Chia sẻ

Nghệ thuật đàm phán trong kinh doanh - Chiến lược đánh đâu thắng đó

Đàm phán là một kỹ năng bắt buộc phải có nếu bạn muốn tồn tại lâu dài trong lĩnh vực kinh doanh. Nó đóng vai trò giống như một “vũ khí vô hình” giúp bạn chiến đấu vượt qua những khó khăn. Tuy nhiên, hầu hết những doanh nhân non trẻ chưa trang bị được kỹ năng này, vì vậy mà họ gặp phải rất nhiều khó khăn thử thách. Để tránh rơi vào những trường hợp tương tự như vậy, hãy cùng TPos tìm hiểu nghệ thuật đàm phán trong kinh doanh để không bị đối tác bắt nạt, và đưa ra được những quyết định đúng đắn nhất. 

Đàm phán trong kinh doanh là gì? 

Đàm phán trong kinh doanh là gì?

Trong khi kinh doanh, không phải lúc nào mọi việc cũng diễn ra theo ý của bạn. Trước khi 2 bên đi đến thỏa thuận cuối cùng, chắc chắn sẽ có quá trình “giằng co” về quyền lợi của mỗi bên. Ngoài ra, sự khác nhau về chính kiến, bất đồng quan điểm cũng thường dẫn đến các xung đột. Cho nên muốn giải quyết các vấn đề đó, các bên phải ngồi lại với nhau để trao đổi ý kiến với mục đích có lợi cho cả đôi bên. Quá trình này được gọi là đàm phán kinh doanh. 

Các nội dung thường được đem ra thảo luận bao gồm: 

  • Giá cả sản phẩm

  • Chất lượng hàng hóa

  • Thời gian và địa điểm giao hàng

  • Chế độ bảo hành, hậu mãi

  • Hình thức và thời gian thanh toán

  • Điều khoản phạt và bồi thường khi sự cố phát sinh

  • Một số điều khoản khác trong các trường hợp bất khả kháng

Đặc điểm của nghệ thuật đàm phán trong kinh doanh

  • Đàm phán là mâu thuẫn thống nhất giữa 2 yếu tố “hợp tác” và “xung đột”

  • Lợi ích kinh tế của các bên chính là mục đích cơ bản của cuộc đàm phán.

  • Thông thường giá cả sẽ là yếu tố quan trọng khi đàm phán. 

  • Chắc chắn khi đàm phán trong kinh doanh, các xung đột về lợi ích sẽ xảy ra. Đây là yếu tố không thể thiếu trong buổi đàm phán.

  • Phải giới hạn lợi ích của mình lại, không phải lúc nào bạn cũng đạt được mục tiêu cao nhất và cần để ý đến lợi ích của đối phương.

Các hình thức đàm phán trong kinh doanh thường gặp:

  • Đàm phán qua thư tín: một trong những phương thức được sử dụng phổ biến nhất. Đây thường là cách thức mở đầu của một mối quan hệ trong kinh doanh. Đàm phán qua thư tín giúp bạn tiết kiệm được nhiều chi phí và có nhiều thời gian để suy nghĩ và đưa ra quyết định. Tuy nhiên khi soạn thảo văn bản, cần chú ý tới văn phong, hình thức để đảm bảo được sự tôn trọng với đối tác. Ngôn từ sử dụng cũng cần phải trau chuốt cho chính xác để tránh người đọc hiểu sai ý của bạn, dẫn đến kết quả không được như mong đợi. 

  • Đàm phán qua điện thoại: điện thoại cũng được xem là một phương tiện hiệu quả để trao đổi công việc làm ăn của giới kinh doanh. Đối với những trường hợp cần thảo luận gấp thì đây là phương án được ưu tiên để tránh bỏ lỡ cơ hội tốt, đảm bảo mọi việc đi theo đúng lộ trình, không bị chậm trễ. Tuy nhiên, hình thức này cũng mang lại một số rủi ro như không có bằng chứng xác nhận cho việc thỏa thuận. Vì vậy cần hết sức lưu ý khi lựa chọn phương án đàm phán qua điện thoại hoặc kết hợp với một số hình thức khác để quyền lợi của bạn vẫn được đảm bảo.

