Nội dung
- 1. Kinh doanh tạp hóa có lãi không? Lợi nhuận như thế nào?
- 2. Nên mở cửa hàng tạp hóa ở nông thôn hay thành phố?
- 3. Tổng hợp các bước mở cửa hàng tạp hóa cơ bản
-
4. Bật mí các kinh nghiệm kinh doanh cửa hàng tạp hóa cần nhớ
- 4.1 1. Quản lý cửa hàng tạp hóa thông minh
- 4.2 2. Trưng bày hàng hóa một cách khoa học
- 4.3 3. Danh sách mặt hàng tạp hóa đa dạng và nguồn hàng chất lượng
- 4.4 4. Kinh nghiệm bán hàng tạp hóa cần xây dựng các chương trình khuyến mãi, nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng
- 4.5 5. Đưa vào dịch vụ giao hàng tận nơi
- 4.6 6. Luôn cảnh giác cao độ
- 5. Tổng kết
Nếu bạn đang có dự định tham gia thị trường kinh doanh này nhưng vẫn còn lo ngại vì chưa biết nên bắt đầu từ đâu, thì bài viết sau đây sẽ giúp bạn. TPos sẽ mang đến cho các bạn những kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa “thần thánh” giúp bạn rút ngắn thời gian và khoảng cách đến thành công, đồng thời tránh được những rủi ro không đáng có. Đừng bỏ lỡ nhé!
Ở Việt Nam, tiệm tạp hóa là loại hình kinh doanh rất thông dụng, nhất là ở các khu vực đông dân cư sinh sống. Hiện tại, quy mô của ngành hàng bán lẻ này đã lên đến hơn 1,4 triệu cửa hàng tạp hóa trên khắp cả nước, đang tích cực thay đổi để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Bên cạnh đó, sự phát triển của công nghệ cũng tạo ra một “cú hit” lớn tới thị trường bán lẻ truyền thống.
Kinh doanh tạp hóa có lãi không? Lợi nhuận như thế nào?
Kinh doanh bất kỳ mặt hàng nào cùng đều mang lại lợi nhuận cho người bán, với việc kinh doanh cửa hàng tạp hóa cũng vậy. Nhiều người tin rằng có thể làm giàu từ cửa hàng tạp hóa với lợi nhuận mỗi ngày có thể được 1 - 2 triệu đồng là bình thường. Điều này không khó, tuy nhiên, không phải ai cũng làm được, nhất là khi bạn không có một kế hoạch kinh doanh bài bản và dự trù được những rủi ro có thể xảy ra. Những người có thể đạt được lợi nhuận cao từ việc bán tạp hóa hiện nay đều là người tốn nhiều công sức, tiền của, chịu khó nghiên cứu tìm hiểu kỹ thị trường và khách hàng.
Vậy lợi nhuận bán tạp hóa có thể đến từ các nguồn nào? Lợi nhuận thu trực tiếp từ việc bán hàng hóa, đây là nguồn thu chính và lớn nhất của chủ tiệm. Nếu bạn có thể tìm được nguồn hàng chất lượng tận gốc thì phần trăm lợi nhuận thu được sẽ cao hơn, mức lãi có thể dao động từ vài ngàn đến vài chục ngàn tùy vào từng mặt hàng.
Ngoài ra, còn có những khoản thu khác như:
Thu chiết khấu trên lợi nhuận bán sản phẩm từ nhà cung cấp. Các nhà cung cấp thông thường sẽ phải trả lại cho bạn một khoản chiết khấu nhất định nếu bạn đạt được số lượng hàng hóa bán ra.
Thu được khoản tiền PR trưng bày sản phẩm cho các nhãn hàng trên quầy tạp hóa.
Những khoản ưu đãi đến từ nhà cung cấp. Nếu bạn mua nhiều hoặc sau một khoản thời gian dài hợp tác thì ắt hẳn bạn sẽ được hưởng những ưu đãi đặc biệt từ các nhà cung cấp.
