Chia sẻ

Những tình huống kinh doanh khó đỡ thường xuyên gặp phải

Dưới đây là một số tình huống kinh doanh mà hầu hết các chủ cửa hàng bán lẻ đều gặp phải. Hãy giúp cho nhân viên bán hàng của mình biết và ứng phó với những trường hợp này nhé!

Kinh doanh bán lẻ là chấp nhận đối mặt với những vấn đề nan giải có thể làm ảnh hưởng đến hình ảnh và uy tín của cửa hàng. Đó là điều mà hầu như không cửa hàng nào không gặp phải. Dưới đây là những trường hợp mà cửa hàng bán lẻ thường gặp phải và cách giải quyết, bạn tham khảo nhé!

Các tình huống kinh doanh khó xử mà các chủ cửa hàng thường gặp


Các tình huống kinh doanh khó xử thường gặp


Khách hàng la mắng, than phiền

Đây là tình huống mà không cửa hàng nào không gặp phải, thậm chí là thường xuyên như “cơm bữa”! Cũng có thể là khi khách hàng của bạn đang không được thoải mái chuyện gì đó hay thậm chí là họ không biết sử dụng một thiết bị nào đó cũng có thể “trút giận” lên nhân viên bán hàng của bạn. Trong những trường hợp như vậy, nhân viên bán hàng cần hết sức thận trọng và giải quyết vấn đề cho khách hàng của bạn, Hãy tỏ ra rằng họ rất quan trọng với cửa hàng bạn và lập tức giải quyết vấn đề cho họ.

Quỵt nợ, thiếu tiền dai dẳng

Những khoản nợ là điều khó tránh khỏi trong kinh doanh bán lẻ, đó cũng chính là lý do khiến bạn có nhiều khách hàng hơn. Đây cũng là tình huống kinh doanh khiến hầu hết các đơn vị bán lẻ đau đầu.

Trong sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường hiện nay, tìm được khách hàng đã là điều vô cũng khó khăn mà giữ chân được khách hàng lại là điều khó hơn gấp bội. Hãy đòi nợ một cách nhẹ nhàng và “văn minh” bằng cách nhắc khéo họ rằng có lô hàng mới và hãy thanh toán số nợ cũ để có cơ hội sở hữu những mặt hàng mới. Bạn cũng có thể chia ra thành nhiều đợt trả tiền nếu như khách hàng của bạn thật sự khó khăn. Có như thế, khách hàng của bạn có thể trả được nợ mà còn vui vẻ mua hàng mà không bỏ đi nơi khác.

Khách hàng do dự chưa đưa ra quyết định

Khi kinh doanh, chắc chắn không ít lần bạn sẽ rơi vào trường hợp tương tự như vậy. Người mua đã hài lòng với chất lượng sản phẩm cũng như giá cả nhưng họ vẫn do dự mãi mà không đưa ra được quyết định mua hàng. Khi gặp tình huống kinh doanh như vậy, điều bạn cần làm là tìm hiểu xem nguyên nhân xuất phát từ đâu? Họ còn gặp khó khăn gì khi đưa ra quyết định? 

Hãy cố gắng trò chuyện, khai thác thêm nhiều thông tin từ phía người mua để bạn có thể hiểu hơn và những gì họ đang gặp phải để có hướng giải quyết cho phù hợp. Lưu ý là mọi việc cần từ từ, đừng nên ép buộc khách hàng nói. Nếu vậy họ sẽ có cảm giác không an toàn nên sẽ không chia sẻ bất cứ thông tin nào cho bạn, từ đó dẫn tới việc chốt sale thật sự rất khó khăn. Cứ trò chuyện, chia sẻ một cách tự nhiên nhất để tâm lý khách hàng tin tưởng bạn, mọi việc lúc này sẽ trở nên dễ dàng hơn. 

Nhóm khách hàng bịa chuyện, nói không đúng sự thật

Có một số người không có thiện chí mua hàng mà họ đến để phá chuyện làm ăn của bạn. Mục đích là làm cho bạn không bán được hàng, người tiêu dùng sẽ qua những cửa hàng khác. 

