Nội dung
Bài viết chia sẻ cách lập kế hoạch kinh doanh cho người mới kèm bảng mẫu kế hoạch kinh doanh, giúp bạn biết phải làm gì khi bắt tay vào thực hiện một ý tưởng bất kỳ.
Một bảng kế hoạch kinh doanh hoàn thiện là khởi đầu cho sự thành công đối với doanh nghiệp. Nói về cách lập kế hoạch kinh doanh cho người mới cùng những nguyên tắc cần lưu ý, tất cả sẽ được nêu rõ ở bên dưới bài viết này. Tham khảo ngay và “bỏ túi” những kiến thức bổ ích nhất cho mình nhé!
Tại sao cần lập 1 kế hoạch kinh doanh cho bản thân?
Bạn vẫn không chắc liệu một kế hoạch kinh doanh có xứng đáng với thời gian và sự đầu tư hay không? Bạn không thể bắt tay ngay vào việc bắt đầu và điều hành công việc kinh doanh của mình? Bạn có thể, nhưng bạn sẽ bỏ lỡ một số lợi ích chính mà kế hoạch kinh doanh mang lại. Có một kế hoạch kinh doanh sẽ giúp bạn theo những cách sau.
Phát triển doanh nghiệp của bạn nhanh hơn
Lập bảng kế hoạch kinh doanh là một trong những bước tiên quyết để bạn có thể có được cái nhìn chung nhất về mọi hoạt động, chiến lược của doanh nghiệp mình. Giúp doanh nghiệp nắm bắt được các điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội và thách thức so với đối thủ cạnh tranh. Từ đó, bạn có thể xây dựng những chiến lược hiệu quả hơn, đưa ra những kế hoạch thực tế hơn cho doanh nghiệp của mình.
Viết một kế hoạch kinh doanh là thiết lập một nền tảng cho doanh nghiệp của bạn. Bạn không dự đoán tương lai, bạn đang làm việc thông qua chiến lược cốt lõi của doanh nghiệp sẽ giúp bạn phát triển. Tài liệu ban đầu này không có nghĩa là hoàn hảo nhưng được thiết kế để xem xét và điều chỉnh nhằm giúp bạn xác định và đạt được mục tiêu của mình.
Nếu không có kế hoạch kinh doanh làm cơ sở, sẽ khó hơn rất nhiều để theo dõi tiến trình của bạn, thực hiện các điều chỉnh và luôn có sẵn thông tin lịch sử để tham khảo khi đưa ra các quyết định khó khăn. Lập một kế hoạch kinh doanh đảm bảo rằng bạn có một lộ trình không chỉ vạch ra nơi bạn định đi mà còn là nơi bạn đã đến.
Quảng cáo chiêu hàng và nhận tài trợ
Các nhà đầu tư và nhà cung cấp khoản vay cần biết rằng bạn có hiểu biết vững chắc về quy trình kinh doanh của mình. Bạn cần chứng minh rằng có một nhu cầu có thể đạt được và bền vững đối với giải pháp của mình, rằng bạn có một chiến lược kinh doanh mạnh mẽ và doanh nghiệp của bạn có thể ổn định về mặt tài chính. Điều này có nghĩa là có sẵn các báo cáo tài chính, dự báo và giải thích dễ hiểu về mô hình kinh doanh của bạn cho các nhà đầu tư tiềm năng.
Viết kế hoạch kinh doanh giúp bạn tập hợp tất cả những phần đó lại với nhau và tạo ra sự kết nối giữa chúng để kể một câu chuyện gắn kết về doanh nghiệp của bạn.
Đưa ra quyết định chiến lược tự tin
Bằng cách có một kế hoạch kinh doanh bằng văn bản mà bạn thường xuyên xem xét, bạn có thể đưa ra các quyết định tự tin. Bạn sẽ có tất cả thông tin cần thiết để biết khi nào bạn có thể thuê nhân viên mới, tung ra dòng sản phẩm mới hoặc mua hàng lớn. Đồng thời, bạn cũng có thể lên kế hoạch trước trong trường hợp một quyết định không diễn ra như mong đợi, giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra.
Việc lập 1 kế hoạch kinh doanh cho bản thân thực tế không quá phức tạp như mọi người vẫn nghĩ nhưng nó lại mang về nhiều hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bạn, thúc đẩy phát triển và đưa thương hiệu đi xa hơn. Theo dõi tiếp bên dưới để “bỏ túi” những cách lập kế hoạch kinh doanh cho người mới hấp dẫn nhất nhé!