  • Đàm phán trực tiếp: trong những trường hợp quan trọng, chúng ta nên ưu tiên đàm phán kinh doanh trực tiếp thay vì 2 hình thức ở trên. Thảo luận “mặt đối mặt” sẽ giúp các bên không hiểu sai mong muốn của đối phương để cùng nhau đưa ra được phương án tối ưu nhất. Một số hành động, cử chỉ và biểu cảm của đối tác sẽ là những tín hiệu để bạn có thể đoán biết suy nghĩ, tâm tư của họ, từ đó ra quyết định chính xác nhất. Vì thế đừng bỏ qua những yếu tố “biết nói” đó nhé. Tuy nhiên, chỉ những người có nghệ thuật đàm phán thì khi đối mặt trực tiếp họ mới không bị run, bị đối phương đọc suy nghĩ. Nếu bạn là người mới thì cần phải tập luyện rất nhiều. 

Các giai đoạn trong đàm phán kinh doanh

Các giai đoạn trong đàm phán kinh doanh

Giai đoạn chuẩn bị 

Buổi đàm phán có diễn ra thành công hay không phụ thuộc vào việc bạn chuẩn bị như thế nào. Giai đoạn này ảnh hưởng tới hơn 70% kết quả. Một số điều bạn cần làm ở thời điểm này là: 

  • Tìm hiểu thông tin về đối tác

  • Liệt kê những vấn đề có thể ảnh hưởng đến việc thương lượng của các bên

  • Thiết lập những mục tiêu thương lượng (giới hạn mong muốn của bạn ở đâu)

  • Đánh giá lại nguồn lực (điểm mạnh và yếu của bản thân)

  • Đưa ra một số giả thuyết về mong muốn của đối tác và tự giải quyết chúng

Giai đoạn tiếp xúc

Đây là bước để bạn có thể vận dụng những gì đã chuẩn bị ở giai đoạn 1. Kết hợp những gì đã tìm hiểu qua các kênh gián tiếp và cảm nhận của cuộc gặp gỡ trực tiếp để đưa ra những nhận định về họ. Sau đó, nghệ thuật đàm phán lúc này là phải biết: 

  • Tạo không khí tiếp xúc: cố gắng tạo bầu không khí thoải mái, có thể bàn về sở thích của 2 bên hoặc các vấn đề liên quan để tạo được hứng thú trước khi đi vào vấn đề thương lượng. Nếu các bên quá căng thẳng thì mọi quyết định sẽ rất cứng nhắc, không linh hoạt. 

  • Tạo niềm tin: hợp tác kinh doanh là dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau, vì vậy, nếu muốn mọi việc được thuận lợi thì bạn phải tạo cho đối phương thấy bản thân bạn là một người nhất quán trong công việc, có thể tin cậy. 

  • Thể hiện bạn là người có thiện chí hợp tác: trong suốt quá trình đàm phán, thiện chí chính là chìa khóa vô hình giúp tăng tỷ lệ thành công. Đừng bảo thủ, cố gắng linh hoạt trong mọi tình huống, hướng tới lợi ích đôi bên. 

  • Thăm dò đối tác: để không lãng phí thời gian vô ích, hãy quan sát thái độ, cử chỉ và lời nói của đối phương xem họ thực sự có mong muốn gì, có thiện ý hợp tác hay không. Những thông tin này sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình đàm phán của bạn. 

  • Điều chỉnh chiến lược phù hợp: sẽ có trường hợp các kế hoạch bạn đã đề sẵn từ trước không mang lại hiệu quả. Lúc này, tùy vào tình hình thực tế để tìm cách ứng biến cho linh hoạt. 

Giai đoạn đàm phán, thương lượng

Đây sẽ thời điểm để đưa ra những lời đề nghị. Hãy lưu ý những yêu cầu này cần phải hợp lý. Bình tĩnh trình bày ý kiến một cách rõ ràng, mạch lạc và có cơ sở để tránh việc người nghe hiểu sai ý định của bạn. Ngoài ra, bạn cũng cần lắng nghe những mong muốn của đối tác, từ đó tìm cách dung hòa lợi ích cho cả 2 bên. Đừng để xảy ra tâm lý đối kháng, quyết hơn thua trong mối quan hệ này vì nó sẽ làm mọi chuyện trở nên xấu hơn mà thôi. Tuy nhiên, khi đã cố gắng hết sức nhưng vẫn không tìm được tiếng nói chung, lúc này có thể nhờ đến sự hỗ trợ của bên thế 3 đứng ra làm trung gian dàn xếp hoặc phân xử. 

