Nội dung:
Bạn đang ấp ủ dự định mở shop mỹ phẩm như còn e dè về vốn luyến? Bạn chưa biết phải mất bao nhiêu để có được một cửa hàng hoàn thiện? Lại không rõ nên bắt đầu từ đâu? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn toàn bộ những kinh nghiệm kinh doanh mỹ phẩm đắt giá nhất!
Có nên mở shop kinh doanh mỹ phẩm hay không?
Khi cuộc sống ngày càng thoải mái hơn thì nhu cầu làm đẹp của mỗi người đều tăng cao. Mở shop mỹ phẩm kinh doanh ngay thời điểm “vàng” này được cho là đầy tiềm năng phát triển. Cũng chính vì vậy mà những năm gần đây, các cửa hàng mỹ phẩm, chăm sóc da “mọc lên như nấm”! Do đó, chất lượng của các mặt hàng mỹ phẩm cũng là điều đáng lo ngại cho người dùng.
Mở một cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm, tạo được uy tín và đánh dấu thương hiệu trong lòng người tiêu dùng chính là điều mà có thể mang về cho bạn số lợi nhuận Khủng! Vậy nên, nếu ấp ủ ý định kinh doanh mỹ phẩm, bạn nên thực hiện ngay bây giờ. Xem tiếp để tích góp kinh nghiệm kinh doanh bên dưới nhé!
Mở shop mỹ phẩm cần bao nhiêu vốn?
Đây là câu hỏi không của riêng ai khi “chập chững” kinh doanh mỹ phẩm. Đừng lo, với kinh nghiệm kinh doanh mỹ phẩm, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chính xác và đầy đủ nhất!
Tiền mặt bằng
Nếu như bạn đã có nhà rộng rãi, có thể kinh doanh thì chúc mừng, bạn bắt đầu kinh doanh với “con số dương”! Nếu như phải thuê mặt bằng để kinh doanh, ở mặt tiền đường nhỏ cũng mất tối thiểu 20 triệu/tháng. Thuê 1 tháng, đặt cọc 3-6 tháng thì có thể bạn phải mất 100 triệu cho tiền thuê mặt bằng.
Chưa kể, một cửa hàng mỹ phẩm cần đủ không gian trưng bày và thu hút được khách hàng thì yếu tố cần thiết là mặt tiền đường lớn (hoặc tương đối) và rộng rãi. Bên cạnh đó, nếu “ngán” chi phí thuê mặt bằng ban đầu, bạn có thể kinh doanh online. Đây cũng là một “mảnh đất” vô cùng màu mỡ cho bạn lựa chọn!
Tiền nhập hàng
Song song với việc mặt bằng lớn hay nhỏ, bạn cần bỏ ra số tiền “tương đương” để đầu tư, phủ kín các kệ hàng của shop mình. Có thể nói, đây là khoản chi phí khá “nặng” khi bạn có ý định kinh doanh mỹ phẩm. Bạn cần cân nhắc tất cả các khoản vốn còn lại để điều chỉnh vốn nhập hàng hợp lý.
Để hạn chế thấp nhất rủi ro, khi mới bắt đầu, bạn nên chọn những mặt hàng hot, mặt hàng nhận được nhiều sự quan tâm cũng như thiết yếu nhất. Nếu như bạn đang có số vốn “nhỏ giọt”, bạn cần cân nhắc thật kỹ lưỡng khoản chi phí này để có thể hạn chế tối thiểu rủi ro khi mới bắt đầu. Kinh nghiệm kinh doanh mỹ phẩm nhiều năm cho thấy, nếu “mạnh vốn”, bạn hoàn toàn có thể biến shop mỹ phẩm của mình trở nên hoành tráng nhất với đa dạng mặt hàng, mẫu mã, chủng loại,... phục vụ được đông đảo nhu cầu, sở thích của người dùng hơn. Từ đó, nguồn lợi nhuận bạn thu về sẽ cao hơn và duy trì được lượng khách hàng của mình.
Chi phí trang trí cửa hàng
Yếu tố đầu tiên để khách hàng quyết định chọn bước vào một cửa hàng mỹ phẩm hoàn toàn mới chính là cách thu hút của bạn ngay từ ban đầu. Nó thông qua cách bày trí cửa hàng từ bên ngoài. Hãy tạo sự chú ý và gây tò mò với mọi người bằng một dáng vẻ bên ngoài thật bắt mắt, thu hút. Không gian bên trong cửa hàng cũng là điều hết sức quan trọng, nó thậm chí có thể quyết định sự trở lại của khách hàng.
Các khoản chi phí để trang trí nội thất cho cửa hàng có thể là: làm trần thạch cao, cửa kính, đèn rọi, dán tường, lắp giá kệ, hệ thống gương và bàn tư vấn khách,... Chi phí cho những đồ nội thất này tiết kiệm cũng sẽ tiêu của bạn thêm khoảng 100 triệu nữa.
Tuyển nhân viên
Nhân viên là yếu tố không thể thiếu khi quyết định mở shop mỹ phẩm để kinh doanh. Nhân viên bán hàng trong shop mỹ phẩm không chỉ cần có ngoại hình ưa hình, khéo ăn nói mà còn cần có sự am hiểu về sản phẩm, thị trường. Bạn cần nhất 4 nhân viên bán hàng để xoay ca và cả thu ngân. Khoản chi phí tối thiểu cho tiền thuê nhân viên mà bạn cần chuẩn bị là khoảng 20 triệu/tháng.