Cần chuẩn bị gì cho việc lập kế hoạch kinh doanh?
Sau khi nắm những nguyên tắc trong cách lập kế hoạch kinh doanh, bạn còn cần phải chuẩn bị một số vấn đề liên quan sau.
Thu thập thông tin
Bảng kế hoạch kinh doanh của bạn nhất định sẽ có nhiều người đọc và để nó trở nên thuyết phục nhất, bạn cần thu thập những số liệu và thông tin như:
- Doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực nào? Sản phẩm chủ đạo là gì?
- Quy mô doanh nghiệp
- Tài chính: các vấn đề về nguồn vốn, dòng tiền
- Hoạt động marketing của doanh nghiệp: kênh phân phối, kênh truyền thông, thương hiệu, các chương trình quảng bá, chương trình cộng đồng,...
- Một số thông tin tổng quan về thị trường, ngành hàng, khách hàng tiềm năng, đối tác và các đối thủ
- Quản trị rủi ro: xem xét những rủi ro mà doanh nghiệp có thể mắc trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh
Bên cạnh đó, bạn cũng cần cân nhắc nhiều thông tin khác để phù hợp với ngành hàng của doanh nghiệp và thị trường đang hướng tới.
Chuẩn bị các tài liệu có liên quan
Kế tiếp, bạn cần chuẩn bị một số tài liệu, có thể đính kèm với bảng kế hoạch kinh doanh mà mình đã xây dựng Những tài liệu này có thể bao gồm:
- Logo, bộ nhận diện thương hiệu
- Báo cáo tài chính, báo cáo luân chuyển tiền tệ,...
- Một vài tài liệu xác thực của doanh nghiệp như giấy phép kinh doanh, chứng từ và các chứng chỉ có liên quan
- Quan trọng hơn hết là tài liệu nghiên cứu thị trường, phân tích ngành, đối thủ cạnh tranh và nghiên cứu về khách hàng ( khách hàng tiềm năng, khách hàng trung thành,...)
Trên đây là những ý chung, bạn có thể “tùy cơ ứng biến” để phù hợp với ngành hàng, mục đích và đối tượng người đọc bản kế hoạch.
Xác định đối tượng thực hiện
Một trong những cách xây dựng hoạch kinh doanh cho người mới chi tiết và khôn ngoan nhất chính là vạch ra sẵn đối tượng thực hiện kế hoạch. Người thực hiện bảng kế hoạch có thể là bộ phận hành chính, bộ phận marketing, bộ phận kinh doanh,... Bạn cần chỉ định ngay từ đầu để tránh những trường hợp không mong muốn có thể xảy ra.
Sau khi hoàn tất những bước chuẩn bị, giờ là lúc bạn tiến hành thực hiện lập kế hoạch kinh doanh chi tiết nhất từ 8 bước đơn giản dưới đây!
Hướng dẫn các bước lập kế hoạch kinh doanh cho người mới
Đừng quên rằng mục đích cuối cùng của việc lập kế hoạch kinh doanh là đặt ra những mục tiêu bạn mong muốn có được và hỗ trợ bạn theo dõi quá trình thực hiện. Cùng nắm bắt 8 bước trong cách lập kế hoạch kinh doanh chi tiết này nhé!
Xây dựng ý tưởng kinh doanh
Ý tưởng chính là linh hồn của kế hoạch kinh doanh, chính vì vậy mà để kế hoạch của bạn hoàn thiện nhất, cần có một ý tưởng hay và độc đáo. Đừng ngần ngại thể hiện ý tưởng của mình thông qua bảng kế hoạch nhé, bởi chẳng có ai đánh thuế giấc mơ của chúng ta cả. Thậm chí, một bản kế hoạch độc đáo có thể mang đến cho bạn sự thành công nhất định cho doanh nghiệp mình.
Do vậy, trước khi bắt đầu thực hiện lập 1 kế hoạch kinh doanh cho bản thân, bạn cần tìm ra một ý tưởng độc đáo, giàu tiềm năng và nhất là “không đụng hàng”. Điều này thậm chí có thể quyết định hơn 50% tỉ lệ thành công của bạn!
