Nội dung
- 1. Tâm lý học kinh doanh là gì
-
2. Ứng dụng tâm lý học trong kinh doanh bán hàng
- 2.1 1. Cung cấp cho khách hàng ít sự lựa chọn hơn
- 2.2 2. Tâm lý sợ mất mát
- 2.3 3. Thể hiện sự chuyên nghiệp để tạo lòng tin từ khách hàng
- 2.4 4. Chứng minh uy tín bằng sự đánh giá từ xã hội
- 2.5 5. Hiệu ứng tâm lý học kinh doanh tương hỗ
- 2.6 6. Áp dụng “bẫy tâm lý” FOMO(sợ bị bỏ lỡ)
- 2.7 7. Chia sẻ câu chuyện gây tác động
- 2.8 8. Đừng nhắc đến mục tiêu của mình cho người khác
Cho dù bạn là một chuyên gia bán hàng dày dặn kinh nghiệm hay vẫn đang cố gắng từng bước để chốt những đơn hàng đầu tiêu trong cuộc đời mình, thì sẽ luôn có những khoảnh khắc mà bạn cần phải sử dụng thủ thuật tâm lý học ứng dụng trong kinh doanh bán hàng của mình.
Đôi khi có những trường hợp khách hàng tiềm năng của bạn đã sắp thực hiện bước mua hàng cuối cùng rồi, nhưng vì một lý do nào đó, bạn không thể hoàn thành giao dịch. Dưới đây là 8 thủ thuật tâm lý học trong kinh doanh bán hàng, giúp bạn thuận lợi chốt được nhiều đơn hàng từ những khách hàng tiềm năng khó thành công này.
Tâm lý học kinh doanh là gì
Tâm lý học kinh doanh là nghiên cứu và thực hành để cải thiện cuộc sống công việc. Nó kết hợp sự hiểu biết về khoa học hành vi con người với kinh nghiệm làm việc để đạt được hiệu suất hiệu quả và bền vững, cho cả cá nhân và tổ chức. Nó bao gồm 2 loại là:
- Tâm lý học kinh doanh quản trị cá nhân
- Tâm lý học kinh doanh quản trị tập thể
Bạn có thể hiểu theo một cách đơn giản tâm lý học kinh doanh là các dấu hiệu, hành vi của một nhóm đối tượng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh mua hàng. Khi nắm được tâm lý học kinh doanh bạn sẽ có thể lãnh đạo tốt cho tập thể và đưa ra các chiến lược bán hàng đúng đắn.
Tâm lý học kinh doanh mang lại rất nhiều lợi ích như trong cách sử dụng nhân viên, giúp tạo môi trường làm việc tốt, thuyết phục khách mua hàng dễ dàng hơn.
Ứng dụng tâm lý học trong kinh doanh bán hàng
1. Cung cấp cho khách hàng ít sự lựa chọn hơn
Việc cung cấp cho khách hàng tiềm năng quá nhiều lựa chọn khác nhau khiến họ khó đưa ra quyết định hơn - điều này làm tăng khả năng họ bỏ đi mà không mua bất cứ thứ gì. Nếu công ty của bạn bán nhiều loại sản phẩm, thì có một số cách để bạn có thể ngăn chặn tình trạng này.
Thay vì quảng cáo từng sản phẩm cho mọi khách hàng tiềm năng, bạn nên nghiên cứu nhu cầu của khách hàng tiềm năng trước để biết sản phẩm nào là phù hợp nên giới thiệu cho họ và phân chia sản phẩm thành các danh mục, để dễ dàng cho việc giới thiệu sản phẩm với khách hàng.
Tốt hơn hết, hãy gộp chung lại các sản phẩm được chọn có liên quan lại với nhau để khách hàng của bạn hiểu những sản phẩm nào là tốt khi sử dụng chung với nhau. Điều này có thể khiến họ đưa ra quyết định mua nhiều sản phẩm, thay vì chỉ mua vài sản phẩm nhỏ lẻ.