Nên mở cửa hàng tạp hóa ở nông thôn hay thành phố?
Khi muốn mở tiệm tạp hóa, bạn nên quyết định kinh doanh ở nông thôn hay thành phố, vì đặc thù kinh tế ở hai nơi này khác nhau, khác từ chi phí mở cửa hàng, mặt bằng, trang thiết bị, nguồn hàng đến lượng khách hàng cũng có sự khác biệt.
Khi kinh doanh ở vùng nông thôn, tiệm tạp hóa như là nơi cung cấp các mặt hàng sinh hoạt chính hàng ngày, phục vụ cho người dân ở khu vực và các vùng lân cận. Chi phí để mở một cửa tiệm tạp hóa thấp, hàng hóa dễ bán hơn, nhu cầu cao và có ít cạnh tranh. Tuy nhiên, so với khu vực thành thị thì lượng khách hàng ở nông thôn không quá đông và giá bán thường bán ra thường không quá mắc, vì vậy, sẽ mang lại lợi nhuận không cao.
Còn nếu mở cửa hàng ở thành phố thì lượng khách hàng đông mang lại doanh thu bán hàng khá cao. Tuy nhiên, chi phí mở cửa hàng tạp hóa sẽ cao hơn từ khâu thuê mặt bằng, chuẩn bị trang thiết bị đến việc thuê nhân viên,... Chưa tính đến việc cạnh tranh giữa các cửa hàng tạp hóa, không những thế ở thành phố bạn còn phải cạnh tranh trực tiếp với các siêu thị, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi và nhiều mô hình kinh doanh tương tự khác.
Hãy lên kế hoạch chi tiết tùy thuộc vào số vốn, quy mô cửa hàng bạn dự định hướng đến để có thể đưa ra được quyết định nên mở tiệm tạp hóa ở nông thôn hay và thành phố, đồng thời cũng giúp bạn tránh được những rủi ro không đáng có.
Tổng hợp các bước mở cửa hàng tạp hóa cơ bản
1. Nghiên cứu thị trường, khảo sát nhu cầu
Việc đầu tiên bạn cần làm khi bắt đầu kinh doanh đó chính là tiến hành nghiên cứu thị trường, xác định thị trường hiện nay đang chuộng những mặt hàng hay thương hiệu nào.
Sau đó, khảo sát khách hàng mục tiêu ở nơi bạn dự định mở cửa hàng, xem mật độ dân cư tại khu vực đó có đông hay không, thuộc các nhóm dân cư nào (dân văn phòng, công nhân,...), nhu cầu của khách hàng, thu nhập và khả năng chi trả của khách. Cũng đừng quên theo dõi hành vi mua hàng của khách hàng như thế nào như thường mua hàng qua mạng, mua hàng tại cửa hàng hay thường mua các sản phẩm khuyến mãi,... Từ đó, lên được các danh mục các mặt hàng hóa phổ biến phù hợp và đưa ra được phương thức tiếp cận khách hàng hiệu quả.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần quan sát và nghiên cứu đối thủ cạnh tranh ở khu vực xung quanh, để xem xét quy mô cửa hàng, điểm mạnh và điểm yếu của từng đối thủ. Từ đó, có thể rút ra được bài học và kinh nghiệm để có thể lập bản kế hoạch hoàn hảo hơn.
2. Chọn địa điểm mở tiệm tạp hóa
Đầu tiên, bạn cần chọn vị trí cửa hàng ở khu vực đông dân cư, lưu lượng người qua lại lớn. Nếu thuê được mặt bằng ngay mặt đường thì càng tốt, có giao thông thuận tiện và đặc biệt phải có chỗ để xe cho khách ghé mua hàng.
Tiếp theo là diện tích, vì là cửa hàng tạp hóa nên sẽ bán rất nhiều mặt hàng nên không gian phải vừa đủ lớn và thông thoáng. Với diện tích khoảng 50m2 sẽ dễ dàng trong việc sắp xếp, bày trí các mặt hàng bắt mắt và có chỗ cho khách hàng vào lựa đồ.
