Nội dung:
- 1. Những thuận lợi và khó khăn khi kinh doanh quần áo tự thiết kế
- 2. Cần chuẩn bị những gì khi kinh doanh thời trang thiết kế?
- 3. Chiến lược marketing hiệu quả khi kinh doanh quần áo tự thiết kế
-
4. Gợi ý những ý tưởng kinh doanh quần áo tự thiết kế
- 4.1 1. Thiết kế các vật dụng mới từ đồ cũ
- 4.2 2. Kinh doanh kết hợp cung cấp vải
- 4.3 3. Kinh doanh quần áo trẻ em thiết kế
- 4.4 4. Mở shop bán quần áo tự may cho người trung tuổi
- 4.5 5. Sản xuất và thiết kế hàng đồng phục
- 4.6 6. Kinh doanh quần áo Vintage
- 4.7 7. Dịch vụ sửa chữa quần áo cũ
- 4.8 8. Tư vấn mua sắm cá nhân
- 5. Những kỹ năng thiết kế quần áo cần có thể tự thiết kế và kinh doanh
Kinh doanh quần áo tự thiết kế mang lại nhiều cơ hội khởi nghiệp cho người mới bắt đầu. Nhưng nếu không đủ kinh nghiệm, thì công việc kinh doanh thời trang thiết kế này nhận thất bại là điều không thể tránh khỏi.
Những thuận lợi và khó khăn khi kinh doanh quần áo tự thiết kế
Thuận lợi
- Mức cạnh tranh gần như bằng 0 vì đó là sản phẩm độc nhất của bạn
- Tiền đề để tự gây dựng thương hiệu riêng cho chính mình
- Khi công việc đi vào luồng phát triển thì thu nhập sẽ cao hơn so với việc nhập hàng từ nguồn hàng khác
- Có khả năng trở thành điểm cung cấp quần áo tự thiết kế cho nhiều người bán hàng khác
Khó khăn
- Đòi hỏi bạn phải thật sự kiên trì để có thể duy trì và phát triển mô hình kinh doanh thời trang thiết kế
- Cần có kiến thức nền tảng về thời trang, may mặc để tự thiết kế những mẫu trang phục phù hợp nhu cầu khách hàng. Mặt khác, vì nhiều trường hợp khách hàng không biết chính xác số đo của mình để mua hàng. Bạn phải xác định họ mặc size nào để tư vấn cho phù hợp.
Cần chuẩn bị những gì khi kinh doanh thời trang thiết kế?
B1. Xác định khách hàng mục tiêu
Khác với việc nhập hàng về bán, bạn có thể nhập hàng theo xu hướng hay tìm nguồn hàng có sẵn. Việc kinh doanh quần áo thiết kế đòi hỏi bạn phải xác định được khách hàng mục tiêu của mình là ai. Và kiên trì đi theo mục tiêu đó.
Để vẽ chân dung khách hàng mục tiêu, bạn cần trả lời được tối thiểu các câu hỏi sau:
- Giới tính, nhóm tuổi của khách hàng
- Thu nhập trung bình của họ là bao nhiêu?
- Họ yêu thích điều gì, thích thể hiện cá tính như thế nào?
- Điều gì đáp ứng được nhu cầu của họ?
- Bạn sẽ làm theo kiểu limited (độc và giới hạn) hay là unique (độc nhất)?
Vì sao xác định khách hàng mục tiêu trong kinh doanh quần áo tự thiết kế lại là bước vô cùng quan trọng? Nhiều trường hợp kinh doanh bắt đầu từ sở thích, vì họ nghĩ đó là cách tốt nhất để duy trì lòng kiên trì của mình. Tuy nhiên, khi tham gia kinh doanh thực tế, mặt hàng của họ sản xuất ra nhiều, nhưng lợi nhuận thu lại không bao nhiêu. Thậm chí, khách hàng lấy sỉ từ họ cũng nợ rất nhiều dẫn đến nguồn vốn khó thu hồi.
Sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu khách hàng, bán không chạy, khách hàng lấy sỉ bán không được nên mới dẫn đến nợ chồng nợ. Chính vì lý do đó, bắt buộc bạn phải hình dung được khách hàng của mình là ai rồi mới bắt tay vào việc kinh doanh thời trang thiết kế được.
B2. Tìm nguồn hàng
Nếu bạn tủ tay nghề thì việc tự thiết kế quần áo và cắt may chính là nguồn hàng phù hợp nhất cho shop của bạn. Tuy nhiên bạn cũng cần quan tâm đến các nguồn hàng về vải vóc, phụ kiện, dụng cụ may vá, thiết kế,…
Còn nếu bạn tự tin về đầu óc kinh doanh của mình và có khả năng thiết kế các mẫu quần áo đẹp, độc, phù hợp với nhu cầu khách hàng thì bạn có thể thuê gia công bên ngoài để thực hiện hóa những mẫu thiết kế quần áo của bạn.
B3. Chuẩn bị vốn
Theo kinh nghiệm kinh doanh quần áo tự làm, vốn của việc tự kinh doanh quần áo rất khó xác định. Tùy vào quy mô mà có người khởi nghiệp chỉ với 5 triệu trong tay, 30 triệu hoặc 100 triệu. Tuy nhiên, bạn có thể dự tính mức vốn kinh doanh của bạn bằng cách sau:
Tổng tiền = giá mặt bằng ít nhất 6 tháng + phụ phí sửa lại mặt bằng + biển quảng cáo + nội thất + điện nước, internet + thuế + nguồn hàng + chi phí marketing.
Nếu số vốn tính ra là quá lớn so với khả năng của bạn, thì bạn có thể nghĩ đến hình thức kinh doanh online. Để tham khảo chi tiết, bạn có thể xem bài viết sau: Bí quyết kinh doanh online hiệu quả và những chiến lược vàng trong kinh doanh
Chiến lược marketing hiệu quả khi kinh doanh quần áo tự thiết kế
Trong thời đại công nghệ 4.0, có rất nhiều cách để quảng cáo sản phẩm của bạn đến với nhiều khách hàng hơn như: chạy quảng cáo facebook, quảng cáo trên website riêng. Hoặc bạn cũng có thể nhờ sự hỗ trợ của các kênh bán hàng onlone đang rất thịnh hành hiện nay như: Lazada, Shopee, Sendo, Tiki,…
Xem chi tiết bài viết liên quan: Nên bán hàng trên sàn thương mại điện tử nào?
Gợi ý những ý tưởng kinh doanh quần áo tự thiết kế
1. Thiết kế các vật dụng mới từ đồ cũ
Quần áo cũ thường được mọi người dọn dẹp sau mỗi mùa. Đây là thời điểm thích hợp để bạn kiếm tiền từ công việc thu mua quần áo cũ. Chỉ cần có khiếu thẩm mỹ và nền tảng thiết kế, bạn có thể thiết kế thành những bộ trang phục khác với mức giá hấp dẫn hơn. Hoặc bạn hoàn toàn có thể thiết kế thành chăn, thảm trải sàn,…
2. Kinh doanh kết hợp cung cấp vải
Bất cứ ai thiết kế thời trang cũng cần đến vải để tạo nên trang phục. Do đó bạn có thể kết hợp kinh doanh quần áo tự thiết kế cùng với việc cung cấp vải phục vụ cho nhóm đối tượng này.
3. Kinh doanh quần áo trẻ em thiết kế
Hiện nay, các bậc phụ huynh luôn muốn xây dựng phong cách thời trang cá tính riêng cho con yêu của mình. Họ sẵn sàng đầu tư những bộ trang phục tự thiết kế, đẹp, độc và chất lượng cho con. Bạn có thể tận dụng tâm lý này để phát triển cơ hội kinh doanh, hoặc kết hợp làm theo đơn đặt hàng của khách.