VD: Khi khách hàng cần mua mỹ phẩm trị mụn thì bạn có thể giới thiệu 2 hoặc 3 loại kem trị mụn tốt nhất đúng với tình trạng da của khách hàng và sản phẩm giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa mụn quay trở lại, tránh đưa ra quá nhiều loại kem trị mụn khiến khách hàng khó lựa chọn và không mua hàng.
2. Tâm lý sợ mất mát
Những người mua đang do dự cũng gặp khó khăn trong việc từ chối cơ hội tuyệt vời - đặc biệt nếu họ đang nghĩ về những gì họ sẽ mất khi bỏ lỡ từ chối cơ hội này. Bạn có thể khai thác điều này bằng cách đưa ra những điều mà họ sẽ bỏ lỡ nếu họ không mua hàng, thay vì chỉ nêu giá trị mà họ sẽ đạt được khi mua hàng
Hãy điều chỉnh quảng cáo của bạn mô tả cơ hội bị bỏ lỡ khi những khách hàng tiềm năng không có được sản phẩm này. Cuộc sống hay doanh nghiệp của họ sẽ thiếu gì nếu không có giải pháp này? Tại sao họ sẽ hối tiếc khi không mua.
VD: Khi bạn kinh doanh cửa hàng mẹ và bé, khi bắt đầu quảng cáo sữa tăng chiều cao cho bé đến những khách hàng mục tiêu, bạn sẽ mô tả nếu không có sữa tăng chiều cao này bé sẽ kém phát triển hơn các trẻ khác, khiến trẻ tự ti ảnh hưởng nhiều đến tâm lý và sự phát triển sau này.
3. Thể hiện sự chuyên nghiệp để tạo lòng tin từ khách hàng
Với tư cách là người bán bạn cần thể hiện sự chuyên nghiệp của mình trước khách hàng, có như vậy họ mới tin tưởng và quyết định mua sản phẩm hay sử dụng dịch vụ từ doanh nghiệp bạn. Nếu khách hàng tiềm năng của bạn hoài nghi hoặc không hoàn toàn tin tưởng bạn, dĩ nhiên họ sẽ không muốn mua bất cứ sản phẩm nào đến từ bạn.
Trước hết, hãy cho khách hàng tiềm năng biết về những năm kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn đằng sau sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Nếu bạn bán phần mềm, hãy khoe khoang về các nhà phát triển và kỹ sư có tầm nhìn xa và trình độ chuyên môn cao của bạn; nếu bạn bán một sản phẩm thực, hãy nói về nghiên cứu, những ưu điểm mà chỉ sản phẩm này có. Thương hiệu hoặc sản phẩm của bạn đã giành được giải thưởng nào hoặc nhận được lời khen ngợi từ chuyên gia trong ngành chưa? Hãy làm việc đó và thêm vào phần quảng cáo sản phẩm của bạn!
4. Chứng minh uy tín bằng sự đánh giá từ xã hội
Một cách khác để xây dựng uy tín là thông qua sự chứng minh từ nhiều người, từ xã hội. Hầu hết mọi người đều tin tưởng những người tiêu dùng khác hơn là các nhà tiếp thị hoặc đại diện bán hàng. Càng phổ biến được nhiều người nhắc đến, khen ngợi thì càng có giá trị. Vì vậy, nếu khách hàng tiềm năng biết rằng những khách hàng khác đã sử dụng sản phẩm và yêu thích nó, họ sẽ cảm nhận sản phẩm đó có giá trị hơn.
Bạn có thể đăng các bài đánh giá hay, hấp dẫn từ khách hàng mình lên trang web hay kênh bán hàng của bạn để khách hàng tiềm năng nhìn thấy chúng, khi họ nghiên cứu về công ty hoặc sản phẩm của bạn sẽ để lại ấn tượng tốt trong họ, nâng cao tỷ lệ chốt được đơn hàng.
VD: Khi bạn kinh doanh quán ăn hãy tìm một vài bài review hay về các món ăn của cửa hàng mình(tốt nhất nên là video review vì nó sẽ có độ chân thật hơn)sau đó đăng lên trang web kênh bán hàng của mình nơi mà mọi người dễ nhìn thấy nhất khi bắt đầu vào trang của bạn.
