Nội dung
Startup là từ được nhắc đến rất nhiều trong giới kinh doanh. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu chính xác bản chất của startup là gì. Nhiều người có quan điểm rằng cứ doanh nghiệp mới, hoạt động với quy mô nhỏ thì gắn cho cái mác là startup. Thực tế thì không phải vậy. Nếu vẫn còn nhầm lẫn khái niệm startup thì cùng TPos tìm hiểu thêm về định nghĩa của thuật ngữ này ngày sau đây để có câu trả lời chính xác nhé!
Startup là gì? 3 Đặc trưng cơ bản để định nghĩa startup
Khái niệm startup được định nghĩa là “Startup meaning a new business, or the activities involved in starting a new business”. Hiểu một cách đơn giản thì startup là sự bắt đầu của một doanh nghiệp mới hoặc những hoạt động bao gồm việc bắt đầu một doanh nghiệp mới. Ở Việt Nam, chúng ta vẫn thường định nghĩa startup chính là khởi nghiệp, được tiến hành kinh doanh bởi một người hoặc một nhóm người có chung ý tưởng. Khi khởi nghiệp thành công, đạt được những thành tựu nhất định thì doanh nghiệp đó sẽ được gọi là startup kỳ lân.
Hiện tại thì chưa có văn bản chính thực nào quy định chính xác startup là gì. Tuy nhiên, theo khoản 1 - 2 điều 3 Nghị định 94/2020 có quy định:
Cá nhân khởi nghiệp sáng tạo là người hoạt động nghiên cứu, phát triển ý tưởng và kinh doanh sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới.
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật để thực hiện ý tưởng trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới và có khả năng tăng trưởng nhanh.
3 Đặc trưng cơ bản để định nghĩa startup
Một doanh nghiệp được gọi là khởi nghiệp khi hội tụ đủ 3 đặc điểm chính sau:
Thứ nhất, là doanh nghiệp có ý tưởng kinh doanh mới mẻ, sáng tạo và khởi nghiệp dựa trên ý tưởng đó.
Thứ hai, có khả năng tăng trưởng vượt bậc trong thị trường.
Thứ ba, đăng ký kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật
>> Xem thêm: Các bước thành lập công ty theo quy định hiện hành!
Điểm khác biệt giữa doanh nghiệp nhỏ và startup là gì?
Rất nhiều người vẫn còn lẫn lộn khái niệm startup và doanh nghiệp nhỏ với nhau. Tuy nhiên, khi tìm hiểu về startup nhiều hơn thì bạn có thể phân biệt được 2 mô hình này một cách dễ dàng. Một vài yếu tố để bạn so sánh là:
Startup không bị giới hạn bởi thời gian thành lập
Cách xác định startup theo thời gian là hoàn toàn sai lầm. Nhiều người cố đặt ra một khung thời gian và quy định trong khoảng thời gian đó thì doanh nghiệp được gọi là startup. Đúng là định nghĩa startup là một doanh nghiệp mới. Nhưng “mới” ở đây không bị giới hạn bởi một mốc thời gian cụ thể. Có thể 1 - 2 năm, 3 - 5 năm hay thậm chí lâu hơn thì họ vẫn được gọi là một công ty khởi nghiệp.
Startup sở hữu ý tưởng đột phá và định vị toàn cầu
Một startup thường sở hữu các ý tưởng mang tính sáng tạo, đột phá để mang lại nhiều giá trị hơn cho cộng đồng. Với những ý tưởng kinh doanh thông thường, bạn chỉ cần một điểm khác biệt nhỏ nào đó, nhưng với công ty khởi nghiệp thì cần phải bắt nguồn từ một ý tưởng mang lại nhiều giá trị cho người dùng. 2 ví dụ rõ ràng nhất Google với ý tưởng mang đến trải nghiệm tìm kiếm tối ưu nhất và Facebook với mục tiêu xây dựng nền tảng mạng xã hội kết nối con người.