Xem thêm: Kinh doanh quần áo trẻ em hiệu quả
4. Mở shop bán quần áo tự may cho người trung tuổi
Mọi người thường tập trung thiết kế trang phục cho trẻ em và người trẻ tuổi mà quên mất thị trường tiềm năng này. Bạn hoàn toàn có thể thành công nếu nhắm vào thị trường mục tiêu này.
5. Sản xuất và thiết kế hàng đồng phục
Nếu có trang thiết bị và nhân công đủ lớn, bạn có thể sản xuất và thiết kế đồng phục theo yêu cầu (hoặc theo mẫu). Đồng phục luôn được thay mới thường xuyên, nên vòng đời tiêu thụ hàng của khách sẽ luôn tồn tại – nếu sản phẩm của bạn đáp ứng được nhu cầu của họ.
6. Kinh doanh quần áo Vintage
Một nhóm đối tượng khách hàng rất thích phong cách Vintage. Bởi cái “chất” riêng của nó mà Vintage luôn được chào đón trên thị trường. Đặc biệt, những mẫu trang phục Vintage thường có mức giá bán ra khá cao, và khách hàng chấp nhận điều đó.
7. Dịch vụ sửa chữa quần áo cũ
Việc kinh doanh quần áo tự thiết kế chắc chắn sẽ gặp chút khó khăn trong thời gian đầu tiếp cận khách hàng. Thay vì ngồi chờ cơ hội, bạn có thể thu hút 1 nhóm đối tượng khách hàng khác có nhu cầu sửa chữa quần áo đến shop của bạn. Đây là cơ hội để bạn gián tiếp marketing những bộ trang phục xinh đẹp mà bạn vừa cho ra đời.
8. Tư vấn mua sắm cá nhân
Người có tiền chưa chắc đã biết mặc đẹp. Vậy nên họ sẽ cần tìm đến những người có hiểu biết về lĩnh vực thời trang để tư vấn phối đồ cho họ. Từ việc tư vấn, bạn cũng có thể thiết kế riêng trang phục cho họ.
>> Kinh nghiệm kinh doanh thời trang cho người mới!
Những kỹ năng thiết kế quần áo cần có thể tự thiết kế và kinh doanh
Thiết kế thời trang không chỉ là nghệ thuật, sáng tạo hay thiết kế. Thế giới chúng ta đang sống đang phát triển về mặt công nghệ, lĩnh vực thời trang cũng vậy. Các nhà thiết kế hiện đang bắt đầu tận dụng những tiến bộ công nghệ này và kết hợp chúng với thời trang để tạo ra những tác phẩm đặc biệt.
Ngày nay, quần áo và giày dép không chỉ được thiết kế dựa trên sự lựa chọn về màu sắc hay kiểu dáng mà còn dựa trên chức năng, sở thích hành vi của khách hàng và các xu hướng mới nổi. Các công nghệ tiên tiến và xu hướng truyền thông xã hội đang biến đổi thế giới thời trang với tốc độ nhanh hơn bao giờ hết. Để bắt kịp với thời đại và xu hướng các nhà thiết kế thời trang cần:
1. Sáng tạo
Cho dù bạn muốn trở thành một nhà thiết kế thời trang hay cố gắng nâng cao trình độ trong lĩnh vực này, thì sự sáng tạo là điều rất cần thiết. Khi bạn nhìn vào một mảnh vải, bạn nên có đủ sáng tạo để hình dung nó trông như thế nào trong một bộ quần áo. Vật liệu sẽ hoạt động như thế nào và thiết kế nào sẽ phù hợp với nó nhất. Hơn nữa, nếu bạn là người sáng tạo, bạn sẽ luôn được trang bị những ý tưởng phong cách mới. Đó là một kỹ năng cốt lõi cho phép bạn cung cấp một cái gì đó quan trọng ngay từ đầu.
