. Có chiến lược sản phẩm cụ thể
- 2.2 2. Nghiên cứu thị trường là bước quan trọng trong quy trình quản lý sản phẩm
- 2.3 3. Phát triển sản phẩm
- 2.4 4. Chọn thời điểm ra mắt sản phẩm
- 2.5 5. Xây dựng thương hiệu sản phẩm
- 2.6 6. Quản lý sản phẩm hiệu quả nhờ phân phối đúng cách
- 2.7 7. Triển khai kế hoạch quảng bá sản phẩm
- 2.8 8. Để ý đến trải nghiệm khách hàng
- 2.9 9. Tiếp thu ý kiến, phản hồi từ khách hàng
- 2.10 10. Định giá sản phẩm
- 3. Sử dụng phần mềm quản lý sản phẩm để tối ưu quy trình làm việc
Quản lý sản phẩm là một trong những yếu tố không thể thiếu nếu doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển lâu dài. Khi có một quy trình kiểm soát rõ ràng, bạn sẽ nắm bắt được những thông tin cần thiết. Sau đó có thể sử dụng dữ liệu để tiến hành phân tích, đưa ra đánh ra và lên chiến lược phát triển trong tương lai. Nếu vẫn chưa hiểu rõ về quản lý sản phẩm là gì, quy trình như thế nào thì cùng TPos tìm kiếm câu trả lời ngay sau đây.
Quản lý sản phẩm là gì?
Quản lý sản phẩm là một quy trình bao gồm tất cả các công việc như lên kế hoạch, thiết kế, thử nghiệm, đưa sản phẩm ra thị trường. Người làm nhiệm vụ này sẽ có trách nhiệm phát triển sản phẩm, dự báo, định giá, ra mắt, tiếp thị sản phẩm ở tất cả giai đoạn của một chu kỳ sống của sản phẩm. Hoàn thành tốt việc này sẽ giúp sở hữu một sản phẩm tiềm năng, dễ dàng gia tăng lợi nhuận cho bạn.
Bí quyết quản lý sản phẩm đơn giản, tối ưu chi phí, tăng doanh thu
Muốn quy trình làm việc đạt kết quả cao nhất thì chúng ta cần thực hiện một cách bài bản. Từng giai đoạn sẽ cần thời gian nghiên cứu, xác định mục tiêu cụ thể thì kế hoạch quản lý mới khả thi.
1. Có chiến lược sản phẩm cụ thể
Chiến lược sản phẩm sẽ giúp bạn đưa ra các quyết định đúng đắn, từ việc phát triển sản xuất, phương án kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Một lộ trình càng rõ ràng, cụ thể thì thời gian đạt được thành công sẽ càng ngắn.
Bạn cần thiết lập mục tiêu chính là phát triển sản phẩm mới hay hoàn thiện sản phẩm hiện tại. Một số phương pháp thường được áp dụng là kiến trúc thương hiệu và nhận dạng, dịch vụ khách hàng, mô hình kinh doanh, thiết kế, kênh phân phối, thị trường ngách, giá cả,...
2. Nghiên cứu thị trường là bước quan trọng trong quy trình quản lý sản phẩm
Các nhà bán hàng không được xem thường việc nghiên cứu thị trường vì việc này sẽ giúp bạn xác định rõ các đối thủ cạnh tranh và khách hàng tiềm năng. Có rất nhiều nguồn thông tin hữu ích bạn có thể tham khảo là website bán hàng của bạn, các trang mạng xã hội, đối tác, số liệu báo cáo từ các đơn vị chuyên đo lường, các nghiên cứu khoa học, phỏng vấn trực tiếp người dùng để phân tích hành vi của họ,... Kết hợp cả dữ liệu thứ cấp và sơ cấp để thông tin được chính xác và khách quan nhất.