Phân tích thị trường
Để có những chiến lược kinh doanh đúng đắn nhất, bạn cần dành thời gian nghiên cứu và phân tích thị trường. “Thương trường là chiến trường”, là cuộc chiến của hàng nghìn kẻ đối đầu lẫn nhau, muốn giành được phần thắng, bạn cần có những nghiên cứu kỹ lưỡng về đối thủ của mình.
Trước hết, bạn cần hiểu về thị trường mà mình đang nhắm tới, hiểu tệp khách hàng của mình về những thói quen, hành vi mua sắm,... hơn hết, bạn phải là người hiểu rõ nhất về lĩnh vực kinh doanh của mình.
Sau đó, bạn xác định những đối thủ có cùng thị trường của mình và mở rộng hơn ở các đối thủ có thị trường khác. “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”, đó cũng là lý do mà trong cách lập kế hoạch kinh doanh cho người mới, chúng tôi cần nhấn mạnh ở khoản này.
>>Bạn có thể tham khảo thêm các phương pháp nghiên cứu thị trường được TPos chia sẻ này để dễ dàng tiếp cận và tìm hiệu thị trường, khách hàng và đối thủ, nhanh chóng xây dựng được bản kế hoạch phù hợp nhất.
Tìm hiểu khách hàng
Tìm hiểu khách hàng chính là một trong những cách xây dựng kế hoạch kinh doanh chi tiết nhất mà từ đó, bạn sẽ có được những chiến lược hiệu quả về sau. Đừng quên rằng khách hàng chính là đối tượng trực tiếp tiêu thụ, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn.
Đây là một lưu ý quan trọng bởi nếu bạn thực sự hiểu về nhu cầu, mong muốn, hành vi của khách hàng thì có thể nói, bạn nắm trong tay 60% khả năng thu hút khách hàng và vượt lên trên đối thủ của mình.
Đừng mải mê chỉ bán, bán và bán sản phẩm, dịch vụ của mình mà quên rằng, tâm lý, nhu cầu, hành vi của khách hàng mới chính là yếu tố mà bạn cần dành thời gian để nghiên cứu.
Lập biểu đồ SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, rủi ro)
Nếu như bạn đã tường tận về đối thủ cũng như khách hàng của mình thì trong bài viết về cách lập kế hoạch kinh doanh cho người mới này, bạn cần phải “hiểu chính mình”! Tức là hiểu về những điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và rủi ro mà doanh nghiệp mình đang có.
Khi đã hiểu về “chính mình”, bạn sẽ có được những chiến lược kinh doanh phù hợp với thực tế, với những gì doanh nghiệp mình đang có và khả năng phát triển. Từ đó, tránh được những kế hoạch bất khả thi mà hầu hết doanh nghiệp nào cũng từng mắc phải.
>> Cùng nghiên cứu phân tích mô hình SWOT để tìm hiểu sâu những gì doanh nghiệp, cửa hàng hay cá nhân đang có, từ đó phát huy các thế mạnh, cơ hội, cải thiện điểm yếu và hạn chế các rủi ro bên ngoài.
Kế hoạch marketing là yếu tố quan trọng
Không doanh nghiệp nào không thực hiện kế hoạch marketing mà có thể thuận lợi có được nhiều khách hàng cả, thậm chí kế hoạch marketing còn quyết định trực tiếp đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Và đó chính là điều kiện cần để bạn có thể phát triển thương hiệu, danh tiếng của doanh nghiệp ở quy mô rộng khắp.
Một lưu ý đối với cách xây dựng kế hoạch kinh doanh cho người mới hiệu quả nhất chính là cần chuẩn bị một chiến lược marketing đủ linh hoạt và “dài hơi”. Điều này giúp bạn có thể giúp bạn mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng và mở rộng thị trường hiệu quả nhất.
Về kế hoạch marketing chi tiết nhất, bạn có thể định hướng các chiến lược phát triển đa kênh, mang thương hiệu của mình tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng hơn thông qua các diễn đàn, các trang mạng xã hội, sàn thương mại điện tử,... Bên cạnh đó, những chiến lược thu hút khách hàng bằng chương trình khuyến mãi, các chương trình tích điểm, giảm giá dịch vụ,.... cũng chính là những gợi ý đắt giá trong kế hoạch kinh doanh của bạn.
Kế hoạch nhân sự
Nói về cách lập kế hoạch kinh doanh chi tiết nhất, bạn nên chuẩn bị kế hoạch về những yếu tố bên trong. Và khi mở rộng quy mô kinh doanh, kế hoạch về nhân sự là điều bạn cần lưu ý tiếp theo.
