Nội dung
- 1. Thế nào là tìm kiếm khách hàng tiềm năng?
-
2. Bật mí các cách tìm kiếm khách hàng hiệu quả
- 2.1 1. Lập kế hoạch chi tiết quy trình tìm kiếm khách hàng tiềm năng
- 2.2 2. Tận dụng mối quan hệ cá nhân
- 2.3 3. Công cụ tìm kiếm khách hàng tiềm năng thông qua báo chí
- 2.4 4. Tìm kiếm thông qua kênh Telesales
- 2.5 5. Tham dự các sự kiện, triển lãm
- 2.6 6. Phương pháp tìm kiếm khách hàng thông qua hội thảo
- 2.7 7. Quảng bá trên các kênh online
- 2.8 8. Sử dụng email marketing để thu hút khách hàng tiềm năng
- 2.9 9. Cho khách hàng tiềm năng dùng thử sản phẩm
- 2.10 10. Nghiên cứu khách hàng của đối thủ cạnh tranh
- 2.11 11. Khiến khách hàng hiện tại giới thiệu khách hàng mới cho bạn
- 2.12 12. Đăng thông tin của bạn ở bất kỳ đâu
- 2.13 13. Chạy quảng cáo Google Ads
- 2.14 14. Xây dựng chiến lược SEO cho website bán hàng
- 2.15 15. Đăng bài blog trên LinkedIn
- 3. Kỹ năng tìm kiếm khách hàng bỏ túi cho dân Sales
Làm thế nào để tìm kiếm khách hàng tiềm năng? Việc nào khó khăn nhất khi mới bắt đầu kinh doanh? Đối với nhiều chủ doanh nghiệp, chủ cửa hàng, câu trả lời chính là làm sao để tìm được khách hàng tiềm năng của mình. Tìm khách hàng mới là một phần quan trọng trong chiến lược kinh doanh. Dù sản phẩm/dịch vụ của bạn có tốt đến đâu đi nữa, kinh doanh mà không có khách hàng chính là thất bại lớn.
Vậy với thị trường rộng lớn thì đây mới là khách hàng của bạn? Cùng điểm qua bài viết dưới đây để khám phá 12 cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng hiệu quả nhé.
Thế nào là tìm kiếm khách hàng tiềm năng?
Khái niệm và vai trò của việc tìm kiếm khách hàng
Khách hàng tiềm năng là những cá nhân hoặc nhóm người chưa trả tiền để mua sản phẩm của bạn nhưng lại có nhu cầu quan tâm và muốn sở hữu sản phẩm/dịch vụ đó.
Còn khách hàng chính là nguồn tạo ra lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp của bạn. Có khách hàng, các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh mới có thể tiêu thụ được sản phẩm/dịch vụ của mình.
Khách hàng đóng vai trò rất quan trọng trong toàn bộ quá trình kinh doanh, bán hàng. Tất cả mọi hoạt động của doanh nghiệp đều xoay quanh khách hàng như:
Đặc tính sản phẩm/dịch vụ phải dựa trên thị hiếu, nhu cầu khách hàng.
Tất cả các chiến lược, phương thức truyền thông, tiếp thị, bán hàng,... đều phải hướng đến khách hàng.
Từ đó, có thể thấy việc mang khách hàng về cho doanh nghiệp là khâu quan trọng nhất.
Xác định nguồn khách hàng tiềm năng
Dựa theo mô hình phễu bán hàng, cách xác định khách hàng tiềm năng như sau:
Những người chưa biết đến thương hiệu doanh nghiệp của bạn hoặc chưa biết đến sản phẩm/dịch vụ của bạn.
Những người đang có vấn đề và muốn tìm giải pháp có liên quan đến sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp.
Những người còn đang phân vân chọn lựa giữa sản phẩm/dịch của bạn với công ty đối thủ.
Những người đã sử dụng sản phẩm/dịch của công ty đối thủ.
Từ việc hiểu và xác định được chân dung khách hàng mục tiêu, việc doanh nghiệp tìm kiếm cũng như thu hút khách hàng tiềm năng lại là một chuyện khác. GIai đoạn này đòi hỏi doanh nghiệp cần tận dụng tối đa các phương tiện, công cụ hỗ trợ để công việc tìm khách hàng trở nên hiệu quả hơn. Cùng xem phần tiếp theo về các cách tìm kiếm khách hàng hiệu quả.