3. Phát triển sản phẩm
Với vai trò quản lý sản phẩm thì bạn cũng sẽ có nhiệm vụ tiếp tục nghiên cứu, phát triển và cải thiện sản phẩm cho tốt nhất. Vì vậy, đừng bao giờ quên đi trách nhiệm này nếu không sẽ dễ khiến sản phẩm của bạn khó tồn tại lâu dài trên thị trường.
4. Chọn thời điểm ra mắt sản phẩm
Thời điểm ra mắt cũng là một trong những điều bạn cần phải lưu ý. Khi đưa sản phẩm ra đúng lúc, đúng thị trường mục tiêu thì hiệu quả mang lại sẽ rất cao. Còn không, cho dù bạn triển khai đa kênh, sản phẩm có tốt đến mức nào đi nữa thì cũng khó lòng đạt kết quả tốt nhất.
5. Xây dựng thương hiệu sản phẩm
Xây dựng thương hiệu uy tín trong mắt người tiêu dùng cũng giúp quản trị sản phẩm hiệu quả. Bạn nên có chiến lược giúp khách hàng hiểu hơn về sản phẩm của bạn để họ tin tưởng và yên tâm hơn khi sử dụng. Đồng thời dễ dàng nhận biết, phân biệt được các sản phẩm của bạn cung cấp so với đối thủ. Đây chính là yếu tố tạo sự gắn kết với người dùng để biến những người này thành khách hàng trung thành với bạn.
6. Quản lý sản phẩm hiệu quả nhờ phân phối đúng cách
Các nhà quản lý nên đặt ưu tiên cho việc phân phối sản phẩm đến khách hàng. Có thể sử dụng kết hợp với các kênh tiếp thị, bán lẻ, bán hàng cá nhân hoặc đối tác, bán qua đại lý,...
7. Triển khai kế hoạch quảng bá sản phẩm
Khuyến mại, quảng cáo, PR, truyền thông và bán hàng là những công việc quan trọng không được bỏ qua. Bạn cần vừa có chiến dịch nâng cao nhận thức của người dùng về thương hiệu, kích thích sự tò mò. Đồng thời có chiến lược thúc đẩy mua hàng, chốt sales đúng lúc.
8. Để ý đến trải nghiệm khách hàng
Trải nghiệm của khách hàng là một trong những yếu tố tác động rất lớn đến sự thành công của bạn. Khi người dùng có trải nghiệm về sản phẩm, dịch vụ tốt thì họ dễ dàng đưa ra quyết định mua hàng. Vì vậy, bất kỳ tương tác nào giữa khách hàng và doanh nghiệp đều cần chuyên nghiệp hóa.
9. Tiếp thu ý kiến, phản hồi từ khách hàng
Các ý kiến, phản hồi từ người mua cũng không nên bỏ qua. Chúng đều là những thông tin hữu ích giúp bạn có cái nhìn chính xác về sản phẩm và dịch vụ của mình, từ đó có phương án cải thiện mọi thứ tốt hơn.
10. Định giá sản phẩm
Quy trình quản lý sản phẩm có hiệu quả hay không cũng phụ thuộc rất nhiều vào việc định giá sản phẩm. Đây cũng là một chiến lược giúp bạn tạo ra lợi thế cạnh tranh so với đối thủ. Để có một mức giá phù hợp, bạn cần dựa vào quy luật cung cầu, mức độ cạnh tranh thực tế, chi phí,...
>> Hướng dẫn định giá sản phẩm tối ưu nhất cho doanh nghiệp!
Sử dụng phần mềm quản lý sản phẩm để tối ưu quy trình làm việc
Làm thế nào để quản lý sản phẩm một cách chính xác, chỉn chu nhất? Đó chính là sử dụng phần mềm quản lý sản phẩm. Sự cạnh tranh hiện nay đã và đang trở nên gay gắt hơn trong kinh doanh, vì các nhà bán hàng ngày càng đa dạng chung các loại hàng hoá và vấn đề phát sinh ở đây đó là: “Làm thế nào để quản lý tốt các mặt hàng, khi có quá nhiều vấn đề cần giải quyết?”. Bởi thế, bạn cần có công cụ hỗ trợ giúp bạn tối ưu quy trình làm việc và quản lý sản phẩm tốt hơn. Cùng tìm hiểu một phần mềm sẽ hỗ trợ được bạn những gì ngay sau đây.