Giai đoạn hợp tác, ký kết hợp đồng

Sau khi các bên đã có thống nhất chung, quá trình thương lượng sẽ kết thúc và tiến hành ký kết hợp đồng. Lưu ý, tất cả các điều khoản sẽ phải tuân theo những gì 2 bên đã thảo luận trước đó. Không được tự ý thay đổi, điều chỉnh nội dung nếu không được thông qua. Khi hợp đồng được ký thì các bên liên quan phải chịu trách nhiệm và làm theo đúng những gì đã thỏa thuận trước đó. 

>> Nghệ thuật bán hàng - chiến lược nâng cao doanh số!

Giai đoạn rút kinh nghiệm

Có thể trong lúc đàm phán với đối tác, bạn vô tình bỏ quên một số yếu tố quan trọng, điều này khiến công việc không như ý. Thời điểm này là lúc bạn nhìn lại những thiếu sót trong quá trình làm việc với đối tác, từ đó rút ra kinh nghiệm để không tiếp tục đi vào vết xe đổ cho những lần đàm phán sau. 

Các phong cách đàm phán trong kinh doanh

Các phong cách đàm phán trong kinh doanh

Phong cách cạnh tranh

Khi các bên tham gia quá trình đàm phán với thái độ dứt khoát, không nhượng bộ và muốn mọi thứ đều theo ý muốn của họ thì đây chính là phong cách đàm phán cạnh tranh, sử dụng quyền lực, sức mạnh của doanh nghiệp để lấn át đối phương, tạo lợi thế cho bản thân. Nếu biết sử dụng đúng lúc, đúng chỗ thì có thể mang lại rất nhiều lợi ích cho chủ thể.

Khi nào nên sử dụng phong cách cạnh tranh?

Một số trường hợp có thể sử dụng phong cách này hiệu quả như: 

  • Khi có vấn đề đột xuất xảy ra và cần được giải quyết trong thời gian ngắn.

  • Khi chắc chắn quan điểm của bạn là đúng, và mọi người tham gia đều biết về điều này. 

  • Mọi yếu tố đều hợp tình hợp lý.

  • ...

Phong cách hợp tác

Trên bàn đàm phán, trường hợp mọi người cùng giao tiếp và thảo luận với nhau để đưa ra giải pháp tốt nhất cho các bên chính là điển hình cho phong cách hợp tác. Mọi người cùng làm việc với nhau dựa trên một nguyên tắc nhất quán là sự tin tưởng, không đặt nặng vấn đề hơn thua khi thảo luận. Nếu biết áp dụng đúng cách thì các bên đều được hưởng lợi và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp. 

Khi nào nên sử dụng phong cách hợp tác?

Một số trường hợp có thể sử dụng hiệu quả như:

  • Tạo dựng mối quan hệ lâu dài, bền vững. 

  • Các bên đều có thiện chí hợp tác với nhau, tự nguyện chứ không ép buộc. 

  • Khi các bên cần học hỏi lẫn nhau.

  • Không ai có phương án giải quyết cụ thể.

  • ...

Phong cách lẩn tránh

Khi đối phương tỏ thái độ không dứt khoát, do dự khi đưa ra ý kiến và có mong muốn trì hoãn chính là họ đang sử dụng phong cách đàm phán lẩn tránh. Các bên tham gia sẽ né tránh các vấn đề chính, lan man đến các yếu tố không quan trọng, và tìm mọi cách lờ đi, đánh trống lảng, không đưa ra quyết định cuối cùng.

Khi nào nên sử dụng phong cách lẩn tránh?

Một số trường hợp có thể sử dụng phong cách đàm phán lẩn tránh là:

  • Khi bị đối phương sử dụng sức mạnh để ép bạn đầu hàng, lúc này cần phải trì hoãn để không phải đưa ra những quyết định không có lợi. 

  • Khi vẫn chưa có đủ thông tin cần thiết, hoặc các thông tin vẫn chưa được xác minh rõ ràng.

  • Khi quyết định đưa ra sẽ mang thiệt hại nhiều hơn lợi ích.  

  • Có nhiều mục đích khác quan trọng hơn. 

Phong cách nhượng bộ, thỏa hiệp

Trong rất nhiều trường hợp, để đạt được những kết quả cao nhất thì bạn cần phải biết cách thỏa hiệp và nhượng bộ. Lúc này, không nhất thiết bạn cần đảm bảo toàn bộ quyền lợi của mình, mà lúc này sẽ hy sinh một số thứ để làm thỏa mãn đối tác, tìm kiếm những lợi ích lâu dài hơn cho doanh nghiệp. 