Bật mí các cách tìm kiếm khách hàng hiệu quả
1. Lập kế hoạch chi tiết quy trình tìm kiếm khách hàng tiềm năng
Hãy tìm hiểu xem những ai sẽ mua sản phẩm của bạn, người đó tìm đến sản phẩm/dịch vụ của bạn như thế nào và bằng cách nào. Đặt mình vào vị trí của khách hàng để thấu hiểu họ thực sự cần gì để tư vấn cho khách hàng hiệu quả hơn.
Bạn nên ghi lại những thông tin tìm hiểu được của khách hàng, đây chính là một trong những bước khởi đầu tìm kiếm khách hàng quan trọng, là nền tảng để bạn bắt đầu công việc tìm kiếm sau này.
2. Tận dụng mối quan hệ cá nhân
Đây là cách đơn giản và dễ thực hiện nhất vì bạn đã có sẵn lòng tin của họ từ trước. Hãy giới thiệu bạn bè của bạn về sản phẩm/dịch mà bạn đang cung cấp. Hoặc giới thiệu đến những người có thể biết ai đó có nhu cầu sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn.
Bạn cũng có thể chia sẻ chuyện kinh doanh với người thân, bạn bè, đồng nghiệp,... cho họ biết đối tượng khách hàng tiềm năng mà bạn đang tìm kiếm, họ có thể giúp bạn giới thiệu với mọi người.
3. Công cụ tìm kiếm khách hàng tiềm năng thông qua báo chí
Báo chí luôn là một trong những kênh thông tin có sức lan tỏa mà bạn không thể ngờ đến, là kênh giúp tìm kiếm lượng lớn khách hàng hiệu quả. Bạn có thể liên hệ với các tòa soạn báo và đăng ký thông tin về doanh nghiệp của mình lên đó hoặc thuê dịch vụ đăng bài PR lên báo online với mức giá hợp lý.
Với một bài giới thiệu khéo léo về sản phẩm/dịch vụ hay thương hiệu công ty của bạn chắc chắn sẽ tác động không ít đến khách hàng thật sự tin tưởng và tìm đến bạn khi có nhu cầu.
4. Tìm kiếm thông qua kênh Telesales
Cách tìm khách hàng tiềm năng qua điện thoại là phương pháp khá phổ biến, đặc biệt trong các ngành như bất động sản, bảo hiểm, ngân hàng,... Cách này sẽ giúp bạn xác định được đối tượng có thể trở thành khách hàng của bạn hay không chỉ qua một cuộc hội thoại ngắn. Tuy nhiên, bạn phải có sẵn một lượng danh sách khách hàng tiềm năng chất lượng để tiến hành gọi điện thoại.
5. Tham dự các sự kiện, triển lãm
Hãy tìm các sự kiện, triển lãm chuyên về ngành, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, có thể mang lại cho bạn khách hàng tiềm năng.
Phương pháp này không chỉ giúp bạn thoải mái trưng bày, quảng bá điểm mạnh của sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp mà còn tạo ra cơ hội cho bạn tiếp xúc trực tiếp với khách hàng.
Để có thể thuyết phục được khách hàng tin tưởng bạn, trước khi đăng ký tham gia hội chợ, triển lãm, bạn cần có một kế hoạch trưng bày gian hàng phù hợp.
Bạn cần sắp xếp, trưng bày sản phẩm sao cho thu hút khách hàng.
Có thêm vài trò chơi, rút thăm trúng thưởng hay tặng quà sẽ giúp bạn thu hút được nhiều khách hàng hơn.
Bạn nên lựa chọn sản phẩm nổi bật để mang đến gian hàng triển lãm.
6. Phương pháp tìm kiếm khách hàng thông qua hội thảo
Tìm trên báo chí hay qua các kênh truyền thông để biết được các hội thảo liên quan đến ngành nghề của doanh nghiệp bạn. Đó là nơi khách hàng tiềm năng của bạn có thể xuất hiện với số lượng lớn.
7. Quảng bá trên các kênh online
Trong thời đại 4.0 hiện nay, bạn chỉ cần một thiết bị thông minh kết nối với internet là có thể tìm kiếm thông tin về đối tượng khách hàng hướng đến.