Nếu đã có sẵn mặt bằng kinh doanh thì sẽ nhẹ hơn về vốn. Nếu phải thuê, bạn cần lên kế hoạch lựa chọn thật kỹ lưỡng và nên khảo sát trước khi thuê nhé.
3. Xác định vốn mở cửa hàng tạp hóa
Tùy vào mỗi khu vực, mỗi đối tượng và điều kiện kinh doanh mà sẽ có vô vàn số vốn khác nhau. Vốn mở cửa hàng tạp hóa có diện tích từ 50 - 60m2, bạn cần chuẩn bị số vốn khoảng từ 300 - 500 triệu. Chủ yếu là để chi trả cho các khoản chi phí cơ bản sau đây:
Chi phí thuê mặt bằng: tùy vào từng khu vực mà sẽ có giá dao động khác nhau. Bạn nên dự trù sẵn khi phí vì khi thuê chủ thuê sẽ yêu cầu bạn đặt cọc trước từ 3-6 tháng.
Tiền nhập hàng: Ban đầu bạn có thể nhập hàng 1 lần hoặc chia thành nhiều lần để nhập.
Chi phí mua các trang thiết bị hỗ trợ kinh doanh: Bạn có thể trang bị một máy tính bán, quầy thu nhân để thực hiện các công việc thanh toán (thống kê hàng hóa, nhập liệu, kê đơn, lên đơn, quản lý thu chi,...) Hoặc có thể sử dụng một máy POS tính tiền kèm theo phần mềm bán hàng để kiểm soát việc kinh doanh nhanh chóng và khoa học hơn.
Tiền thuê nhân viên: Mức lương trung bình mỗi tháng cho một nhân viên rơi vào khoảng từ 5-7 triệu đồng tùy theo làm full time hay part-time.
Ngoài ra, bạn cũng cần phải dự trù vốn để duy trì hoạt động kinh doanh.
4. Danh mục các mặt hàng hóa ở cửa hàng
Từ khảo sát thị trường ở trên, bạn có thể lập ra danh sách các mặt hàng tạp hóa có thể kinh doanh. Các mặt hàng thiết yếu như gia vị, dầu ăn, mì gói, dầu gội, bột giặt,... nên có mặt trong danh sách này đối với tiệm tạp hóa nhỏ. Còn với các cửa hàng tạp hóa lớn hơn, cần nhập thâm các mặt hàng có thương hiệu uy tín, chất lượng như sữa, bánh kẹo cao cấp,...
Việc lập danh mục các mặt hàng tạp hóa và số lượng cần phải dựa trên giá cả, nguồn vốn và đối tượng khách hàng mục tiêu. Bạn cũng nên phân nhóm đâu là các mặt hàng đóng góp lợi nhuận chính cho cửa hàng và đâu là hàng kéo khách đến với cửa hàng để có thể nhập hàng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.
Thời gian đầu khi mới mở tiệm, mỗi danh mục sản phẩm chỉ cần nhập về một số lượng nhưng phải đảm bảo đa dạng mẫu mã. Từ đó, theo dõi xem khách hàng của bạn ưa chuộng loại nào hơn thì về sau sẽ đẩy mạnh loại đấy hơn.
Khi cửa hàng đã hoạt động ổn định, định hình được nhu cầu khách hàng, bạn có thể cân nhắc nhập thêm lượng hàng để được hưởng chiết khấu của nhà cung cấp.
5. Mở cửa hàng tạp hóa cần giấy tờ gì?
Dù lớn hay nhỏ thì việc mở cửa hàng cũng cần đăng ký kinh doanh hợp pháp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện đúng nghĩa việc nộp thuế và được nhà nước bảo hộ.