Khi nào nên sử dụng phong cách nhượng bộ, thỏa hiệp?

Bạn có thể sử dụng phong cách này khi:

  • Khi một vấn đề không quá quan trọng, nhượng bộ để tìm kiếm sự hợp tác lâu dài. 

  • Khi bạn đang ở thế yếu và không có quyền tự quyết. 

  • Khi cuộc thương lượng bế tắc, những người có kỹ năng đàm phán trong kinh doanh sẽ sử dụng cách này để thống nhất lại các ý kiến. 

  • ...

Phong cách chấp nhận

Trong quá trình giao tiếp và đàm phán kinh doanh, có những trường hợp bạn cần phải chấp nhận các yêu cầu của đối tác cho dù đó là những đòi hỏi vô lý, có thể khiến bạn gặp nhiều khó khăn, vì đó chính là sự lựa chọn duy nhất. 

Khi nào nên sử dụng phong cách chấp nhận?

Một số trường hợp nên sử dụng phong cách đàm phán này là:

  • Một số vấn đề nếu không chấp nhận với đối tác sẽ ảnh hưởng xấu hơn đến doanh nghiệp. 

  • Hy sinh lợi ích để xây dựng mối quan hệ lâu dài. 

  • Từ bỏ lợi ích ở lần hợp tác này để đổi lấy lợi ích nhiều hơn vào những lầu sau. 

  • Các trường hợp nếu giằng co trong thời gian dài sẽ gây thiệt hại nhiều hơn.

>> Tùy từng tình huống để có thể áp dụng các chiến lược khác nhau và đôi khi bạn có thể áp dụng các phong cách đàm phán lại với nhau để đem lại một kết quả có lợi nhất cho doanh nghiệp. 

Nghệ thuật đàm phán trong kinh doanh

Nghệ thuật đàm phán trong kinh doanh

Phải biết kiềm chế cảm xúc

Không phải tự nhiên người ta nói: “cảm xúc là kẻ thù số một của thành công”. Đã có rất nhiều doanh nhân khi ở trên bàn phán không thể kiểm soát cảm xúc của mình, từ đó dẫn đến những thiệt hại không đáng có. Bất kỳ ai khi tham gia đàm phán cũng muốn giành lấy nhiều lợi ích hơn về bản thân nên luôn ở trong tư thế sẵn sàng “chiến đấu”. Lúc này, cho dù thái độ của đối tác không tốt, họ liên tục khích tướng thì bạn cũng phải bình tĩnh xử lý, nếu không sẽ rơi vào bẫy của họ. Đôi khi kết quả buổi thương lượng không tốt, hay đi vào bế tắc thì bạn không nên tỏ thái độ. Điều đó chỉ khiến tình hình càng trở nên tồi tệ hơn. Chuyện gì cũng sẽ có cách giải quyết, vì vậy hãy cố gắng kiềm chế cảm xúc, thành công sẽ đến với bạn. 

Muốn đàm phán thành công, cần phải hiểu rõ đối phương là ai

Cổ nhân nói không sai: “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Trên bàn đàm phán, đối phương đôi khi sẽ nhượng bộ một số điều khoản và cũng muốn bạn làm những điều tương tự với họ. Khi hiểu được những suy nghĩ này, các nhà kinh doanh có thể đề ra các phương án đối phó phù hợp để giành được lợi ích cho bản thân. Để làm được điều này, hãy bỏ thời gian ra nghiên cứu thật kỹ về đối tác, xem xét các điểm mạnh, điểm yếu của họ, và trong quá trình diễn ra quá trình đàm phán, đừng chỉ chăm chăm nói về bản thân mà hãy để ý thái độ và cử chỉ để dễ dàng nắm thóp đối phương.

Hướng đến lợi ích của cả 2 bên

Khi bước vào bàn đàm phán, nếu chỉ hướng đến lợi ích duy nhất cho bản thân thì khó lòng các bên đạt được sự đồng thuận. Ngày nay, nghệ thuật đàm phán chính là phải “win - win”, các bên đều phải được hưởng lợi từ sự hợp tác này. Chính vì vậy mới có câu nói là: “hợp tác thân thiện, cùng nhau phát triển”. Đừng bao giờ có suy nghĩ rằng nhượng bộ chính là thua cuộc, mà đó chính là bạn đang suy nghĩ về con đường phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Dù có một nguồn lực mạnh đến thế nào đi chăng nữa, nếu không có đồng minh thì rất dễ bị cô lập trong thị trường, ảnh hưởng xấu đến việc kinh doanh của bạn. Hãy bắt đầu bằng các cuộc trao đổi thiện chí, không những không bị thiệt mà còn mang lại rất nhiều lợi ích về sau. 

