Nội dung
Để mở quán trà sữa cần những gì? Làm thế nào để thu hút khách hàng? Nên chuẩn bị vốn, lên thực đơn thế nào cho phù hợp?... Bài viết hôm nay TPos sẽ tập trung giải đáp các thắc mắc và đưa ra những kinh nghiệm mở quán bán trà sữa cực kỳ đắt khách.
Với mức lợi nhuận cao có thể x2, x3 lần vốn bỏ ra, kinh doanh trà sữa hiện đang là cuộc cạnh tranh khốc liệt của nhiều thương hiệu lớn nhỏ khác nhau. Ở thời điểm hiện tại, nếu đang có ý định tham gia vào thị trường kinh doanh này, bạn cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng và tham khảo kinh nghiệm từ nhiều nơi để tìm ra hướng đi phù hợp. Bây giờ, hãy đến với những thông tin dưới đây để tổng hợp được nhiều thông tin thực hiện hóa ý tưởng của mình.
Kinh doanh trà sữa có thực sự mang lại doanh thu cao?
Thị trường trà sữa đang nóng lên hơn bao giờ hết với sự vào cuộc của hàng loạt các thương hiệu lớn nhỏ khác nhau, từ trong nước đến ngoại nhập. Các thương hiệu như Koi Thé, Royal Tea, Toco Toco, Gong Cha, Phúc Long,... là những thương hiệu có mức độ phủ sóng mạnh mẽ tại thị trường nước ta. Do đó, có thể nhìn thấy được tiềm năng từ “mỏ vàng” kinh doanh này.
Hầu hết các đối tượng được khảo sát trong một nghiên cứu thị trường trà sữa ở Việt Nam thường rơi vào độ tuổi từ 18 - 39 tuổi. Đây là độ tuổi có tần suất sử dụng thức uống này nhiều nhất.
Thị trường này phát triển mạnh mẽ hơn ở các trung tâm thành phố như Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh,... Giá trà sữa dao động trung bình từ 20.000 - 70.000 đồng một ly tùy vào thương hiệu, kích cỡ,...
Thị trường trà sữa đang phát triển mạnh mẽ và nó là xu hướng mới của ngành giải khát ở nước ta. Theo nghiên cứu thị trường về trà sữa, tần suất sử dụng loại đồ uống này ở mức rất cao. Theo khảo sát trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh gần đây, có khoảng 50% số người được hỏi mua trà sữa ít nhất 1 lần/tuần, đơn giản vì trà sữa ngon, hợp khẩu vị, nhanh gọn và giá cả phù hợp.
Hơn nữa, các quán trà sữa hiện nay mọc lên như nấm san sát nhau, cơ sở vật chất khang trang hơn, nhiều không gian để các bạn ngồi tại quán thưởng thức,... Các thương hiệu trà sữa đang nỗ lực tìm ra các giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, tiếp cận khách hàng tốt hơn.
Tuy có nhiều cạnh tranh, nhưng bạn cũng không cần phải lo lắng, do thị trường này có nhiều phân khúc khác nhau. Bên cạnh chất lượng trà sữa, không gian quán và sự tiện lợi cũng góp phần không nhỏ làm nên thành công.
Lựa chọn mô hình mở quán bán trà sữa phù hợp
Tùy vào khả năng, kinh nghiệm vfa tài chính mà bạn có lựa chọn mô hình quán trà sữa cho phù hợp. Mỗi hình thức đều có ưu, nhược điểm khác nhau.
Tự mở quán trà sữa
Với hình thức kinh doanh này, bạn sẽ chủ động được vốn đầu tư và quyền sở hữu thương hiệu cho riêng mình. Có thể thoải mái sáng tạo, tạo ra phong cách riêng.
Việc xây dựng một thương hiệu mới cần phải chuẩn bị nhiều thứ, vốn, địa điểm, thiết kế quán, chuẩn bị các nguyên liệu, dụng cụ và phải lên kế hoạch quản lý, cũng như marketing thu hút khách hàng.