Nhân viên bán hàng, nhân viên kế toán, nhân viên kho, quản lý, bảo vệ, nhân viên hành chính, nhân sự, bộ phận marketing, nhân viên sale,... rất nhiều vị trí mà bạn chắc chắn không thể nào kiểm soát hết. Do đó, một kế hoạch về quản lý nhân sự, kế hoạch đào tạo, hướng dẫn và phát triển kỹ năng cho nhân viên là điều cần thiết để sắp xếp mọi hoạt động về nhân sự chỉnh chu và hoàn thiện nhất.
Kế hoạch tài chính
Tài chính là yếu tố duy trì mọi hoạt động của doanh nghiệp, mọi kế hoạch, chiến lược phát triển đều cần có vốn để duy trì. Đó là lý do mà bạn cần hết sức cân nhắc và tính toán chi tiết nhất.
Về việc quản lý dòng tiền cũng là điều hết sức quan trọng, bởi nếu không phân bổ mọi thứ hợp lý nhất, khả năng lãi không đủ để bù lỗ là tương đối cao. Vậy nên, việc lên kế hoạch về tài chính và quản lý tài chính đích thị là điều mà bạn cần hết sức lưu ý mà nhất là trong kế hoạch kinh doanh đối với người mới.
Thực hiện kế hoạch
Sau khi lập bảng kế hoạch kinh doanh chi tiết, tiếp theo bạn cần thực hiện triển khai kế hoạch theo từng bước. Nhưng hãy đảm bảo rằng mọi thứ bạn triển khai đều nằm trong kế hoạch đã định trước.
Trong bảng kế hoạch bạn cũng nên đưa ra những phương án dự trù để ứng biến được với những tình huống bất chợt có thể xảy ra.
Bảng mẫu lập kế hoạch kinh doanh
Việc lập bảng kế hoạch kinh doanh thực tế không quá phức tạp như bạn vẫn nghĩ, dưới đây là bảng mẫu lập kế hoạch kinh doanh chi tiết và đơn giản nhất. Bạn có thể tham khảo: Bảng mẫu kế hoạch kinh doanh
Để có cách lập kế hoạch kinh doanh chi tiết nhất
Để có cách lập kế hoạch kinh doanh chi tiết nhất, trước hết, bạn cần lưu ý 3 “nguyên tắc vàng” dưới đây!
Kế hoạch kinh doanh cần súc tích, ngắn gọn
Cầm kế hoạch kinh doanh trên tay với lượng trang dày đặc và kín mít chữ, liệu bạn có “ngán ngẩm” hay không? Và tin chắc rằng cũng không một ai muốn đọc một bảng kế hoạch quá dài dòng, lan man, không tóm được nội dung chính.
Bên cạnh đó, mục đích lập nên bảng kế hoạch kinh doanh là khái quát mọi vấn đề nội bộ và kế hoạch phát triển doanh nghiệp lâu dài. Có thể sẽ phải điều chỉnh, bổ sung liên tục, vậy bạn liệu có tránh được những nhầm lẫn, rắc rối trong quá trình sửa đổi một xấp giấy tờ dày cộm kia không?
Vì vậy, đừng quên cô động nội dung và giữ cho bảng kế hoạch kinh doanh ngắn gọn nhất nhé!
Cần phù hợp với người đọc
Trong bài viết về cách lập kế hoạch kinh doanh cho người mới này, hết sức lưu ý với bạn rằng đối tượng người đọc là yếu tố đầu tiên bạn cần cân nhắc. Bởi kế hoạch kinh doanh mà bạn lập ra có thể gửi tới cho nhiều người như: sếp, nhân viên, đối tác, nhà đầu tư, khách hàng,... Và không phải ai trong số đó cũng hiểu hết những thuật ngữ chuyên ngành, danh từ, từ viết tắt,... mà có thể bạn sẽ nói. Đó là lý do bạn cần nghĩ đến đối tượng đọc và sử dụng những ngôn từ phù hợp nhất. Đây cũng là cách lập kế hoạch kinh doanh chi tiết mà bạn cần chú trọng.
Trong trường hợp cần sử dụng những từ chuyên ngành mà đối tượng đọc lại có thể không hiểu được, bạn cần lập một ghi chú nhỏ để mọi người đều có thể hiểu và thấm nhuần bảng kế hoạch của bạn. Đây là một lưu ý quan trọng trong cách lập kế hoạch kinh doanh cho người mới mà bạn cần nắm kỹ nhé!