Phải biết mềm dẻo, cứng rắn đúng thời điểm

Như đã phân tích ở trên, bạn phải biết hướng đến lợi ích các bên. Tuy nhiên không phải vì vậy mà lúc nào bạn cũng nhượng bộ, nếu không đối phương sẽ càng lấn tới và người chịu thiệt sau cùng chính là doanh nghiệp của bạn. Bạn phải biết đâu là những mong muốn của mình và điều hướng mọi việc đến với mục đích đó. Có những người khi bước vào bàn đàm phán chỉ khư khư giữ lại lợi ích cho bản thân, lúc này bạn phải cứng rắn để không trở thành một “miếng mồi ngon” của họ. Mềm dẻo và cứng rắn đúng thời điểm sẽ giúp bạn dễ dàng thương lượng thành công.

Phải có kiến thức để tránh đưa ra quyết định sai lầm

Cách tối nhất để không bị người khác thao túng chính là trang bị những kiến thức kinh doanh cần thiết. Đừng lúc nào cũng nghe những gì đối tác nói và tin chúng là sự thật. Những gì người ta nói ta suy cho cùng cũng là chỉ muốn mang lợi ích lại cho họ. Nếu bạn không tỉnh táo và biết cách kiểm chứng thông tin thì rất dễ rơi vào những cái bẫy đã giăng sẵn. Vì vậy, hãy trang bị cho bản thân các kiến thức cần thiết để tránh đi đến những quyết định sai lầm. 

Một số quy luật giúp tăng hiệu quả khi đàm phán kinh doanh

Một số quy luật giúp tăng hiệu quả khi đàm phán kinh doanh

Giữ bình tĩnh, không được vội vàng

Để tránh xảy ra những sai sót không đáng có, bạn cần tính toán kỹ càng trước khi đưa ra quyết định. Hãy để buổi thương lượng diễn ra một cách tự nhiên nhất, đừng cố gắng đẩy nhanh tốc độ, nếu không sẽ khó đạt được kết quả tối ưu. Nếu nhận thấy đối phương đang cố gắng đẩy nhanh quá trình đàm phán, bạn cần xác định xem có vấn đề gì trong hợp đồng hay không. Rất nhiều người vì quá tin tưởng đối tác hoặc vì những lợi ích trước mắt nên đã lược bớt các quy trình, dẫn đến về sau phải chịu những thiệt hại rất lớn. Càng bị hối thúc thì bạn càng cần giữ được bình tĩnh để tránh đưa ra quyết định sai lầm. 

Không để bị nắm thóp, luôn chủ động trong mọi tình huống

Dù bạn đang ở thế thuận lợi hay bất lợi, điều quan trọng cần nhớ chính là luôn phải chủ động để không bị đối phương khống chế. Nếu không họ sẽ biến bạn thành một con rối để dễ dàng giật dây. Đây là điều tối kỵ trong kinh doanh. Vì vậy, có thể bạn đang ở bên yếu thế, tuy nhiên hãy cố gắng làm chủ cuộc nói chuyện và đừng để bị dắt mũi. Nói thì nghe có vẻ đơn giản, tuy nhiên đây là một kỹ năng đàm phán trong kinh doanh cần phải được rèn luyện, trau dồi qua thời gian. 

Tận dụng mọi thứ có thể đàm phán

Trên bàn thương lượng, càng nhân nhượng với đối phương thì họ sẽ càng lấn tới, được voi đòi tiên. Khi bạn tặng đối tác một điều gì đó miễn phí, họ sẽ có khuynh hướng đòi hỏi nhiều lợi ích khác. Vì vậy đừng nên cho không bất kỳ một cái gì. Hãy đặt nó lên bàn đàm phán để các bên có thể trao đổi và mang về lợi ích cho doanh nghiệp. 