Kinh doanh nhượng quyền
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thương hiệu trà sữa nhượng quyền khác nhau, đều mang đến nhiều thành công như Gong Cha, The Alley, Tocotoco, Maycha,...
Với hình thức này bạn sẽ có được nhóm khách hàng nhất định, có sẵn thương hiệu trên thị trường giúp việc kinh doanh thuận lợi hơn. Đồng thời, được cung cấp nguồn hàng, được chỉ dẫn công thức, cách kinh doanh,...
Tuy nhiên, hình thức này thường đòi hỏi vốn đầu tư lớn, từ tiền mua thương hiệu đến chuẩn bị cơ sở vật chất phù hợp để kinh doanh có thể lên đến vài trăm triệu, hay thậm chí là cả tỷ đồng.
Kinh doanh trà sữa online
Nếu bạn có ít vốn có thể lựa chọn hình thức này. Bạn có thể tiết kiệm được các khoản đầu tư cho mặt bằng, trang trí quán, chỉ cần tập trung cho chất lượng trà sữa bán ra và quảng bá đến khách hàng là được.
Bạn có thể lựa chọn kinh doanh trên mạng xã hội như Facebook, Instagram,... tạo trang cho quán, thêm nhiều hình ảnh bắt mắt, giá tiền cụ thể, mô tả hấp dẫn để thu hút khách hàng.
Hay tham gia các app đặt đồ ăn như Shopee Food, Grab Food, Baemin, Gojek,... là nơi bán hàng dễ dàng tiếp cận với khách hàng ở nhiều khu vực khác nhau.
Bán trà sữa mang đi
Với hình thức này, bạn cần chuẩn bị một chiếc xe đẩy nhỏ là có thể kinh doanh được rồi. Vừa tiết kiệm chi phí lại dễ bán cho khách đi làm, đi chơi. Tuy nhiên, với hình thức này bạn cần phải chịu nắng, chịu gió, bụi bẩn ngoài đường mới có thể kinh doanh thành công.
Mở quán trà sữa cần chuẩn bị những gì?
Xác định đối tượng khách hàng
Trước tiên, bạn cần tìm hiểu về thị trường kinh doanh trà sữa, các đối thủ cạnh tranh trực tiếp và đối tượng khách hàng tiềm năng.
Để nghiên cứu chính xác hơn, bạn nên dựa vào những câu hỏi sau đây:
Các món trà sữa đang được yêu thích hiện nay là gì?
Đối thủ trực tiếp của cửa hàng là ai? Điểm mạnh, điểm yếu của họ là gì?
Đối thủ gián tiếp của cửa hàng bạn là ai? Nêu điểm mạnh, điểm yếu.
Khách hàng mục tiêu là ai? Học sinh, sinh viên, dân văn phòng, nội trợ,...? Học có sở thích, nhu cầu, hành vi mua hàng như thế nào?
Việc xác định một phân khúc khách hàng quá rộng sẽ khiến cho kế hoạch kinh doanh của bạn trở nên chung chung, không tạo được sự khác biệt. Hãy luôn nhớ rằng, bạn sẽ không chiều lòng được tất cả mọi người, do đó, cần xác định đối tượng khách hàng cụ thể.
Dựa vào kinh nghiệm mở quán bán trà sữa được tổng hợp, hầu hết các khách hàng uống trà sữa được chia thành các nhóm sau:
Học sinh, sinh viên: Đây là nhóm khách hàng nòng cốt, chiếm khoảng 50-60% tổng nhu cầu thị trường. Đặc điểm thường đi theo nhóm, khả năng chi tiêu có hạn nhưng thường là nhóm có tần suất uống trà sữa cao.
Dân văn phòng, các cặp đôi và gia đình: thường chiếm 40% thị trường còn lại. Đặc trưng là khả năng chi tiêu lớn, thường đặt hàng vào buổi trưa, chiều hoặc tối. Các ngày nghỉ lễ, cuối tuần lượng trà sữa tiêu thụ sẽ gia tăng cao hơn.