Với cửa hàng tạp hóa nhỏ đăng ký kinh doanh cá nhân hoặc hộ gia đình. Đối với cửa hàng tạp hóa có quy mô lớn, bạn cần đăng ký giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận cơ sở kinh doanh đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm và giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy.
Bật mí các kinh nghiệm kinh doanh cửa hàng tạp hóa cần nhớ
1. Quản lý cửa hàng tạp hóa thông minh
Khi mở cửa hàng tạp hóa sẽ cần rất nhiều mặt hàng với các mức giá khác nhau. Vì vậy, khi kinh doanh theo cách truyền thống, bạn cần phải có trí nhớ tốt, linh hoạt thì mới có thể quản lý được hết các hàng hóa có trong kho. Việc này sẽ mất rất nhiều thời gian cũng như công sức ghi chép lại hàng hóa, giá cả,... Ngoài ra còn có thể dẫn đến nhầm lẫn gây thất thoát hàng hóa do sản phẩm hết hạn hay nhân viên lấy mất.
Do đó, chủ cửa hàng cần một giải pháp công nghệ mới đó chính là phần mềm quản lý cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini. Phần mềm giúp chủ cửa hàng có cái nhìn tổng quan nhất về hiệu quả làm việc của nhân viên, quản lý được hàng hóa tồn kho tối ưu nhất, đồng thời theo dõi được tình hình bán hàng để có thể có các biện pháp cải thiện kịp thời.
Phần mềm quản lý bán hàng không phải là giải pháp quá xa lạ trong thời đại công nghệ hiện nay. Trên thị trường đã có rất nhiều cửa hàng, siêu thị áp dụng vào kinh doanh. Với những tính năng vượt trội thì TPos là một trong những phần mềm quản lý cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini phổ biến được ưa chuộng nhiều. Với giao diện thông minh, thân thiện với người dùng, đặc biệt phần mềm còn kết nối với các thiết bị bán hàng (máy in hóa đơn, máy quét mã vạch,...) giúp bạn tối ưu quy trình bán và đạt được hiệu quả kinh doanh tốt hơn.
>>Bạn có thể tham khảo thêm hướng dẫn chi tiết về cách quản lý cửa hàng tạp hóa tối ưu và hiệu quả.
2. Trưng bày hàng hóa một cách khoa học
Trưng bày hàng hóa trong tiệm cũng phải khoa học để việc tìm và lấy hàng nhanh chóng hơn, thuận tiện cho cả chủ shop lẫn khách hàng. Như vậy, bạn cần có kệ hàng để trưng bày và sắp xếp hàng hóa theo theo nhóm.
Việc trưng bày đẹp mắt không chỉ kích thích, thu hút khách hàng mà còn góp phần nâng cao doanh thu. Minh chứng đó là tại các siêu thị mini hay cửa hàng tiện lợi các kệ hàng luôn được sắp xếp ngăn nắp, phân loại hàng hóa và có không gian cho khách lựa chọn hàng.
3. Danh sách mặt hàng tạp hóa đa dạng và nguồn hàng chất lượng
Khi chọn hàng bạn cần chú ý về chất lượng, còn khi chọn nhà cung cấp bạn cần chú ý đến cạnh tranh về giá. Tùy vào mức sống của người dân trong khu vực mà bạn quyết định nên lấy nguồn hàng ở đâu cho phù hợp.
Ban đầu khi chưa có nhiều kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa, tìm kiếm nguồn hàng, bạn có thể nhập từ các đại lý, siêu thị hàng hóa,... sẽ giúp bạn có thể nhập được nhiều mặt hàng khác nhau từ một nhà cung cấp.
Khi đã mở tiệm taph hóa, các nhân viên tiếp thị của nhãn hàng sẽ tự động tìm đến bạn để cung cấp hàng hóa trực tiếp. Nếu nhập hàng trực tiếp từ các nhà cung cấp, giá hàng nhập sẽ giảm, còn nhận được các ưu đãi, tiền hoa hồng từ nhan cung cấp khi trưng bày các sản phẩm của họ ở vị trí đẹp trong cửa hàng.