Đừng quá vội vàng chấp nhận lời đề nghị

Chẳng có ai khi bước vào quá trình đàm phán mà chỉ chuẩn bị đúng 1 lời đề nghị. Họ sẽ có kế hoạch A có phương án có lợi nhất và dự phòng B, C, D,... với lợi ích giảm dần. Vì vậy, đối với những ai có kỹ năng đàm phán thương lượng thì họ sẽ hiểu điều này. Khi đối tác mở lời với phương án A, đừng vội chấp nhận mà hãy cố gắng thuyết phục họ đổi những lời đề nghị khác có lợi hơn. 

Nếu được thì hãy để đối phương ra lời đề nghị trước

Trên bàn đàm phán, đôi khi đối phương đưa ra lời đề nghị trước có thể mang lại nhiều lợi thế cho bạn. Ví dụ: bạn muốn bán một sản phẩm giá 2 triệu đồng, tuy nhiên, sau khi xem xét qua thì khách hàng lại muốn mua với mức giá 2 triệu 500 ngàn đồng. Lúc này, nếu họ đưa ra lời đề nghị trước thì bạn đã có lợi hơn rất nhiều. Vì vậy, hãy lưu ý đến kỹ năng này nhé, tuy chỉ là một yếu tố nhỏ nhưng có thể đem lại những lợi thế bất ngờ. 

Không nên thương lượng quá nhiều

Không nên quá dài dòng mà chỉ nên đánh đúng trọng tâm. Lắng nghe các nhu cầu của đối tác, quan sát cử chỉ, thái độ và đưa ra quyết định nhanh chóng. Nếu quá trình đàm phán diễn ra trong một thời gian quá dài sẽ khiến nguồn lực đôi bên bị tổn thất không nhỏ và có thể bỏ lỡ các cơ hội kinh doanh khác. 

Biết lắng nghe đối phương

Việc lắng nghe nhiều hơn sẽ giúp bạn hiểu được mong muốn của đối tác, từ đó dễ dàng tìm được tiếng nói chung. Đừng để xảy ra tình trạng “ông nói gà, bà nói vịt” sẽ gây đến hiểu lầm, và kết quả mất thời gian của cả 2 bên. Bạn có thể áp dụng thử phương pháp 80/20, với 80% là sử dụng tai để nghe, mắt để quan sát hành vi khách hàng và 20% còn lại sử dụng miệng. Nếu làm được điều này là bạn đã thực sự hiểu được cái gọi là nghệ thuật đàm phán trong kinh doanh. 

Những sai lầm thường gặp khi đàm phán

Những sai lầm thường gặp khi đàm phán

Không xây dựng mối quan hệ

Rất ít người để tâm tới điều này. Khi thấy khách hàng không mang lại lợi ích thì sẵn sàng lờ đi và không quan tâm đến họ. Nếu bạn cũng đang có suy nghĩ như vậy thì phải loại bỏ ngay. Việc tạo dựng được mối quan hệ tốt sẽ là tiền đề phát triển sau này. Biết đâu dựa vào những mối giao hảo này mà bạn sẽ có những hợp đồng trong tương lai. Khi đó, các bên đã hiểu nhau hơn thì quá trình đàm phán sẽ diễn ra nhanh, gọn và hiệu quả.

Thiếu tự tin

Nếu không trang bị được yếu tố này thì người đàm phán rất dễ bị đối phương điều kiện làm theo ý muốn của họ, từ đó dễ đưa ra những quyết định sai lầm. Để có thể tự tin hơn khi đối mặt với khách hàng, cái bạn cần làm là trang bị đầy đủ các kiến thức cần thiết, nâng cao kỹ năng chuyên môn, tìm hiểu rõ về đối phương và chuẩn bị được các phương án dự phòng để khi có trường hợp phát sinh thì dễ dàng xử lý. 

Không dám đưa ra đề nghị

Rất nhiều người khi đi thương lượng thì lại không dám đưa ra lời đề nghị bởi vì sợ bị từ chối. Tuy nhiên, bạn cần hiểu một điều rằng từ chối là giai đoạn tất yếu của một buổi đàm phán. Nếu không đưa ra quan điểm của bản thân thì rất dễ bị người khác chèn ép hoặc khiến mọi việc đi vào bế tắc. Khi đối tác phản đối đề nghị của bạn, hãy thu thập các lý do họ đưa ra, nhận biết vấn đề và khắc phục, sau đó tiếp tục đưa ra các ý kiến tiếp theo. 