Mục đích cuối cùng của việc này là giúp bạn tìm ra được phân khúc phù hợp và đưa ra chiến lược cạnh tranh hiệu quả. Việc phân tích thị trường, khách hàng và đối thủ cạnh tranh sẽ giúp bạn dễ dàng điều chỉnh được thực đơn đồ uống, tung ra các chương trình khuyến mãi phù hợp.
Chuẩn bị vốn mở quán trà sữa
Mở quán trà sữa cần bao nhiêu vốn? Đây là câu hỏi được nhiều chủ kinh doanh luôn đau đầu. Bạn vẫn có thể bắt đầu việc kinh doanh trà sữa chỉ với 10 triệu đồng. Tuy nhiên, để đầu tư một cách bài bản, bạn cần lập bảng kế hoạch nguồn vốn chi tiết.
Dù và vốn ít hay nhiều bạn cũng cần chú ý đến các khoản chi phí mở quán trà sữa sau:
Tiền thuê mặt bằng: nếu chọn mở quán ở nơi trung tâm, đông người thì giá thuê sẽ cao hơn. Ở gần đường lớn, đông người giá thuê thường dao động từ 15-40 triệu đồng, hay có thể lên đến trăm triệu nếu bạn thuê ở khu vực trung tâm đắc đỏ. Còn kinh doanh trà sữa online thì bạn có thể bỏ qua bước này. Mặc khác, mở quán trà sữa ở nông thôn chi phí mặt bằng sẽ rẻ hơn rất nhiều.
Chi phí sửa chữa, thiết kế quán.
Tiền mua nguyên, dụng cụ làm trà sữa.
Chi phí duy trì hoạt động của cửa hàng: tiền điện nước, tiền lương nhân viên, tiền thuế nhà nước,...
Và các khoản chi phí khác như chiến dịch truyền thông, quảng bá và quản lý cửa hàng.
Chi phí dự phòng duy trì kinh doanh trong 3 tháng đầu khi chưa có nhiều khách.
Tìm địa điểm kinh doanh
Nếu bạn đã có một địa điểm đẹp để mở quán thì việc thu hút khách sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Nếu không có sẵn mặt bằng, bắt buộc bạn phải đi thuê, còn kinh doanh online thì không cần quá chú tâm vào mặt bằng đâu.
Để lựa chọn được địa điểm đẹp và phù hợp thì việc phân tích thị trường ở trên sẽ giúp bạn xác định được khách hàng mục tiêu. Hãy lên các tiêu chí phù hợp với đối tượng mà bạn đã xác định trước đó.
Giới trẻ, học sinh, sinh viên
Các cặp đôi, nhân viên văn phòng, gia đình,..
Vậy phải chọn địa điểm mở quán trà sữa thế nào là đẹp?
Gần trường học, các khu ký túc xá, khu trọ.
Gần khu vực chung cư, khu vực dân cư đông đúc.
Trên các mặt đường lớn, đông người qua lại, có giao thông thuận tiện.
Hay gần các khu vui chơi giải trí, công viên.
Tuy nhiên, nếu không tìm được địa điểm như mong muốn, bạn hãy nghĩ đến khu vực có ít người cạnh tranh hơn, như vậy có thể phát triển nhiều hơn trong tương lai.
Trang bị các thiết bị, máy móc
Chắc hẳn khi mở quán trà sữa không thể không có các dụng cụ, máy móc pha chế. Cùng TPos phân tích chi tiết bên dưới nhé.
Về các loại máy móc, dụng cụ pha chế trà sữa:
Nồi nấu trà sữa: Đây là dụng cụ rất quan trọng không thể thiếu trong mọi quán trà sữa.
Bình ủ trà sữa:
Đây là vật dụng cần thiết giúp bạn bảo quản trà sữa.