Startup đòi hỏi nguồn vốn lớn và tốc độ tăng trưởng cao
Các doanh nghiệp nhỏ (SMEs) thường không cần quá chú trọng vào tốc độ tăng trưởng và nguồn vốn, chỉ cần một vài thành viên thì họ có thể duy trì hoạt động kinh doanh của mình. Còn khi nói đến startup thì khác, nó đòi hỏi quy mô vốn lớn và thường được kêu gọi vốn từ các nhà đầu tư, quỹ đầu tư và phân chia cổ phần.
Làm startup như thế nào để không thất bại?
Môi trường startup cũng cực kỳ cạnh tranh, tỷ lệ thất bại cực kỳ cao. Chính vì vậy, để gia tăng cơ hội thành công thì các nhà khởi nghiệp cần chuẩn bị sẵn các yếu tố như:
Xác định giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Yếu tố này sẽ giúp bạn định hình được văn hóa công ty và môi trường làm việc của mình.
Mục tiêu - Tầm nhìn - Sứ mệnh.
Định hướng sản phẩm, dịch vụ đúng đắn.
Luôn sáng tạo, bắt kịp xu hướng.
Có kế hoạch kinh doanh, kế hoạch truyền thông, xây dựng thương hiệu bài bản.
Thực hiện đúng theo các triết lý kinh doanh của doanh nghiệp.
Trang bị đầy đủ kỹ năng quản lý.
Và yếu tố cuối cùng, trong thị trường cạnh tranh và phát triển nhanh thì nhà khởi nghiệp cần phải nỗ lực không ngừng nghỉ, rèn luyện ý chí không được bỏ cuộc để vững bước đạt được đích đến cuối cùng.
5 Sự thật cần biết khi tìm hiểu về startup
50% startup thất bại trong vòng 5 năm đầu tiên
Một thống kê đáng buồn là tỷ lệ thất bại của các công ty khởi nghiệp rất cao. Tuy nhiên, xác suất thất bại sẽ giảm dần khi độ của doanh nghiệp lớn hơn. Theo nghiên cứu thì 25% doanh nghiệp mới thất bại ngay từ năm đầu tiên, con số này chỉ còn 10% khi khởi nghiệp qua 5 năm và giảm xuống 6% trong năm thứ 10.
Những người đã từng thất bại có tỷ lệ thành công cao
Lý do là bởi những thất bại đã có nhà khởi nghiệp những bài học quý giá, từ đó họ có thể xử lý mọi chuyện dễ dàng hơn trong tương lai. Xác suất thành công của những người đã từng thành công, người từng thất bại và người mới theo thứ tự lần lượt là 30%, 20% và 18%.
95% nhà khởi nghiệp có ít nhất 1 tấm bằng cử nhân
Rất nhiều người có suy nghĩ học theo những người đã từng bỏ học nhưng vẫn thành công để làm lý tưởng sống cho mình. Tuy nhiên, những số liệu thực tế đã chứng minh 95% người khởi nghiệp thành công đều đã tốt nghiệp đại học. Không ai chắc chắn được mình sẽ thành công khi học đại học, nhưng khi tốt nghiệp, bạn sẽ được phát triển được những kiến thức, kỹ năng cần thiết giúp ích được rất nhiều cho việc khởi nghiệp sau này.
Tăng quy mô quá nhanh, quá sớm làm tăng tỷ lệ thất bại
Sự thật ai cũng muốn doanh nghiệp của mình phát triển càng nhanh càng tốt. Tuy nhiên, mọi thứ cần phải có thời gian. Những bạn mới khởi nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm nên không lưu tâm đến vấn đề này, dẫn đến việc không kiểm soát nổi startup và thất bại.