Dựa quá nhiều vào trực giác

Một sai lầm nữa mà rất nhiều nhà đàm phán mắc phải chính là dựa quá nhiều vào trực giác để đưa ra những quyết định quan trọng. Khi đang thương lượng với đối tác, sẽ có rất nhiều yếu tố xung quanh gây áp lực cho bạn. Chính vì vậy, nếu lúc này mà bỏ quên lý trí thì rất có thể bạn sẽ phải trả giá đắt. Đối với một người có kỹ năng đàm phán trong kinh doanh thì họ sẽ biết cách phán đoán dựa trên những dữ liệu khách quan, tham khảo các cố vấn, sau cùng mới đưa ra quyết định để hạn chế rủi ro. 

Luôn tìm cách áp đảo đối phương

Nếu lúc nào bạn cũng muốn áp đảo đối phương, dồn ép họ vào đường cùng thì đôi khi không có lợi mà còn mang lại kết quả xấu. Một cuộc đàm phán kinh doanh mà diễn ra trong tình trạng căng thẳng thì chỉ khiến nó bị đổ vỡ, kéo theo những hệ lụy không tốt cho những lần hợp tác sau. Cách tốt nhất là nên có sự tôn trọng giữa các bên, thể hiện tinh thần học hỏi, cầu tiến, cùng nhau xây dựng lợi ích chung. 

Top 3 quyển sách đàm phán nên đọc để trau dồi kỹ năng

Top 3 quyển sách đàm phán nên đọc để trau dồi kỹ năng

#1. Thuật Đàm Phán - Brian Tracy

Một cuốn sách đàm phán phù hợp với những người muốn tìm hiểu sâu hơn về kỹ năng đàm phán kinh doanh. Trong suốt sự nghiệp, tác giả đã thành công với rất nhiều hợp đồng hàng triệu đô la nhờ các kỹ năng này. Hiểu được tầm quan trọng của nó, ông đã viết Thuật Đàm Phán để chia sẻ với mọi người về kinh nghiệm và bí quyết của ông. Không có quá nhiều lý thuyết khô khan, Brian Tracy chia sẻ những ví dụ thực tế để bạn đọc có thể dễ dàng tiếp thu và vận dụng. 

#2. Tâm Lý Học Đàm Phán - Doãn Húc Thăng

Đàm phán là một phần tất yếu của cuộc sống. Đừng nghĩ bạn sẽ không bao giờ phải đi thương lượng với người khác, chắc chắn sẽ có lúc bạn là người trong cuộc. Vì vậy, hãy trang bị các kỹ năng giao tiếp và đàm phán trong kinh doanh, chỉ có lợi chứ không có hại. 

Tâm Lý Học Đàm Phán là cuốn sách cung cấp cả lý về lý thuyết lẫn thực tế, đi sâu vào toàn bộ quá trình thương lượng, phân tích tâm lý học hành vi của con người, từ đó cung cấp thông tin để bạn dễ dàng ra quyết định chuẩn xác. 

#3. Nghệ Thuật Đàm Phán - Donald J.Trump & Tony Schwartz

Đây là một cuốn sách đàm phán khá thú vị mà những người làm kinh doanh nên sở hữu. Quyển sách tường thuật lại cách Trump làm việc mỗi ngày, cách ông điều hành công việc kinh doanh cũng như đời sống cá nhân. Với những gì được tác giả chia sẻ trong quyển sách, bạn đọc sẽ hiểu được cách vận dụng nghệ thuật đàm phán trong kinh doanh vào những biến cố xảy ra hàng ngày, từ đó có được sự chuẩn bị tốt nhất để tránh đưa ra các quyết định sai lầm. 

Hy vọng qua chủ đề “Nghệ thuật đàm phán trong kinh doanh - Chiến lược đánh đâu thắng đó”TPos vừa chia sẻ, bạn đọc đã hiểu thêm về lĩnh vực này và tích lũy thêm các kiến thức cần thiết để áp dụng vào những trường hợp cần thiết. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào thì hãy để lại câu hỏi dưới phần bình luận để được tư vấn miễn phí nhé. Chúc bạn thành công!

Chuyên mục: Blog , Chia sẻ
Đánh giá bài viết:

Bài viết liên quan

Tận hưởng trải nghiệm bán hàng không cần lo lắng

Miễn phí tạo tên miền cho khách hàng mới với tất cả các gói

Hỗ trợ tận nơi 24/7

Hoàn tiền 100% nếu khách hàng không hài lòng

Dùng thử