Bạn cần phải bỏ ra 1 triệu động đối với bình ủ trà dung tích 12 lít. Bạn nên đầu tư 2 - 3 bình ủ để phục vụ vào giờ cao điểm đông khách.
Máy làm lạnh trà sữa:
Giúp bạn làm lạnh nhanh chóng và bảo quản tốt hơn để phục vụ khách những ly trà sữa mát lạnh.
Chi phí đầu tư cho một máy làm lạnh đồ uống thường là 20 triệu động. Có vật dụng này sẽ giúp quán của bạn chuyên nghiệp hơn.
Máy xay đá: Nếu trong menu có món đồ uống cần đến đá xay thì bạn nên đầu tư một máy cho quán. Ngoài chức năng xay đá bạn có thể dùng để trộn trà sữa.
Máy đo định lượng đường: giúp cho những món trà sữa được chế biến chuẩn vị 100% theo công thức.
Máy đậy nắp hộp trà sữa:
Bạn có thể lựa chọn một trong hai loại máy là loại đậy nắp tự động và loại đậy nắp thủ công.
Chi phí đầu tư cho một máy này là khoảng 12 triệu đồng.
Đây không phải là khoản đầu tư không quá lớn nhưng mang đến sự tiện dụng và chuyên nghiệp cho quán của bạn.
Nguyên liệu để pha chế trà sữa:
Mỗi loại trà sữa có nhiều loại hương liệu khác nhau như bột trà sữa, đường nước, trà, syrup,... Trà sữa được chia làm hai loại chính là trà sữa dùng trà và trà sữa dụng vị. Do đó, mỗi ly trà sữa lại có những cách pha chế đặc biệt khác nhau.
Các loại nguyên liệu cần chuẩn bị:
Trà, bột trà sữa, đường, các loại syrup, kem, topping (trân châu đen, thạch dừa, thạch thủy tinh,...),...
Các loại vật dụng cần dùng như ly nhựa có in tên thương hiệu của bạn, ống hút, muỗng,...
Hoàn thiện các thủ tục đăng ký kinh doanh
Để đảm bảo hoạt động xuyên suốt của cửa hàng, bạn nên chủ động thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết như:
Xin giấy phép kinh doanh
Đăng ký thương hiệu trà sữa độc quyền
Thực hiện đóng đầy đủ các loại thuế
Mọi thủ tục pháp lý được đăng ký với cơ quan chức năng có thẩm quyền đều được pháp luật, nhà nước bảo hộ. Bạn sẽ không cần lo nghĩ về việc tranh chấp bản quyền hay các vấn đề khác.
Chuẩn bị nhân sự cho quán trà sữa
Nếu kinh doanh với quy mô nhỏ, bạn có thể tự mình làm hết các công việc như nhận order của khách, pha chế, phục vụ và dọn dẹp. Tuy nhiên, với các quán trà sữa quy mô lớn, bạn cần phải có thêm nhân viên để hỗ trợ.
Tùy vào quy mô của quán, mà bạn tuyển số lượng nhân viên cho phù hợp. Mức lương trung bình của một nhân viên quán trà sữa thường dao động từ 5 - 8 triệu đồng/tháng. Còn đối với nhân viên làm việc bán thời gian, bạn cần trả cho họ thường là 12.000 - 20.000 đồng/giờ.
Sau khi tìm được nhân viên phù hợp, bạn cần quan tâm đến việc đào tạo nhân viên về kỹ năng phục vụ hoặc pha chế, đồng thời, xây dựng văn hóa làm việc, mức lương thưởng hợp lý.
Kinh nghiệm mở quán bán trà sữa thu hút khách
Tiếp đến, TPos sẽ bật mí các kinh nghiệm mở quán bán trà sữa hiệu quả, giúp bạn thu hút được nhiều khách hàng hơn cho quán mới.