Đây là một tình huống kinh doanh nếu không xử lý khéo léo sẽ để lại những thiệt hại nặng nề về sau. Khi gặp trường hợp này, bạn không nên cãi tay đôi với khách hàng. Điều đó sẽ để lại ấn tượng không tốt trong mắt những người mua hàng khác. Điều cần làm lúc này là tìm hiểu nguyên nhân tại sao họ lại đến đây, đưa ra những lý lẽ thuyết phục để làm cho họ hiểu vấn đề. Tuyệt đối không nóng nãy, tranh canh sẽ ảnh hưởng xấu tới hình ảnh của thương hiệu. 

Nhân viên làm mất hàng, mất tiền

Chắc chắn rằng không ít cửa hàng đã từng gặp trường hợp nhân viên bán hàng làm mất tiền, mất hàng. Dù chủ quan hay khách quan thì đó cũng là điều mà các chủ cửa hàng đau đầu lo lắng.

tình huống nhân viên làm mất hàng, mất tiền


Chủ cửa hàng khi đào tạo nhân viên bán hàng cần nói rõ, thành khẩu khai báo chính là điều vô cùng quan trọng trong mọi trường hợp. Hãy cho nhân viên bán hàng của mình biết rằng sự thành thật và biết chịu trách nhiệm bao giờ cũng được đánh giá cao. Trong trường hợp là mất tiền, nhầm hàng của cửa hàng, nhân viên cần thành khẩu khai báo và chịu trách nhiệm đền bù theo quyết định của cửa hàng/công ty thay vì giấu diếm. Vì khi mọi việc bị bại lộ, mọi lời nói, hành động của bạn sẽ trở thành vô nghĩa.

Khi đối thủ gia tăng cạnh tranh bằng các chương trình khuyến mãi lớn

Trong thời buổi cạnh tranh quyết liệt như hiện nay thì tất cả các cửa hàng đều ra sức tìm kiếm khách hàng bằng các chương trình khuyến mãi, ưu đãi khách hàng cực hấp dẫn. Đó cũng chính là lý do khiến tất cả các chủ cửa hàng đều đau đầu và lo lắng mất khách. 

Điều bạn cần làm nhất chính là tìm ra lý do cho rằng khách hàng của bạn chọn mua hàng ở cửa hàng của bạn là gì thay vì mua ở những cửa hàng khác. Từ đó, nhận thấy được ưu điểm của cửa hàng mình và đưa ra nhiều chiến dịch marketing phù hợp, xây dựng chương trình khuyến mãi, ưu đãi cho khách hàng của bạn.

Vẫn chưa có hàng gửi cho khách 

Đến thời hạn phải giao hàng cho khách nhưng vì một lý do cá nhân nào đó mà bị chậm trễ, dẫn đến không cung cấp đủ số lượng người mua đã đặt, gây thiệt hại rất nhiều cho khách hàng. Lúc này bạn sẽ xử lý tình huống kinh doanh khó xử này thế nào?  

Hãy khoan đổ lỗi mà cố gắng tìm cách giải quyết vấn đề một cách nhanh nhất để giảm thiểu tối đa những thiệt hại gây ra. Thông báo nhanh chóng nhất đến với người mua về sự cố xảy ra và đưa ra cách giải quyết cho họ. Đề xuất các phương án thoả thuận sao cho ổn thoả để có thể giữ được mối quan hệ này. Sự năng động sáng tạo của bạn có thể biến một bàn thua trông thấy thành một cơ hội tạo dựng sự trung thành. Kinh doanh là cả một chặng đường dài, nếu để những "tình bạn" này rạn nứt thì nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến công việc làm ăn sau này. Có thể họ sẽ trở thành một trong những đối thủ cản bước bạn trên con đường sắp tới. 

Phàn nàn về vệ sinh cá nhân của nhân viên 

Đây là một vấn đề rất nhạy cảm khi xuất hiện trong cửa hàng của bạn. Trước hết bạn phải xem nguồn gốc vấn đề nằm ở chỗ nào. Có thực sự là như vậy hay chỉ là những lời nói vô căn cứ. Sau khi xác định được chính xác nguyên nhân, nếu đúng thì tiến hành gặp gỡ nhân viên đó, trò chuyện với họ về các chính sách của công ty cũng như tác phong làm việc để họ chấn chỉnh lại đúng hơn về hành vi, thái độ làm việc. Hãy khéo léo để vừa có thể gợi ý họ rằng họ cần quan tâm hơn đến bản thân, vừa không làm họ mất đi sự tự trọng. 

