Nội dung
Tại sao cùng là nhân viên bán hàng với nhau, có người thì tiếp khách không nghỉ tay, người lại “ế chỏng ế chơ”? Đừng mộng tưởng chỉ cần siêng năng, cần cù là bạn có thể trở thành một nhân viên bán hàng xuất sắc. Nó còn phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng của bạn. Nếu đang gặp khó khăn trên chặng đường chinh phục khách hàng, hãy cùng TPos tìm hiểu xem cách thức làm chủ nghệ thuật bán hàng của các best seller ra sao để có thể áp dụng cho bản thân nhé!
Nghệ thuật bán hàng là gì?
Nghệ thuật bán hàng là một kỹ năng bán hàng bậc cao giúp bạn có thể dễ dàng thuyết phục được khách hàng đưa ra quyết định sử dụng một sản phẩm/dịch vụ nào đó. Đối với một nhân viên bán hàng bình thường, họ sẽ phải bỏ rất nhiều thời gian, công sức và phải đánh đổi nhiều thứ khác thì mới mang về đơn hàng. Điều này xảy ra ở những người mới bước chân vào lĩnh vực bán hàng, chưa có nhiều kỹ năng chuyên môn. Còn đối với những ai có kinh nghiệm lâu năm, họ nhanh chóng nắm được điểm “chí mạng” của người mua và chốt đơn nhanh chóng.
Với thời đại cách mạng công nghệ 4.0 như hiện nay, bạn có thể gặp được khách hàng của mình bất cứ lúc nào. Vì thế, hãy chuẩn bị một “hành trang bán hàng”, khi tiếp cận được các đối tượng tiềm năng thì bạn sẽ không bỏ lỡ cơ hội mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Lợi ích khi áp dụng được nghệ thuật bán hàng bậc cao
Tăng tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng
Suy cho cùng, mục đích cuối cùng sau những nỗ lực không ngừng nghỉ của bạn chính là chốt thành công đơn hàng. Hãy thử so sánh những nhân viên sale mới, thông thường cứ 100 người quan tâm thì sẽ chỉ có 10 người có đủ kiên nhẫn để nghe các cô cậu newbie tư vấn, và cuối cùng số lượng người đưa ra quyết định chỉ chiếm tỷ lệ phần trăm cực kỳ thấp. Tuy nhiên, đối với những người dày dặn kinh nghiệm thì tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng sẽ tăng cao hơn 3, 4 hoặc thậm chí 10 lần. Tại sao những người nhiều kinh nghiệm lại làm được điều đó? Chính bởi họ đã trang bị được nghệ thuật bán hàng bậc cao.
Giữa mối quan hệ tốt với khách hàng, mang lại lợi nhuận bền vững
Đối với những ai có nghệ thuật thuyết phục khách hàng, họ sẽ hiểu người mua của họ cần gì, từ đó đưa ra những sản phẩm mang lại được giá trị cho người mua. Khi khách hàng giải quyết được vấn đề của bản thân thì họ sẽ tin tưởng vào người bán hơn. Việc xây dựng những mối quan hệ này sẽ làm tăng lòng trung thành, sau này, bất cứ khi nào có nhu cầu gì, những người này sẽ tìm đến seller đó để tìm cách giải quyết, mang lại lợi nhuận lâu dài hơn.
Phân tích nghệ thuật bán hàng của những người bán hàng giỏi nhất
Phương pháp tiếp cận khách hàng thông minh
Với thời đại công nghệ 4.0, để có thể tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng thì cần phải biết áp dụng chiến lược quảng cáo đa kênh. Tuy nhiên, trước khi lên chiến lược tiếp cận thị trường, những chuyên gia bán hàng sẽ nghiên cứu về hành vi và tâm lý của người tiêu dùng, từ đó mới đưa ra những phương án tiếp cận khả thi nhất.
Tại sao lại cần phân tích hành vi người tiêu dùng?
Bạn đã từng nghe qua cách giải thích: “Doanh nghiệp bán Ferrari hay Lamborghini không bao giờ quảng cáo trên TV vì người có thể mua siêu xe không rảnh mà xem vô tuyến vì còn đang mải kiếm tiền”. Vì vậy, hãy xem đối tượng khách hàng mục tiêu mà bạn nhắm đến đang tập trung ở đâu, từ đó tăng hiệu quả khi tiếp cận.
Bán hàng dựa trên các giá trị mang lại
Hãy tưởng tượng một chủ cửa hàng thời trang đang gặp khó khăn trong việc quản lý sổ sách, doanh thu,... và người này tìm đến bạn với mong muốn giải quyết vấn đề đó. Tuy nhiên, trong quá trình tư vấn thì những người ít kinh nghiệm sẽ giống như một cỗ máy và truyền tải mọi thứ đến với người mua (cả những điều họ không quan tâm). Đối với những người bán hàng giỏi họ sẽ tập trung vào giải pháp để giải quyết vấn đề của chủ shop này, sau đó đưa ra sản phẩm và chốt đơn.
Xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp cho bản thân
Đây là một yếu tố mà sẽ chẳng khách hàng nào nói ra với bạn, nhưng nó lại ảnh hưởng rất lớn đến việc đưa ra quyết định mua hàng. Ngoài việc chăm chút lại vẻ bề ngoài cho phù hợp thì thái độ cũng là yếu tố có tác động cực kỳ lớn đến việc xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp cho bản thân. Bạn cần có:
Thái độ đúng đắn khi làm việc. Để đạt được những điều bạn muốn, trước tiên hãy thay đổi cách ứng xử của bản thân. Trước khi làm việc gì, hãy suy nghĩ đến những lợi ích và hậu quả để có được phong cách làm việc phù hợp.
Thái độ đối với bản thân. Hãy nhớ một điều rằng: “không ai có thể khiến bạn cảm thấy thấp kém nếu không có sự cho phép của bạn”. Nếu thật sự muốn trở thành một người bán hàng vĩ đại thì ngay từ bây giờ bạn phải xây dựng nhận thức đúng đắn về bản thân. Thái độ cầu tiến, sẵn sàng học hỏi sẽ giúp bạn cải thiện kỹ năng cần thiết, từ đó trở thành một chuyên gia hàng đầu.
Thái độ đối với những người mua hàng. Khách hàng rất dễ phàn nàn nếu nhận được những thái độ không tốt và chắc chắn từ chối hợp tác với những nhân viên như vậy. Cho nên, dù bạn đang gặp vấn đề gì thì hãy cố gắng kiềm chế cảm xúc để tạo được mối quan hệ tốt với người mua. Đây là một nghệ thuật bán hàng cần hết sức lưu ý nếu muốn chốt sale thành công.
Kỹ năng giao tiếp
Trước khi khách hàng đặt bút ký vào hợp đồng, chắc chắn 2 bên sẽ có một cuộc hội thoại. Nghệ thuật giao tiếp trong bán hàng lúc này là không được để cuộc hội thoại đi vào ngõ cụt, tránh tình trạng họ hỏi gì bạn trả lời nấy mà phải biết đặt những câu hỏi mở để khai thác thông tin từ người mua, sau đó phân tích hành vi người tiêu dùng để đưa ra các giải pháp thích hợp. Khi những người này cảm thấy thông tin bạn mang lại thực sự hữu ích thì việc chốt đơn trở nên dễ như trở bàn tay.
Nghệ thuật thuyết phục khách hàng chốt đơn nhanh chóng
Làm thế nào để hoàn tất quá trình bán hàng khi gặp phản đối?
Đừng quá bận tâm khi khách hàng đưa ra quá nhiều lời phản đối vì điều này đồng nghĩa với việc họ thực sự quan tâm sản phẩm và có ý định mua hàng. Vì vậy, chỉ cần bạn giải quyết được những vấn đề này thì 2 bên sẽ dễ dàng đồng thuận với nhau. Một số phản đối thường xuyên gặp phải như:
- “Sản phẩm này quá đắt”. Với trường hợp này, bạn chỉ cần chỉ ra những lợi ích vượt trội của sản phẩm, so sánh các lợi ích hữu hình và giá trị vô hình với các sản phẩm khác để cho khách hàng thấy sự ưu việt và mức giá bỏ ra là hoàn toàn tương xứng.
- “Tôi không có đủ tiền”. Nếu thật sự người mua không đủ khả năng chi trả thì bạn có thể tư vấn thêm về các chính sách bán hàng để hỗ trợ họ hoặc các giải pháp tương tự phù hợp với ngân sách hơn. Còn nếu đây chỉ là lý do từ chối thì bạn cần khai thác thêm thông tin để biết được họ còn vướng mắc chỗ nào để đưa ra giải pháp thích hợp.
- “Không biết về thương hiệu của bạn”. Khi gặp tình huống này, bạn cần khẳng định đây là một thương hiệu uy tín, được rất nhiều người tin dùng. Đồng thời đưa ra những dẫn chứng cụ thể để khách hàng khỏi nghi ngờ.
Ngoài ra sẽ còn vô số những lý do để phản đối lời đề nghị của bạn. Chính vì thế, nếu không có nghệ thuật bán hàng thì rất dễ để rơi khách hàng tiềm năng vào tay đối thủ. Hãy lường trước một số lời từ chối bạn có thể gặp phải và cách giải quyết chúng để khi vấn đề xảy ra có thể xử lý một cách chuyên nghiệp, tránh bỡ ngỡ.