2. Kỹ năng thiết kế 3D
Trong thời đại của mạng xã hội, xu hướng thời trang đến và đi nhanh hơn bao giờ hết. Nếu bạn muốn nắm bắt xu hướng và tận dụng cơ hội, bạn sẽ cần phải giảm thời gian đưa thiết kế của mình ra thị trường. Việc triển khai 3D trong quá trình thiết kế và phát triển có thể rút ngắn đáng kể thời gian đưa thiết kế đến thị trường của bạn. Với kỹ năng thiết kế 3D, bạn sẽ có thể đưa ra quyết định nhanh hơn, đẩy nhanh quá trình phát triển và giảm số lượng mẫu vật lý cho bộ sưu tập của bạn, điều này cũng mang lại lợi ích bền vững đáng kể.
3. Vẽ và phát thảo kỹ thuật số
Với bản vẽ và phác thảo kỹ thuật số, việc hình dung thiết kế của bạn trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Các công cụ kỹ thuật số như Adobe Illustrator và Photoshop đã được sử dụng trong ngành công nghiệp này hơn 20 năm nay và được coi là kỹ năng cơ bản đối với bất kỳ nhà thiết kế nào khi tạo các hình minh họa hoặc bản phác thảo phẳng. Các bản phác thảo kỹ thuật số này chứa thông tin quan trọng về hàng may mặc của bạn như loại mẫu, thông số kỹ thuật kích thước, thiết kế và các chi tiết khác mà không thể giải thích thông qua bản phác thảo bằng tay.
Nhiều công ty đã bắt đầu tận dụng những kỹ thuật này để thiết kế có thể dễ dàng thay đổi, sửa chữa hoặc tái sử dụng. Và với toàn bộ ngành công nghiệp kỹ thuật số, điều quan trọng là bạn phải nắm vững các kỹ năng và công cụ này khi chúng tôi chuyển từ thiết kế CAD 2D sang tạo sản phẩm 3D và các công cụ phần mềm bổ sung mà bạn sẽ phải chọn trong quá trình chuyển đổi.
4. Kỹ năng giao tiếp tốt
Thế giới thời trang phân mảnh dựa vào sự hợp tác và giao tiếp. Bạn phải có khả năng giao tiếp với người mua, nhà cung cấp, các nhà thiết kế khác và các thành viên trong nhóm. Trước khi bắt đầu sản xuất một dây chuyền thời trang, bạn phải giải thích các thiết kế cho nhóm của mình và trả lời tất cả các câu hỏi của họ. Bạn cũng có thể phải liên hệ với nhà sản xuất về kiểu dáng, vải và kết cấu hàng may mặc để đảm bảo tính toàn vẹn về thiết kế của sản phẩm của bạn được duy trì và thực hiện trong quá trình sản xuất.
Bạn nên có kỹ năng đàm phán với các nhà sản xuất và nhà cung cấp, giới thiệu bộ sưu tập cho đối tượng mục tiêu và truyền bá thông điệp của bạn đến khách hàng. Đây là nơi mà kỹ năng giao tiếp mạnh mẽ sẽ giúp bạn dễ dàng nỗ lực ra mắt thương hiệu thời trang hoặc quản lý bộ sưu tập của mình một cách liền mạch.
Trên là những kinh nghiệm về kinh doanh quần áo thời trang tự thiết kế được TPos tổng hợp. Hy vọng với những kiến thức hữu ích này sẽ giúp quý bạn đọc có niềm đam mê kinh doanh có thể thành công trên con đường mình đã chọn. Chúc bạn thành công và gặp nhiều điểu tốt lành.
Xem thêm:
Bí mật cách kinh doanh quần áo hiệu quả nhất với tư duy Marketing 0 đồng
Kinh doanh quần áo Quảng Châu: cách nhập hàng và hình thức kinh doanh hiệu quả