Quảng cáo & tiếp thị
Những việc cần làm để quảng bá hình ảnh thời điểm mới bắt đầu kinh doanh như phát tờ rơi, thuê PG, chạy quảng cáo, giảm giá, khuyến mãi, tặng gói trang điểm miễn phí,.... Tùy vào giới hạn chi phí của bạn là bao nhiêu mà có thể chi trả cho khoản này. Tuy nhiên, tối thiểu nhất có thể là ở khoảng 20 triệu đồng.
Dự trù kinh phí
Trong kinh doanh, sẽ luôn có những sự cố bất ngờ hoàn toàn không tính toán trước được. Đó là lý do mà bạn cần chuẩn bị một khoản kinh phí dự trù vừa đủ để đáp ứng được những sự cố bất ngờ. Chưa kể, bạn có thể mất từ 3-6 tháng để thiết lập và tạo dựng uy tín, niềm tin cho khách hàng cũng như bù lỗ cho những khoản chi thiết yếu.
Khoản dự trù này có thể dùng cho những việc như tiền mặt bằng, tiền lương nhân viên, tiền nhập hàng, chi phí vận hành cửa hàng,.... Cho nên số tiền tối thiểu mà bạn cần chuẩn bị để dự trù là khoảng 60 triệu đồng.
Kinh nghiệm kinh doanh mỹ phẩm bạn cần nắm
Đa dạng sản phẩm, mặt hàng
Ngay cả bản thân bạn cũng vậy, việc lựa chọn quay lại một cửa hàng nào đó là dựa vào sự đa dạng hàng hóa của nó. Ở ngành mỹ phẩm, đó lại là yếu tố vô cùng quan trọng. Đa dạng mặt hàng, sản phẩm, thương hiệu, phân khúc, mẫu mã,... là điều khiến khách hàng “cộng điểm” cho cửa hàng của bạn. Bởi trên thị trường, có vô vàn các dòng sản phẩm, thương hiệu khác nhau, mỗi sản phẩm lại có đa dạng thành phần, công dụng. Mỗi khách hàng lại có những yêu cầu riêng cho từng dòng sản phẩm. Chính vì vậy mà đa dạng sản phẩm, hàng hóa là điều hết sức cần thiết cho mỗi cửa hàng mỹ phẩm.
Đào tạo nhân viên
Đào tạo nhân viên bán hàng là điều tất yếu, không chỉ riêng ở cửa hàng mỹ phẩm. Thái độ của nhân viên có thể quyết định 80% khả năng quay lại của khách hàng. Chính vì vậy, hãy đào tạo nhân viên bán hàng của bạn về thái độ, cách ứng xử cũng như khả năng xử lý tình huống với khách hàng.
Bên cạnh đó, bạn cần thường xuyên cung cấp thông tin, đào tạo và cập nhật kiến thức cho nhân viên của mình. Các mặt hàng, sản phẩm mà cửa hàng cung cấp, công dụng, lợi ích của sản phẩm cũng như những yếu tố phù hợp với từng đối tượng sử dụng. Việc nắm rõ các thông tin về sản phẩm mà mình bán giúp nhân viên tư vấn bán hàng tốt và tự tin hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên cung cấp cho nhân viên những thông tin về các sản phẩm cạnh tranh, lợi thế so sánh các sản phẩm mà mình bán so với đối thủ. Điều này giúp nhân viên tư vấn dễ dàng và thuyết phục hơn với khách hàng.
Đăng ký kinh doanh và thủ tục liên quan
Kinh nghiệm kinh doanh mỹ phẩm không thể không nhắc bạn: cần đăng ký giấy phép kinh doanh để thực hiện nghĩ vụ đóng thuế và nhận được sự bảo vệ từ pháp luật. Một lưu ý nhỏ khi đăng ký kinh doanh đó là bạn nên chọn tên thương hiệu dễ nhớ, gọn, nhưng vẫn đảm bảo thu hút và phản ánh đúng lĩnh vực kinh doanh của cửa hàng mình. Ngoài ra, bạn cần liên hệ với cơ quan có thẩm quyền tại địa phương để làm một số thủ, giấy tờ liên quan như mã số thuế, giấy đăng ký thương hiệu cho cửa hàng.
Tiếp cận mô hình kinh doanh đa kênh
Trong thời đại công nghệ mới như hiện nay, phát triển bán hàng trên nhiều diễn đàn, mạng xã hội, sàn thương mại điện tử là điều tất yếu cho mỗi đơn vị bán lẻ. Qua đó, bạn có được tệp khách hàng miễn phí và khổng lồ, giúp gia tăng doanh số bán hàng nhanh chóng và hiệu quả. Có thể nói, bán hàng đa kênh là cơ hội “ngàn vàng” để nhà bán lẻ mở rộng khả năng tiếp cận khách hàng vô cùng lớn. Những lợi ích cũng như bí quyết kinh doanh đa kênh thành công, chúng tôi cũng đã nói trong bài viết: 6 bí mật kinh doanh thành công với phần mềm quản lý bán hàng đa kênh
Những con số bên trên được rút ra từ kinh nghiệm kinh doanh mỹ phẩm của những đơn vị lâu năm. Ước lượng về số vốn bên trên chỉ mang tính chất tương đối và tùy vào quy mô cũng như mô hình mà bạn hướng đến khi mở shop bán mỹ phẩm. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích về số vốn kinh doanh cũng như kinh nghiệm mở cửa hàng mỹ phẩm. Chúc bạn thành công!
Phần mềm quản lý bán hàng TPos!