1. Thêm mới sản phẩm có nhiều đơn vị tính: Bạn muốn bán hàng theo sỉ và lẻ, nhưng giá sỉ và giá lẻ hoàn toàn khác nhau. Phần mềm sẽ giúp bạn quy đổi số lượng sản phẩm thành công và bán chính xác với giá hàng. Dễ dàng chỉnh sửa cho phù hợp với nhiều kênh bán hàng. Giúp việc triển khai hiệu quả, không tốn nhiều thời gian.
2. Quản lý mã serial tương ứng từng sản phẩm: Các mặt hàng khi đưa ra thị trường luôn có số serial để đảm đúng số lượng và kiểm soát tốt hàng xuất nhập tồn trong kho. Các sản phẩm sẽ không trùng mã với nhau do đó việc kiểm tra và bảo hành sẽ dễ dàng hơn. Việc này sẽ giúp bạn nắm bắt về thông tin bán hàng của từng sản phẩm để đưa ra chiến lược bán hàng hiệu quả hơn trong tương lai.
3. Thêm mới sản phẩm bằng file excel: Xuất nhập dữ liệu từ file nhanh chóng, chính xác. Tạo thông tin nhiều sản phẩm khác nhau cùng một lúc nhằm tiết kiệm tối đa thời gian từ file excel mẫu, tăng độ chính xác, tiết kiệm thời gian lại giảm thiểu các sai sót trong quá trình kiểm tra hàng hóa.
4. Thêm mới combo sản phẩm: Nhằm cải thiện năng suất bán hàng và kết nối mối quan hệ lâu dài với khách mua hàng, bạn cần ra gói sản phẩm gồm các mặt hàng khác nhau được gộp với nhau gọi là combo. Với giao diện dễ sử dụng chỉ cần thao tác đơn giản bạn đã là chọn vào sản phẩm sẽ trở thành combo là bạn đã có ngay trên trang bán hàng của bạn gói combo mà bạn mong muốn.
5. Tối ưu hóa chăm sóc khách hàng: Mọi thông tin, lịch sử và thói quen mua sắm, thông tin cơ bản của người mua đều được lưu lại trên hệ thống để sau này có thể sử dụng. Bạn cũng có thể thu thập thông tin, ý kiến góp ý của khách hàng để cải thiện chất lượng dịch vụ.
6. Loại sản phẩm: Phần mềm sẽ giúp bạn phân loại các sản phẩm để khách hàng có thể tìm nhanh mặt hàng cần mua, phần mềm sắp xếp và phân loại theo tính chất các loại hàng hóa.
7. Danh sách sản phẩm: Ví dụ như điện thoại, máy ảnh, làm đẹp, thời trang, đồ chơi, thiết bị điện tử,... khi các bạn nhấp vào ô có từ khóa bạn đang tìm kiếm, sẽ hiện ra nhiều dòng sản phẩm, bạn tha hồ chọn lựa, mua sắm. Cách sắp xếp theo trình tự, tìm kiếm rất dễ dàng và nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian.
8. Định mức sản phẩm tồn kho: Phần mềm có chức năng thông báo cho chủ cửa hàng biết sản phẩm đó sắp hết, để chủ cửa hàng có định hướng nhập thêm sản phẩm hay không. Cảnh báo sản phẩm có tồn kho quá nhiều hay không, thông qua nhập định mức tồn kho.
Hy vọng với những gì TPos vừa chia sẻ, bạn đọc đã hiểu được quản lý sản phẩm là gì, quy trình rao sao. từ đó biết cách tối ưu công việc của mình, đem lại hiệu quả cao hơn cho doanh nghiệp. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, đừng ngần ngại để lại câu hỏi để được giải đáp miễn phí nhé. Chúc bạn thành công!