Rèn luyện kỹ năng pha chế trà sữa đỉnh cao
Theo kinh nghiệm mở quán bán trà sữa từ những tích lũy của người đi trước, để mở quán thành công, bạn cần phải học hỏi và rèn luyện kỹ pha chế của mình. Tìm hiểu thêm nhiều công thức mới và sáng tạo ra vị trà sữa chỉ có ở quán của bạn, như vậy mới thu hút được nhiều khách hàng tìm đến.
Cách tốt nhất để duy trì quán trà sữa là tự bản thân nên học cách pha chế, tìm ra công thức riêng biệt tạo nên điểm hấp dẫn mới.
Bạn có thể tham gia học pha chế, học việc tại cửa hàng trà sữa có tiếng hoặc mua nhượng quyền thương hiệu trà sữa để kinh doanh.
Chỉ khi bạn trở thành một chuyên gia pha chế trà sữa chuyên nghiệp, bạn mới có thể tự tin bước vào con đường kinh doanh trà sữa này. Hãy tìm tòi tạo nên một công thức mới, độc đáo cho quán của mình.
Thiết kế menu hấp dẫn, lựa chọn nguyên chất lượng
Thiết kế menu cho quán trà sữa
Một menu quán trà sữa nên phân chia theo các ô, các nhóm đồ uống cụ thể. Trên menu nên để từ 25 món trở lên với đa dạng hương vị giúp khách hàng có thêm nhiều lựa chọn.
Bạn nên phân thêm khu vực “best seller”, đưa những món nước đặc sắc của cửa tiệm để khách hàng dễ lựa chọn hơn.
Nên để kèm theo hình ảnh của món nước đó để khách có thể hình dung dễ dàng và tăng khả năng quyết định mua hàng hơn.
Bên cạnh đó, một ly trà sữa không có topping thì sẽ không hấp dẫn, cũng như không mang lại doanh thu cao hơn. Nhưng nếu bạn thêm nhiều topping, bạn có thể bán với giá cao hơn rất nhiều. Do đó, hãy bổ sung thêm nhiều loại topping vào trong menu để khách hàng có thể thoải mái sáng tạo ly trà sữa của mình.
Bạn cũng có thể đa dạng thực đơn của mình bằng cách bổ sung thêm việc kinh doanh đồ ăn vặt hay kinh doanh kem tươi để tạo sự đa dạng cho khách hàng lựa chọn.
Tìm nguồn nguyên liệu chất lượng
Sau khi đã có menu đồ uống cần chuẩn bị gì, hãy bắt đầu lên danh sách các nhà cung cấp nguyên liệu, dụng cụ máy móc tốt nhất. Bạn có thể dựa vào thông tin trên mạng hoặc tham khảo kinh nghiệm từ người đi trước.
Song với việc tìm nguyên liệu giá rẻ, bạn cần phải chú ý đến nguồn gốc có rõ ràng hay không. Đảm bảo chất lượng và xem xét có thể hợp tác lâu dài với nhà cung cấp đó không.
Chất lượng nguyên liệu sẽ làm nên vị ngon cho món trà sữa, giúp giữ chân khách hàng lâu hơn. Đồng thời, đảm bảo được sức khỏe cho người sử dụng.
Căn cứ vào đồ uống có trong menu để chuẩn bị số lượng nguyên liệu phù hợp. Từ đó, bạn có thể ước tính được số tiền mình cần phải chi để duy trình hoạt động của quán trong thời gian đầu khi mới khai trương.
Thiết kế không gian quán đẹp mắt, có nhiều góc sống ảo
Đối với kinh doanh quán nước như trà sữa, cafe thì không gian cũng ảnh hưởng ít nhiều đến lượng khách ghé đến. Nhiều khách đến đây không chỉ để giải khát mà còn chụp hình check in sống ảo nữa. Do đó, bạn nên đầu tư trang trí không gian lung linh hơn, nên chọn theo một phong cách, chủ đề để dễ định hình các thiết kế.