Sử dụng mạng xã hội
Hiện nay, số lượng người dùng tham gia mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram,... rất lớn. Trong đó, Facebook chính là “miếng bánh ngon” để bạn có thể thâu tóm được khách hàng. Nơi có thể trao đổi mọi thứ, chủ đề quan tâm giúp bạn dễ dàng tiếp cận khách hàng tiềm năng hiệu quả. Bạn chỉ cần tìm hội nhóm liên quan về sản phẩm, lĩnh vực mình đang kinh doanh để chia sẻ khéo léo các thông tin hữu ích với thái độ nhiệt tình thì chắc chắn khách hàng sẽ tìm đến bạn.
Bạn có thể tạo một fanpage hay group với đầy đủ thông tin của doanh nghiệp, khách hàng sẽ để lại thông tin liên hệ hoặc cần bạn tư vấn cho các vấn đề của họ.
Những bài viết chất lượng, hấp dẫn về sản phẩm được đăng tải kèm theo hình ảnh bắt mắt sẽ càng thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng theo dõi.
Chạy quảng cáo
Đây là hình thức quảng cáo dựa theo từ khóa tìm kiếm của người tiêu dùng và hành vi mua hàng online. Hiện đang có rất nhiều doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng thành công với phương pháp này.
Chạy quảng cáo sẽ giúp bạn chủ động tiếp cận và tìm kiếm khách hàng. Để tiết kiệm được chi phí hãy setup nội dung quảng cáo của bạn phù hợp với vị trí khu vực mà bạn muốn, thời gian quảng cáo phù hợp và luôn đánh giá những thay đổi khi lên chiến lược quảng cáo.
Xây dựng chiến lược SEO website
Cũng như khi khách hàng tìm kiếm trên Google, họ không nhấp chuột vào kết quả quảng cáo mà nhập vào trang web có thứ hạng cao trên đó. Không giống như chạy quảng cáo, việc nhấp chuột vào đây hoàn toàn miễn phí.
Công cụ tìm kiếm khách hàng này đòi hỏi nhiều thời gian, đầu tư từ ban đầu về nhân lực làm SEO, tuy nhiên, khi website đã lên top trên bảng xếp hạng tìm kiếm thì công việc của bạn sẽ nhẹ nhàng hơn, mang về lượng khách hàng ổn định hơn.
Đánh dấu vị trí của bạn trên Google
Khi đánh dấu vị trí doanh nghiệp của bạn trên bản đồ của Google, hãy chắc chắn rằng các thông của doanh nghiệp đều chuẩn xác như địa chỉ công ty, số điện thoại liên lạc, thông tin giới thiệu, website,...
8. Sử dụng email marketing để thu hút khách hàng tiềm năng
Bạn sẽ tìm kiếm địa chỉ email chính xác của khách hàng ở đâu? Đó là nhờ việc mời đăng ký nhận thông báo khuyến mãi qua email khi khách hàng truy cập vào website của bạn.
Có được địa chỉ email, bạn hãy soạn ngay mẫu thông tin mời chào hấp dẫn kèm theo các chương trình khuyến mãi, giảm giá,... để gửi đến khách hàng.
Hãy thêm tính năng chia sẻ với bạn bè và khuyến khích họ truyền email giới thiệu, để mỗi khách hàng chính là cầu nối cho bạn với một vị khách hàng mới.
9. Cho khách hàng tiềm năng dùng thử sản phẩm
Đừng ngại cung cấp miễn phí một số sản phẩm của bạn, hãy cho khách hàng tiềm năng sử dụng thử và xem cảm nhận của họ.
Nếu bạn là dịch vụ hay tư vấn thì hãy cung cấp thật nhiều thông tin hữu ích, ví dụ như có thể cung cấp các thủ thuật mẹo vặt cho họ hoặc bạn cũng có thể tư vấn miễn phí giúp khách hàng tiềm năng hoàn thành công việc, dự án của họ.
10. Nghiên cứu khách hàng của đối thủ cạnh tranh
Ở bất kỳ lĩnh vực nào cũng có đối thủ cạnh tranh, chính vì thế mà bạn cần phải “biết người biết ta” thì mới “trăm trận trăm thắng”.
Bạn cần phải nghiên cứu đối thủ cạnh tranh: họ quảng cáo ở đâu? Bằng cách thức nào để thu hút khách hàng? Họ tạo dựng được mối quan hệ như thế nào?,... Từ đó, bạn xem xét và đúc kết được những kinh nghiệm hay để ứng dụng phù hợp với mô hình kinh doanh mình.
