Nội dung
Để quảng bá hiệu quả một sản phẩm hoặc dịch vụ, các nhà tiếp thị cần sử dụng các chiến lược cụ thể. Tất cả các quyết định và hành động góp phần thúc đẩy sự thành công của các chiến lược đều được thu gọn trong cái gọi là marketing mix. Nó có thể giúp công ty tạo ra được kế hoạch tiếp thị có cấu trúc tốt (ví dụ: sử dụng 4P trong marketing ).
Nhưng chính xác thì marketing mix là gì và nó sử dụng như thế nào? Cùng TPos tìm hiểu ngay bạn nhé.
Marketing mix là gì?
Marketing mix còn được nhiều người gọi là marketing hỗn hợp. Thuật ngữ này bao gồm tất cả các hành động và quyết định sự thành công của một công ty và việc tung ra thị trường các sản phẩm hoặc dịch vụ của họ.
Trong mô hình truyền thống của marketing mix có bốn lĩnh vực chính, được gọi là 4P trong marketing. Bốn yếu tố này này là viết tắt của Product (sản phẩm), Price (giá cả), Place ( địa điểm bán hàng hoặc phân phối), Promotions (khuyến mãi). Việc áp dụng đúng mô hình 4P trong marketing này điều kiện tiên quyết cần thiết để một doanh nghiệp có thể thành công.
4P truyền thống trong marketing mix
Đối với lĩnh vực dịch vụ, mô hình marketing 4P có một số điểm yếu, ngay cả khi nó vẫn là một sơ đồ cơ bản mà mọi nhà tiếp thị cần biết. Dưới đây, TPos sẽ giải thích những điều bạn nên biết với tư cách là một doanh nhân khi sử dụng 4P trong marketing. Cùng chú ý theo dõi bạn nhé.
Product (Sản phẩm)
Chính sách sản phẩm được xem như là “trái tim” của marketing mix, nó còn ảnh hưởng đến tất cả các quá trình khác. Nó bao gồm tất cả các lĩnh vực xoay quanh thiết kế của sản phẩm, chẳng hạn như chất liệu, thiết kế, tên thương hiệu và cả các dịch vụ được cung cấp liên quan đến sản phẩm của bạn.
Để có được sự thành công đầu tiên cần phải lập được bản kế hoạch thật chi tiết. Trước hết, bạn nên nghĩ về mục tiêu chính xác mà bạn muốn nhắm đến và các yêu cầu cụ thể của sản phẩm là gì.
Trong trường hợp này, bạn cần phải trả lời được các vấn đề sau: độ tuổi mục tiêu của bạn là bao nhiêu và những đặc điểm nào phân biệt nó (ví dụ sức mua, sở thích, lối sống)? Nó là sản phẩm chỉ dành cho nữ hay dành cho nam, hay sản phẩm của bạn hướng đến cả hai giới? Bạn có thể cung cấp các biến thể sản phẩm (ví dụ: các phiên bản khác nhau nhưng có cùng một giá) không?
Ngoài những điều trên ra, chính sách sản phẩm sẽ bao gồm một số lĩnh vực khác như:
Thiết kế và đóng gói
Cả thiết kế và bao bì đều đóng vai trò quan trọng đối với sản phẩm, vì chúng góp phần vào việc xây dựng hình ảnh và làm cho sản phẩm nổi bật hơn so với các đối thủ cạnh tranh.
Các thiết kế sản phẩm cần có được cả tính thẩm mỹ và chức năng. Ví dụ, trong phần mềm quản lý bán hàng của TPos tất cả các nút và thiết kế trong phần mềm đều phải dễ nhìn và thuận tiện cho việc sử dụng. Bất kể bạn là người có rành về công nghệ hay không, đều có thể sử dụng phần mềm này, để quản lý nhân viên và công việc kinh doanh một cách hiệu quả.
Dịch vụ sản phẩm
Một thành phần quan trọng khác của chính sách sản phẩm đó là dịch vụ mà bạn cung cấp cho khách hàng của mình trước và sau khi mua hàng. Ví dụ như dịch vụ chăm sóc khách hàng có sẵn 24 giờ một ngày, giao hàng miễn phí . Việc lắp ráp hoặc lắp đặt đồ nội thất, hệ thống điện hoặc hệ thống ống nước với giá cả phải chăng và các dịch vụ tương tự khác cũng thuộc phạm vi này.
Ví dụ về chính sách sản phẩm trong một công ty bán quần áo
Để giúp bạn hiểu hơn về chính sách sản phẩm của mô hình 4P trong Marketing, dưới đây là ví dụ về chính sách sản phẩm của một công ty thời trang.
Một công ty thời trang mới, muốn sản xuất quần áo chất lượng cần chú ý những điều sau:
❂ Sản phẩm: Danh mục sản phẩm bao gồm những mặt hàng quần áo nào? Ví dụ: nếu bạn bán quần jean, công ty phải quyết định xem có bao nhiêu mẫu khác nhau, chúng khác gì (chất liệu, đường cắt, v.v.) và liệu chúng có được cung cấp cho nam, nữ hoặc trẻ em hay không.