Hai nhà sáng lập sẽ giúp startup phát triển nhanh hơn một người
Một dự án khởi nghiệp có 2 nhà sáng lập thì họ có thể bổ trợ cho nhau, từ đó giải quyết vấn đề hiệu quả hơn. Thống kê đã chỉ ra rằng, một công ty khởi nghiệp có 2 nhà sáng lập sẽ có vốn đầu tư tăng nhanh hơn 30%, lượng khách hàng nhiều gấp 3 lần và tỷ lệ thất bại cũng ít hơn.
Những cách huy động vốn của các startup là gì?
Tài trợ từ người thân, gia đình và bạn bè
Huy động vốn từ gia đình, người thân không phải điều gì quá mới mẻ. Mọi người thường dùng cách này nếu gia đình của họ có nguồn lực tài chính dư giả một chút. Kêu gọi đầu tư từ gia đình có ưu điểm là không phải chịu lãi suất và không bị giới hạn thời gian trả. Tuy nhiên, để mượn được số tiền lớn thì bạn cần tạo được sự tin tưởng với người thân của mình. Cố gắng trình bày kế hoạch rõ ràng, các dự định của mình một cách chính xác thì khả năng kêu gọi đầu tư sẽ cao hơn.
Vay ngân hàng để startup
Có nhiều bạn thì tài chính của gia đình không cho phép. Cho nên, họ làm hồ sơ vay ngân hàng để khởi nghiệp. Đa số các ngân hàng hiện nay đều có các chính sách cho vay tiền hỗ trợ cho các startup. Lưu ý là với cách huy động vốn này thì bạn sẽ cần tính toán thật kỹ về lãi suất và tỷ suất sinh lời của mô hình khởi nghiệp. Nếu tiền lãi kiếm được không thể bù đắp phần trả lãi ngân hàng thì rất khó để thành công.
Huy động vốn từ cộng đồng
Đây cũng là một phương án giúp bạn có đủ kinh phí để duy trì mô hình kinh doanh của mình. Nếu bạn có một ý tưởng kinh doanh tuyệt vời, mang lại những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng thì họ có thể hỗ trợ bạn khoản tiền để tiếp tục theo đuổi mô hình đó.
Nhà đầu tư thiên thần
Liên hệ với các nhà đầu tư thiên thần cũng là một cách giúp bạn có đủ vốn để thực hiện ý tưởng của mình. Tuy nhiên, ý tưởng của bạn cần khả thi và có kế hoạch kinh doanh bài bản thì mới có thể thuyết phục nhà đầu tư thiên thần xuống tiền cho bạn.
Huy động từ quỹ đầu tư mạo hiểm
Ngoài nhà đầu tư thiên thần thì các quỹ đầu tư mạo hiểm cũng là nơi có thể hỗ trợ về mặt tài chính cho doanh nghiệp của bạn. Điểm mấu chốt để kêu gọi vốn thành công là ý tưởng của bạn cần khả thi, có tiềm năng tăng trưởng cao thì mới có thể lọt vào tầm ngắm của họ.
Tại Việt Nam thì có Shark Tank là chương trình giúp các startup tìm kiếm những nhà đầu tư cho doanh nghiệp của mình. Ngoài hỗ trợ vốn thì họ còn có thể đồng hành cùng nhà khởi nghiệp để biết cần phải làm startup như thế nào để có thể thành công nhanh nhất.
Tìm bạn đồng hành
Tìm một người chung chí hướng đồng hành cũng là một cách giúp bạn huy động vốn cho doanh nghiệp của mình. Có thêm người hỗ trợ sẽ giúp bù đắp vào những thiếu sót của bạn. Đồng thời cả 2 cùng góp vốn thì bạn sẽ đỡ được rất nhiều chi phí.
Hy vọng với chủ đề “Startup là gì? 7 Điều cần biết khi tìm hiểu về startup”, bạn đọc đã hiểu hơn về khái niệm startup. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, đừng ngần ngại để lại bình luận bên dưới, TPos sẽ giải đáp cho bạn. Thân chào!