Sử dụng nghệ thuật đặt câu hỏi trong bán hàng
Hãy làm cho sản phẩm mang lại nhiều giá trị hơn trong mắt khách hàng. Bạn có thể sử dụng những câu hỏi để làm tăng lợi ích sản phẩm mang lại, từ đó dễ dàng chốt sale. Ví dụ, với một người mới kinh doanh thời trang và họ đang gặp phải khó khăn trong quá trình quản lý hàng hóa. Đứng trên vai trò là một nhân viên tư vấn phần mềm quản lý bán hàng, ngoài việc đưa ra giải pháp về vấn đề quản lý hàng hóa, bạn có thể đặt ra một số câu hỏi khác như :
- Anh/chị đang quản lý doanh tiền như thế nào?
- Shop có thuê nhân viên hay mình tự quản lý?
- Ngoài việc mở shop thời trang thì anh/chị có kinh doanh thời trang online hay không?
-...
Tóm lại, hãy đặt câu hỏi dựa trên những tính năng mà sản phẩm/dịch vụ của bạn có thể đáp ứng, hoặc là những vấn đề mà đại đa số khách hàng khác cũng gặp phải. Từ đó, người mua sẽ cảm thấy sản phẩm của bạn mang lại nhiều giá trị hơn những mong đợi của họ, từ đó dễ dàng đi tới sự đồng thuận.
Phải hiểu về kiểu khách hàng bạn đang gặp phải
Khách hàng không phải là kẻ thù mà là đồng minh của bạn. Không nên hơn thua với họ vì dù bạn có tranh luận thắng hay thua họ thì kết quả vẫn là không bán được hàng. Vì thế, mục tiêu đề ra không phải là đánh bại khách hàng là mà thuyết phục và làm cho họ cảm thấy sản phẩm/dịch vụ của bạn hữu dụng. Để làm được điều này, bạn cần phải hiểu rõ người đang đứng trước mặt bạn là người như thế nào, sau đó mới sử dụng nghệ thuật thuyết phục khách hàng. Một số kiểu người thường gặp có thể kể đến:
- Khách hàng cả tin: đối với nhóm này, hãy thẳng thắn chia sẻ và trò chuyện cởi mở với họ. Bạn cũng có thể sử dụng những câu chuyện vui để cuộc trò chuyện không bị căng thẳng. Tạo được mối quan hệ tốt thì cơ hội mua hàng sẽ tăng lên rất cao. Mặc dù họ rất dễ đưa ra quyết định mua hàng nhưng không muốn bị người khác gây áp lực.
- Khách hàng đa nghi: nhóm này sẽ hiếm khi tin về những gì bạn nói. Họ cho rằng lý lẽ bạn đưa ra chỉ để bao biện cho một số sự thật khác. Khi tiếp xúc với nhóm đa nghi thì tuyệt đối không nên tranh cãi hay bác bỏ ý kiến của họ. Hãy tìm cách lắng nghe mong muốn thật sự của họ, sau đó dần dần thuyết phục họ rằng bạn đang thật sự mang đến giải pháp cho vấn đề, và nếu được có thể để những người này tự trải nghiệm.
- Khách hàng có thái độ thù địch: đối với nhóm này, có thể họ đã từng gặp sự cố với những người bán hàng khác dẫn đến không còn thiện cảm khi gặp bạn. Trường hợp này, đầu tiên hãy lắng nghe lời tâm sự của họ để hiểu tận gốc vấn đề ở đâu, sau đó hãy nói với họ rằng bạn hiểu được vấn đề đó và cũng có rất nhiều trường hợp tương tự đã được giải quyết. Ở giai đoạn này, đừng cố gắng thuyết phục các đối tượng mua hàng, chắc chắn sẽ phản tác dụng. Thay vào đó, cố gắng bầu bạn với khách hàng, sau khi giải quyết được các mâu thuẫn này thì việc chốt được đơn hàng sẽ diễn ra một cách hết sức tự nhiên.
- Khách hàng không quyết đoán: những người này thường luôn chần chừ, do dự không dám đưa ra quyết định nhất là với những việc quan trọng. Nghệ thuật thuyết phục khách hàng trong trường hợp này là giúp họ lấy lại sự tự tin, thể hiện sự đồng cảm và luôn đồng hành cùng họ. Khi tạo được sự tin tưởng lẫn nhau thì việc thuyết phục những khách hàng không quyết đoán để họ đưa ra quyết định mua hàng sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.
Tóm lại, mỗi nhóm khách hàng sẽ có những đặc điểm riêng. Họ không muốn bị chi phối bởi người khác. Vì thế, cách tốt nhất để chốt sale chính là tạo cho người mua cảm giác họ là người đưa ra quyết định thực sự, còn bạn chỉ đóng vai trò hỗ trợ trong suốt quá trình mua hàng diễn ra.