5. Hiệu ứng tâm lý học kinh doanh tương hỗ
Tặng miễn phí cho khách hàng tiềm năng thứ gì đó không chỉ khiến họ cảm thấy được trân trọng - nó còn truyền cho họ cảm giác có nghĩa vụ phải làm điều gì đó cho bạn. Ví dụ như bạn có thể cung cấp một số chiết khấu đặc biệt cho khách hàng mới.
Ngoài ra, bạn có thể đề nghị thiết lập bản demo miễn phí hoặc cho phép họ sử dụng sản phẩm, giải pháp của bạn miễn phí trong một số ngày nhất định. Điều này cho họ thời gian để quyết định xem họ có muốn đăng ký tài khoản trả phí hay không, kích thích sự cho đi và nhận lại từ khách hàng.
6. Áp dụng “bẫy tâm lý” FOMO(sợ bị bỏ lỡ)
Trái tim con người mong muốn những gì nó không thể có. Điều này có ý nghĩa gì đối với quảng cáo, việc kinh doanh bán hàng của bạn? Đó là bạn có thể lợi dụng tâm lý sợ bị bỏ lỡ của khách hàng, trình bày về sự khan hiếm của sản phẩm với họ để có thể dễ dàng chốt đơn, kích thích khách mua hàng . Đây là một chiến thuật tâm lý trong kinh doanh tương tự với hiệu ứng tâm lý sợ mất mát đã được trình bày ở trên.
Tư duy “có được trước khi mất” có thể áp dụng cho cả sản phẩm và ưu đãi đặc biệt trong thời gian giới hạn. Chiến thuật này cũng đóng vai trò giúp khẳng định sự uy tín của thương hiệu, bằng cách cho thấy rằng sản phẩm có nguy cơ cạn kiệt do nhu cầu cao từ thị trường.
7. Chia sẻ câu chuyện gây tác động
Chia sẻ một câu chuyện thành công của khách hàng liên quan có tác dụng mạnh hơn là chỉ liệt kê những lợi ích của sản phẩm của bạn. Ví dụ khi bạn kinh doanh mỹ phẩm trắng da hãy kể một câu chuyện từ khách hàng đã sử dụng mỹ phẩm trắng da của bạn và đã đạt được thành công cải thiện màu da của mình, trở nên xinh đẹp tư tin hơn.
Việc kể một câu chuyện không chỉ cho phép bạn kết nối nhanh hơn với khách hàng tiềm năng của mình (bằng cách giải phóng “hormone tin cậy”, oxytocin), nó còn giúp bạn thúc đẩy những khách hàng tiềm năng này thực hiện hành động mong muốn kết quả đạt được và mua sử dụng sản phẩm.
8. Đừng nhắc đến mục tiêu của mình cho người khác
Tỷ lệ đạt được mục tiêu của bạn sẽ bị giảm bớt nếu bạn nhắc nhiều lần mục tiêu của mình cho người khác biết. Bạn hãy thử suy nghĩ lại xem: Có bao giờ mình đã nói mục tiêu với người khác hay chưa, lúc đó tỷ lệ mục tiêu muốn thực hiện có bị giảm không? Để mình đoán nhé, câu trả lời sẽ là có!
Khi áp dụng điều này vào kinh doanh bạn sẽ biết bản thân mình sẽ nên nói những gì, tránh nói gì để có thể chốt được đơn hàng nhanh chóng. Một ví dụ để dễ hiểu hơn: Bạn đang mong muốn khách tiềm năng mua sản phẩm của mình, khách hàng rất thích sản phẩm và đang có ý định mua sản phẩm, nhưng bạn liên tục nhắc nhở họ ”Hãy mua đi, mua đi, mua nhanh đi...” Chắc chắn 1 điều rằng họ sẽ không thèm mua hàng của bạn nữa.
Qua bài viết về 8 thủ thuật tâm lý học trong kinh doanh trên, hy vọng có thể giúp được bạn đọc có thêm kiến thức kinh doanh để chốt đơn dễ dàng và ngày càng phát triển doanh nghiệp của mình hơn. Chúc bạn thành công!