Khách hàng muốn đổi trả hàng do không hài lòng

Khách hàng muốn đổi trả hàng do không hài lòng

Đây chắc chắn là một hình huống kinh doanh thường xuyên gặp phải trong quá trình bán hàng. Sau khi nhận hàng về được một khoảng thời gian ngắn thì khách hàng tỏ thái độ bực bội, không hài lòng và đến cửa hàng yêu cầu được trả lại sản phẩm và hoàn tiền dù trước đó họ đã vui vẻ đồng ý mua món đồ đó. 

Vậy bạn sẽ làm gì trong trường hợp này? 

Có rất nhiều người phạm sai lầm là nổi nóng, cãi tay đôi với khách, căng thẳng hơn là sau khi lời qua tiếng lại đã xảy ra xô xát. Nếu bạn làm như vậy thì người thiệt hại cuối cùng không ai khác chính là bạn. Vì vậy nên bình tĩnh giải quyết vấn đề. Tìm hiểu rõ nguyên nhân tại sao lại dẫn tới tình huống này. Nếu lỗi xuất phát từ phía bạn thì nên xin lỗi và chấp nhận lời đề nghị của họ. Tuy nhiên, nếu họ không có lý do chính đáng thì bạn phải nói rõ các chính sách bán hàng của cửa hàng (điều này phải được nói trong lúc khách mua hàng và bây giờ nhắc lại về các quy định) để họ có thể hiểu và thông cảm. 

Không thể giải đáp thắc mắc của khách hàng

Một tình huống kinh doanh khá hy hữu tuy nhiên vẫn có thể xảy ra. Đôi khi người mua sẽ có những thắc mắc mà vượt ra khỏi tầm hiểu biết của người bán. Lúc này hãy bình tĩnh thì mới giải quyết được vấn đề hiệu quả. Tuyệt đối không nên trả lời qua loa, hoặc nói những gì chưa được kiểm chứng. Lúc này nên xin phép trả lời sau, rồi tìm hiểu lại thông tin về sản phẩm từ cấp trên, hoặc nhà sản xuất để có câu trả lời thích đáng. Không nên tỏ thái độ thờ ơ và lảng tránh câu hỏi, điều đó sẽ khiến họ cảm thấy bị thiếu tôn trọng và không bao giờ quay trở lại cửa hàng nữa. 

Người mua đưa ra yêu cầu không hợp lý

Nhiều người trong quá trình mua hàng sẽ đưa ra rất nhiều yêu cần mà bạn khó lòng đáp ứng, chẳng hạn như mua 1 cái áo nếu không mặc vừa thì phải đền lại tiền gấp nhiều lần. Lúc này bạn cần từ chối, tuy nhiên phải từ chối một cách khéo léo để có thể vẫn giữ được mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng. Đừng nên tức giận, nổi nóng. Tìm cách nói sao cho họ cảm thấy hợp lý và không còn đưa ra những lời đề nghị như vậy. 

>> Để làm được điều này thì bạn cần tìm hiểu thêm về nghệ thuật bán hàng!

Yêu cầu một tính năng chưa có

Khách hàng yêu cầu một tính năng mà sản phẩm của bạn hiện tại chưa được cập nhật tính năng đó. Tuy tình huống này khá ít nhưng vẫn xuất hiện trong thực tế. Chẳng hạn như họ mua một chiếc điện thoại tầm trung, nhưng yêu cầu những công nghệ hiện đại nhất. Với trường hợp này, cần tránh tranh cãi mà hãy giải thích cho họ hiểu tại sao với mức giá này lại chỉ được cung cấp những tính năng này. Ngoài ra cũng có thể giới thiệu những sản phẩm khác có chức năng mà người mua thích để họ ra quyết định. 

Trên đây là một số tình huống kinh doanh khó xử tiêu biểu mà hầu hết các cửa hàng bán lẻ đều gặp phải. Tham khảo và rút kinh nghiệm để khi gặp phải những trường hợp này, bạn có thể chỉ cho nhân viên bán hàng của mình cách ứng phó nhanh nhất nhé!

Chuyên mục: Blog , Chia sẻ
Đánh giá bài viết:

Bài viết liên quan

Tận hưởng trải nghiệm bán hàng không cần lo lắng

Miễn phí tạo tên miền cho khách hàng mới với tất cả các gói

Hỗ trợ tận nơi 24/7

Hoàn tiền 100% nếu khách hàng không hài lòng

Dùng thử