11. Khiến khách hàng hiện tại giới thiệu khách hàng mới cho bạn
Bạn có thể làm theo các bước dưới đây để khiến khách hàng hiện tại giới thiệu khách mới cho bạn:
Trước tiên cần kiểm tra xem khách hàng hiện tại có thực sự hài lòng với sản phẩm của bạn hay không. Nếu họ trả lời là không thì hãy liên hệ với họ xem liệu bạn có khắc phục được điều này được hay không.
Liên hệ với khách hàng qua điện thoại hoặc email.
Và cảm ơn khách hàng hiện tại vì đã sử dụng dịch vụ của bạn, cho thấy rằng bạn trân trọng mối quan hệ này và luôn muốn cung cấp cho khách hàng hiện tại các giá trị tốt hơn.
Hỏi xem họ có thông tin về công ty hoặc cá nhân nào cũng quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ của bạn hay không.
Lấy tên, số điện thoại, email của công ty đó và hỏi lý do vì sao khách hàng nghĩ rằng công ty/cá nhân này phù hợp với bạn.
Hỏi xem liệu họ có thể gửi một email giới thiệu nhanh về bạn cho người đó hay không và nếu được thì hãy đưa ra mức % hoa hồng phù hợp nếu họ kéo khách hàng mới về chốt đơn cho bạn.
12. Đăng thông tin của bạn ở bất kỳ đâu
Kiên trì đăng tin trên các diễn đàn, các trang rao vặt phù hợp với tần suất liên tục để Google có thể để ý đến website và những thông tin mà bạn chia sẻ. Từ đó, khách hàng tiềm năng cùng dễ dàng tìm được giải pháp về sản phẩm/dịch của bạn trên các công cụ tìm kiếm.
13. Chạy quảng cáo Google Ads
Hình thức quảng cáo Google dựa trên từ khóa tìm kiếm của khách hàng liên quan đến sản phẩm của bạn.
Đây là cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng nhanh chóng, giúp bạn hướng đúng đối tượng mục tiêu và tăng khả năng chuyển đổi mua hàng. Đối tượng trên Google Ads tiếp cận được là những người có nhu cầu thực sự về sản phẩm/dịch vụ của bạn.
14. Xây dựng chiến lược SEO cho website bán hàng
Với phương pháp này bạn sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí hơn so với quảng cáo. Khi khách hàng tìm kiếm thông tin sản phẩm trên Google nhưng họ không nhấp vào kết quảng cáo, mà lựa chọn những trang web xuất hiện có thứ hạng cao. Số lượt tìm kiếm và nhấp vào là kết quả tự nhiên, như vậy bạn sẽ không mất tiền mà còn có cơ hội lớn để giới thiệu sản phẩm/dịch vụ đến với khách hàng tiềm năng.
Tập trung xây dựng nội dung chất lượng, chuẩn SEO thì chắc chắn tệp khách hàng tiềm năng của bạn từ Google mỗi ngày sẽ tăng thêm.
15. Đăng bài blog trên LinkedIn
LinkedIn thường là trang mạng xã hội nơi hội tụ của những công ty, cửa hàng, doanh nghiệp, nhà tuyển dụng,... Rất nhiều nhân viên bán hàng cập nhật thông tin ở kênh này nhằm thu hút các khách hàng lớn.
Để LinkedIn của bạn trông chuyên nghiệp hơn cần chú ý:
Hình ảnh liên quan đến việc thể hiện con người, thương hiệu, sản phẩm của bạn một cách chuyên nghiệp.
Đăng vào mục “Share an Update” để thể hiện nhu cầu, khả năng tìm kiếm và giúp đỡ khách hàng với vấn đề cụ thể.
Đăng bài lên mục Article với nội dung về tư vấn các gói sản phẩm/dịch vụ cho những người có nhu cầu. Một bài blog có thể xoay quang việc trả lời câu hỏi về sản phẩm.
Kỹ năng tìm kiếm khách hàng bỏ túi cho dân Sales
1. Tiến hành “warm call” thay vì “cold call”
Khi tiếp cận được với khách hàng tiềm năng, trong cuộc nói chuyện thay vì “cold calls” có thể gọi là cách nói chuyện xa lạ, theo khuôn mẫu thì bạn nên sử dụng cách “warm calls” cách nói chuyện gần gũi để tạo ấn tượng tốt với khách hàng lần đầu biết đến doanh nghiệp của bạn.