Nếu bạn có khiếu thẩm mỹ có thể tự setup quán trà sữa của mình theo phong cách riêng hoặc có thể nhờ tư vấn thiết kế từ bên thứ ba. Bạn có thể lựa chộn
Đưa ra kế hoạch quản lý và vận hành
Tiếp đến, bạn cần sắp xếp các bộ phận với nhau thành một bức tranh hoàn chỉnh. Hãy bắt đầu từ việc đào tạo nhân viên pha chế, phục vụ, thanh toán và thái độ. Vận hàng và theo dõi sự thích nghi của khách hàng đối với quán trà sữa và đưa ra những cải thiện phù hợp trong từng thời điểm.
Khi vận hàng thì quy trình quản lý mọi hoạt động, giao dịch trong quán đều rất quan trọng. Để tối ưu hóa các quy trình quản lý, nhiều chủ quán cafe, trà sữa hiện nay thường áp dụng các phần mềm hỗ trợ bán hàng.
Với phần mềm quản lý bán hàng dành cho các quán cafe, quán trà sữa, quán ăn,... toàn bộ nghiệp vụ từ order nước, đặt bàn, thanh toán, kiểm tra chi tiết các nguyên liệu trong kho cho đến các hoạt động quản lý nhân sự và báo cáo thu chi,... đều diễn ra một cách nhanh chóng và chính xác nhất. Giúp cho việc vận hành quán trở nên chuyên nghiệp hơn trong mắt khách hàng.
Ngoài ra, phần mềm còn giúp tạo các chương trình khuyến mãi phù hợp với từng nhóm khách hàng và hỗ trợ quản lý được nguồn ngân sách chính xác, tránh sai sót.
Có kế hoạch truyền thông cho quán trà sữa
Sau khi vận hành và thử nghiệm quán đã đi vào luồng hoạt động ổn định, bạn cần chuẩn bị giai đoạn khai trương và sau triển các chiến lược marketing, quảng bá phù hợp.
Các chiến lược quảng bá online hay offline đều cần thực hiện trước ngày khai trương từ 1-2 tuần và triển khai liên tục trong quá trình kinh doanh sau này.
Để thu hút khách tới một quán mới mở, không gì hợp lý hơn việc tổ chức các chương trình khuyến mãi, ưu đãi. Dưới đây là một số gợi ý cho bạn:
Mua 1 tặng 1, mua 2 tặng 1,...
Miễn phí hoặc tặng kèm đồ ăn/đồ uống
Giảm giá theo %
Dành ưu đãi cho 100 khách hàng đầu tiên tới quán trong những ngày khai trương
Mời các khách mời nổi tiếng tham gia khai trương
Khi đã có chương trình, việc tiếp theo cần thiết là làm cho nhiều người biết đến thương hiệu của bạn. Có thể quảng bá offline bằng cách phát tờ rơi, tặng bóng bay, giảm giá tại điểm bán, tổ chức sự kiện,...
Quảng cáo trên mạng như Facebook, Instagram. Bạn có thể tạo trang fanpage để chia sẻ các hình ảnh của cửa hàng đến với mọi người.
Bên cạnh đó, bạn có thể quảng bá trên các kênh review ăn uống như Foody, diadiemanuong,... Hoặc đăng ký tham gia các các ứng dụng đặt đồ ăn để nhanh chóng tiếp cận được khách hàng ở nhiều nơi.
Tóm lại
Trên đây là những kinh nghiệm mở quán bán trà sữa được TPos tổng hợp lại từ nhiều người thành công đi trước. Hy vọng có thể giúp bạn lên được ý tưởng kinh doanh hoàn chỉnh nhất để thực hiện hóa ý tưởng kinh doanh trà sữa của mình một cách dễ dàng.
Nếu còn băn khoăn nhiều về cách vận hành và quản lý mọi hoạt động của quán trà sữa, hãy để lại bình luận bên dưới nhé. TPos sẽ giải đáp nhanh chóng.