Đừng quá áp lực cho chính mình
Có thể, những người đọc kế hoạch của bạn là những người không quá tường tận về các yếu tố chuyên môn. Bạn cần diễn giải mạch lạc và chi tiết nhất có thể. Cũng đừng đưa quá nhiều con số vào kế hoạch của bạn, chúng sẽ làm bản kế hoạch trở nên phức tạp và rắc rối hơn nhiều.
Nếu bạn có đủ hiểu biết về lĩnh vực mà bạn đang hướng đến, việc lập kế hoạch kinh doanh thực tế không quá phức tạp như bạn nghĩ. Cách lập kế hoạch kinh doanh cho người mới cũng không quá chi li đến mức khiến bạn phải đặt áp lực cho mình. Trên thực tế, bạn có thể bắt đầu với bản kế hoạch đơn giản trên mặt giấy sau đó triển khai chi tiết hơn.
Kiểm tra lỗi
Các lỗi chính tả, dấu câu và ngữ pháp có thể khiến cho người quản lý, các nhà đầu tư tiềm năng không chú ý đến, khiến họ nghĩ về công việc kinh doanh của bạn và đổ lỗi cho những sai lầm bạn đã mắc phải. Nếu việc viết và chỉnh sửa không phải là điểm mạnh của bạn, bạn có thể muốn thuê một người viết kế hoạch kinh doanh chuyên nghiệp, người biên tập bản sao hoặc người hiệu đính.
Hiểu đối tượng hướng đến
Viết kế hoạch của bạn bằng ngôn ngữ mà mọi người có thể hiểu.
Ví dụ: nếu công ty của bạn đang phát triển một quy trình công nghệ phức tạp, nhưng các nhà đầu tư tiềm năng của bạn không phải là dân công nghệ, hãy tránh những biệt ngữ hoặc từ viết tắt không quen thuộc.
Thay vì điều này: “Công nghệ đang chờ cấp bằng sáng chế của chúng tôi là tiện ích bổ sung một kết nối cho các thiết lập CPAP hiện có. Khi được gắn vào thiết lập CPAP, sản phẩm của chúng tôi cung cấp hệ thống thông gió áp suất kép.”
Hãy thay thế bằng nội dung dễ hiểu đối với tất cả mọi người: “Sản phẩm đang chờ cấp bằng sáng chế của chúng tôi là một thiết bị không tốn điện, dễ sử dụng, thay thế các máy thở truyền thống được sử dụng trong bệnh viện với chi phí bằng 1/100.”
Thu hút các nhà đầu tư của bạn và giữ cho các giải thích về sản phẩm của bạn đơn giản và trực tiếp, sử dụng các thuật ngữ mà mọi người có thể hiểu được. Bạn luôn có thể sử dụng phụ lục của kế hoạch của mình để cung cấp thông số kỹ thuật đầy đủ nếu cần.
Thử nghiệm ý tưởng kinh doanh
Làm việc thông qua kế hoạch kinh doanh, có thể giúp bạn kiểm tra tính khả thi của kế hoạch kinh doanh trước khi ra mắt. Khi bạn làm việc thông qua mọi thứ, từ xây dựng thương hiệu và tuyên bố sứ mệnh, đến cơ hội và việc thực hiện, điều tốt nhất bạn có thể làm là nhận phản hồi và thử nghiệm các yếu tố khác nhau của doanh nghiệp. Điều này có thể đơn giản như nhờ một người cố vấn hoặc đối tác xem xét các yếu tố trong kế hoạch của bạn hoặc thực hiện nghiên cứu thị trường và nói chuyện trực tiếp với cơ sở khách hàng tiềm năng của bạn.
Bạn càng kiểm tra và xem xét các yếu tố trong kế hoạch của mình, thì kế hoạch và hoạt động kinh doanh của bạn sẽ càng tốt hơn. Điều này có thể giúp bạn không mất nhiều ngày để phát triển một chiến lược không khả thi.
Trên đây là bài viết chia sẻ các bước lập bản kế hoạch kinh doanh cho người mới, các nguyên tắc cũng như những điều cần chuẩn bị để thực hiện viết kế hoạch kinh doanh chi tiết nhất. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích và hấp dẫn nhất. Cũng đừng quên theo dõi chúng tôi để cập nhật cho mình những kiến thức kinh doanh mới nhất nhé!