Hoặc bạn có thể nhờ giới thiệu thông qua mối quan hệ chung hoặc bình luận vào một trong những nội dung của họ đã chia sẻ trên mạng xã hội.
2. Xây dựng được hình tượng một “thought leader”
Thought leader hay còn gọi là người lãnh đạo bằng suy nghĩ, là từ để chỉ những cá nhân, người lãnh đạo luôn có ý tưởng mới, sáng tạo. Những người này thường đăng những bài viết hay blog về xu hướng và chủ đề có tác động đến nhiều người hay tác động đến cả một ngành nghề, lĩnh vực nào đó.
Khi tạo dựng hình tượng như vậy, bạn sẽ dễ dàng có được sự tin tưởng trước khi tiếp cận các khách hàng tiềm năng. Bạn có thể bắt đầu ngay bằng cách viết blog, viết các bài gửi cho báo trong chủ đề liên quan đến doanh nghiệp và trở thành diễn giả tại các buổi hội thảo hay hội chợ thương mại. Việc này sẽ giúp bạn làm quen với khách hàng tiềm năng nhanh chóng.
3. Hãy trở thành người bán hàng đáng tin cậy
Để trở thành một nhân viên bán hàng đáng tin cậy, bạn phải làm nhiều thứ chứ không chỉ đơn thuần là bán hàng xong rồi thôi. Bạn phải là người đầu tiên khách hàng nghĩ đến khi họ gặp vấn đề và cần bạn hỗ trợ họ dù bạn đã chốt đơn xong.
Hãy coi mình là một người hỗ trợ khách hàng giải quyết những khó khăn của họ, từ đó bạn sẽ dễ dàng có thêm khách hàng mới thông qua lời thiệu từ các khách hàng đã thỏa mãn với sản phẩm/dịch vụ của bạn và được bạn tận tình giúp đỡ.
Vì vậy, bạn cần phải phân tích insight khách hàng, hiểu được những suy nghĩ và mong muốn mà họ không nói ra. Điều này sẽ tạo ra những tác động trực tiếp đến quyết định mua hàng và quay lại với bạn.
4. Tham khảo kịch bản sẵn có
Đối với những bạn mới vào nghề, để bán được hàng các bạn cần tham khảo các kịch bản có sẵn khi tìm khách hàng tiềm năng để hạn chế được sự ngắt quãng, dùng từ ngừa không phù hợp và có thể trả lời được các câu hỏi mà khách hàng đặt ra.
Tuy nhiên, những người bán hàng dày dặn kinh nghiệm lại khuyên không nên tuân theo kịch bản vì sẽ khiến khách hàng cảm thấy không tự nhiên. Một số khác lại cho rằng sử dụng kịch bản sẽ giúp nói chuyện nghe lưu loát và tự nhiên hơn.
Vì vậy, dù có sử dụng kịch bản hay không, bạn hãy lắng nghe những vấn đề mà khách hàng tiềm năng đang gặp phải và điều chỉnh cuộc trò chuyện phù hợp theo đúng với nhu cầu của họ.
5. Đừng cố bán hàng ở bước tìm kiếm khách
“Dục tốc bất đạt”, nếu bạn đẩy nhanh bất ký tiền độ của bước nào trong quá trình tìm kiếm khách hàng, thì kết quả đạt được sẽ không đúng như mong đợi. Điển hình như bạn thúc đẩy bán hàng ngay khi tìm thấy đối tượng tiềm năng sẽ làm cho họ cảm thấy áp lực và không muốn mua nữa.
Vậy nên hãy xây dựng lòng tin vững chắc trong lòng khách hàng thì việc bạn bán hàng sẽ trở nên vô cùng thoải mái và hiệu quả hơn.
Trên đây là những kỹ năng cũng như các cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng chuyên nghiệp nhất. Đừng chỉ dùng mãi một cách tìm kiếm, hãy thử nhiều thủ thuật khác nhau cho đến khi bạn tìm ra được phương pháp phù hợp và hiệu quả nhất. Hy vọng bài viết này có thể giúp bạn tích lũy nhiều kiến thức hữu ích cho quá trình phát triển doanh nghiệp của mình. Chúc các bạn thành công.