Khi nhập hàng bạn cần lưu ý đến số lượng sao cho vừa đủ để được hưởng các khuyến mãi và chiết khấu của nhà cung cấp. Ngoài ra, bạn có thể nhập thêm các hàng ngoại, hàng xách tay,.. để đa dạng sản phẩm hơn.
4. Kinh nghiệm bán hàng tạp hóa cần xây dựng các chương trình khuyến mãi, nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng
Việc giảm giá hay tặng kèm thêm những món quà nhỏ thì chắc chắn sẽ tạo được thiện cảm cho khách hàng. Nhiều chủ tiệm tạp hóa cũng tìm cách giữ chân khách hàng bằng việc giảm bở lãi để bán hàng với giá thấp hơn so với cửa hàng tiện lợi hay siêu thị.
Theo kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa, bạn hãy cố gắng nâng cao chất lượng dịch vụ và sự quan tâm đến với khách hàng. Đây là cách hiệu quả để bạn có thể cạnh tranh với những đối thủ khác. Để làm được điều này, bạn có thể đưa ra những chương trình khuyến mãi tri ân đến khách hàng cũ, giảm giá, tặng quà, tạo các chiết khấu cho đơn hàng lớn, để gia tăng mối quan hệ tốt đẹp và giữ chân khách hàng.
Bên cạnh đó, phần mềm bán hàng sẽ giúp bạn lưu trữ thông tin và lịch sử mua hàng của khách hỗ trợ việc chăm sóc từng đối tượng khách và remarketing hiệu quả hơn.
5. Đưa vào dịch vụ giao hàng tận nơi
Ngày nay, việc mở rộng và linh hoạt hơn trong phương thức mua bán như bán hàng online (trên Facebook, Shopee hay trên website),... cũng là điểm cực kỳ thu hút khách hàng trong thời đại công nghệ số hiện nay.
Việc mua hàng qua mạng và giao hàng tận nơi đã không còn quá xa lạ đối với người tiêu dùng. Vậy tại sao bạn không thử áp dụng hình thức kinh doanh giao hàng tận nơi để mở rộng quy mô và thu hút khách hơn? Việc kinh doanh online và kết hợp thêm dịch vụ giao hàng tận nơi không chỉ mở rộng thêm tệp khách hàng mà còn giúp quảng bá hình ảnh cửa hàng đến với nhiều người.
Một bật mí khác đó là phần mềm quản lý bán hàng còn tích hợp với các đơn vị vận chuyển uy tín, bạn có thể đẩy đơn giao hàng ngay khi nhận đặt hàng từ điện thoại, website, facebook,...
6. Luôn cảnh giác cao độ
Điều cuối cùng TPos muốn chia sẻ ở đây là khi bán hàng tạp hóa cần phải hết sức cẩn thận với các chiêu trò lừa đảo của kẻ gian. Có rất nhiều người giả danh là nhà cung cấp để tiếp thị hàng kém chất lượng. Tốt nhất, khi gặp những trường hợp này, bạn nên yêu cầu họ để lại sản phẩm mẫu, danh thiếp hay cho xem giấy tờ chứng nhận liên quan. Sau khi kiểm tra kỹ thì mới quyết định có nên liên lạc để lấy hàng hay không.
Ngoài ra, những bạn mới mở cửa hàng tạp hóa cũng cần lưu ý cẩn trọng để tránh nhầm lẫn về tiền bạc khi thối tiền hay kẻ gian lấy mất tiền.
Tổng kết
Trên đây là một số thông tin cần thiết và kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa mà TPos đã tổng hợp được từ nhiều người thành công đi trước. Có thể thấy rằng xu hướng kinh doanh hàng tạp hóa ngày càng được áp dụng nhiều. Do đó, hãy tận dụng những chia sẻ trên để hoàn thành tốt việc kinh doanh của mình nhé. Chúc các bạn thành công!