Top những quyển sách nghệ thuật bán hàng nên đọc
Thuật bán hàng – Brian Tracy
Tại sao có rất nhiều người bán hàng nhưng tỷ lệ người thành công lại chỉ chiếm một phần nhỏ? Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là rất ít người áp dụng được nghệ thuật thuyết phục khách hàng. Vì vậy với quyển sách “Thuật bán hàng”, Brian Tracy - bậc thầy về bán hàng đã chỉ ra 21 bí kíp ngắn gọn giúp bạn trở thành một trong những nhân viên sale hàng đầu. Nếu bạn quan tâm các vấn đề như:
- Tạo danh tiếng và xây dựng lòng tin với khách hàng
- 3 bí quyết thấu hiểu và thuyết phục
- Cách chăm sóc khách hàng hậu mãi
- Cách phát triển khách hàng tiềm năng
- ...
Đây chắc chắn là một trong những cuốn nên “gối đầu giường”. Sau khi đọc xong Thuật Bán Hàng, bạn sẽ hiểu được tại sao có người thì khách kéo đến nườm nượp, người lại chẳng có nổi 1 đơn hàng.
Chào Hàng Chuyên Nghiệp Để Bán Hàng Thành Công – Lưu Chí Văn
Khi bán hàng, dù có siêng năng và chịu khó đến mức nào đi chăng nữa, nếu không có nghệ thuật giao tiếp trong bán hàng thì khó lòng thành công. Mục đích của tác giả khi viết quyển sách này là để giới thiệu các kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp và chỉ cho bạn đọc cách thức làm chủ nghệ thuật bán hàng. “Chào Hàng Chuyên Nghiệp Để Bán Hàng Thành Công” sẽ phân tích chuyên sâu vào quy trình bán hàng, các bước chuẩn bị cũng như xác định các mục tiêu cần phải đạt được trong quá trình thương lượng với người mua. Đồng thời tập trung vào một số kỹ năng trò chuyện để hướng tới việc chốt đơn hiệu quả hơn.
Khách Hàng Là Số 1 – Ken Blanchard
Một trong những sai lầm lớn nhất của những nhân viên bán hàng chính là họ tập trung quá nhiều về việc giới thiệu sản phẩm/dịch vụ chứ không hề đoái hoài đến những mong muốn của khách hàng, điều này khiến các nhân viên không thể đi tới thỏa thuận cuối cùng với người mua. Cuốn sách “Khách Hàng Là Số 1” sẽ nhấn mạnh sự quan trọng của yếu tố này, hướng người bán xây dựng quy trình bán hàng lấy khách hàng làm trọng tâm, không chỉ chú ý tới quyền lợi doanh nghiệp mà lợi ích của khách hàng cũng phải đặt lên hàng đầu.
Lợi Thế Bán Hàng – Dale Carnegie
Dale Carnegie là cái tên chẳng còn xa lạ với mọi người, đặc biệt với các mọt sách. Ông là tác giả của rất nhiều cuốn sách nổi tiếng trên thế giới và là người có tác động mạnh mẽ đến nhiều người. Với quyển sách “Lợi Thế Bán Hàng”, Dale Carnegie mang đến cho các đọc giả chi tiết về các bước của một quy trình bán hàng hoàn hảo. Chỉ cần nắm vững các kiến thức này thì bất cứ nhân viên sale nào cũng có thể thành công. Nếu bạn đang tìm một cuốn sách nghệ thuật bán hàng thì chắc chắn không nên bỏ qua tựa sách này.
Kỹ Năng Bán Hàng Tuyệt Đỉnh – Grant Cardone
Nếu công việc bán hàng của bạn đang gặp khó khăn thì đây chính là lúc bạn nên đọc qua quyển sách này. “Kỹ Năng Bán Hàng Tuyệt Đỉnh” sẽ chia sẻ các bí quyết để bạn có thể tồn tại trong ngành sales cực kỳ cạnh tranh. Grant Cardone chia sẻ về những quy tắc bán hàng, nghệ thuật thuyết phục khách hàng, phân tích từng bước một cách kỹ lưỡng để khi gặp những tình huống khó khăn bạn có thể dễ dàng xử lý, tăng tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng.
Hy vọng với những gì TPos vừa chia sẻ về nghệ thuật bán hàng đỉnh cao, bạn đọc đã nhận ra được những thiếu sót của bản thân, từ đó nhanh chóng khắc phục các yếu điểm còn tồn tại để thuận lợi hơn trong việc chinh phục những khách hàng khó tính nhất. Chúc bạn thành công!