❂ Nguyên liệu: Bạn cần mua những nguyên liệu gì để sản xuất ra những mẫu quần áo dự kiến? Ngoài nguyên liệu cần thiết (ví dụ: denim cho quần jean), chất lượng của các loại vải cũng đóng một vai trò cơ bản (denim chất lượng cao và chống chịu tốt).
❂ Thiết kế quần áo: bạn đang định hướng theo xu hướng nào? Những hình dạng và màu sắc quần phải có là gì?
❂ Các loại sản phẩm : Các mẫu hàng may mặc riêng lẻ được cung cấp ở những kích cỡ, màu sắc và chất liệu nào? Mẫu quần jean chỉ có màu xanh nhạt hay còn có các màu khác,..
Tóm tắt: Trong giai đoạn phát triển, chính sách sản phẩm của mô hình 4P trong marketing mix sẽ xác định được sản phẩm đó sẽ thành công hay thất bại.
Price (Giá cả)
Chính sách giá cả cũng là một thành phần thiết yếu của marketing mix. Trong chiến lược định giá, nó gồm việc thiết lập giá sản phẩm ban đầu, nhưng nó cũng sẽ bao gồm việc điều chỉnh giá và chính sách khuyến mãi.
Giá của sản phẩm tốt nhất khi người bạn có thể thu lợi nhiều nhất nhưng vẫn duy trì được tính cạnh tranh. Để tìm được mức giá lý tưởng, bạn cần tính toán chính xác chi phí sản xuất và phân phối, cũng như đánh giá sức mua và thói quen của đối tượng mục tiêu mà bạn nhắm đến.
Để có thể dễ dàng xác định thói quen và sức mua của khách hàng mục tiêu, thì hãy xem qua bài viết cách xác định chân dung khách hàng bạn nhé!
Cách tính toán chi phí sản xuất cho sản phẩm
Muốn biết cần bao nhiêu chi phí cho một sản phẩm, thì bạn phải tính toán tất cả các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất. Ngoài chi phí sản xuất (ví dụ như lương cho nhân viên của bạn) và chi phí vật chất, bạn cũng phải xem xét các yếu tố khác như tiêu thụ năng lượng cho sản xuất và chi phí cố định (chẳng hạn như tiền thuê mặt bằng bán hàng hoặc nhà kho để lưu trữ)
Khi bạn biết được có bao nhiêu tiền (và thời gian) để đầu tư vào việc tạo ra và phân phối các sản phẩm riêng lẻ, thì có thể đặt được giá hợp lý và xác định chính xác tỷ suất lợi nhuận cho mỗi sản phẩm bán ra.
Thiết lập mức giá khi xem xét các mục tiêu và đối thủ cạnh tranh
Khi xác định mức giá cuối cùng, bạn cũng cần phải phân tích mục tiêu trước đó và tình hình thị trường: Khách hàng tiềm năng của bạn chi bao nhiêu cho các sản phẩm tương tự? Và sức mua trung bình của mục tiêu của bạn lớn đến mức nào?
Đối với giá cả, bạn cũng nên giữ cho sự cạnh tranh trong tầm kiểm soát. Tìm hiểu xem các sản phẩm tương tự được bán bởi các đối thủ cạnh tranh có giá bao nhiêu. Nếu khách hàng tiềm năng của bạn tìm thấy sản phẩm tương tự như sản phẩm của bạn giá rẻ hơn, đương nhiên họ sẽ chọn sản phẩm có giá trị tốt nhất.
Giá cao hơn nhiều so với mức trung bình của thị trường thường chỉ khi sản phẩm bạn có giá trị, chất lượng cao hơn nhiều so với các sản phẩm khác, điều này giúp phân biệt sản phẩm của bạn với các mặt hàng cạnh tranh.
Ví dụ chính sách giá trong một công ty bán quần áo
Trong ví dụ này, công ty thời trang sẽ cân nhắc để thiết lập giá của một chiếc quần jean với những lưu ý sau:
❂ Tất cả các chi phí phát sinh để sản xuất quần jean: Bao nhiêu tiền mua các vật liệu cần thiết và chi phí sản xuất (chi phí cho việc xây dựng và vận hành nhà máy sản xuất, mặt bằng thương mại, nhà kho, v.v.)? Những chi phí này ảnh hưởng đến giá cả, vì vậy chúng phải đủ thấp để có thể bán quần trong phạm vi giá có thể cạnh tranh và vẫn thu được lợi nhuận.
❂ Giá của đối thủ cạnh tranh: Bạn cần phải so sánh với các mẫu quần cùng loại với các công ty thời trang khác sản xuất. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng xác định được khoảng giá chính xác cho sản phẩm.
❂ Sức mua của mục tiêu: Nếu phân tích mục tiêu cho thấy nhiều khách hàng tiềm năng có sức mua lớn hơn, thì bạn có thể đặt giá cả cao hơn mức trung bình của thị trường. Ví dụ, giá cao hơn có thể thúc đẩy được việc sản xuất quần jean tốt hơn, các loại vải sẽ mịn và bền.
Place (nơi bán, phân phối)
Chính sách phân phối là công cụ marketing quyết định cách thức đưa sản phẩm của bạn đến với người tiêu dùng. Nó bao gồm tất cả các hoạt động xoay quanh các kênh bán hàng, phân phối sản phẩm.
Trong trường hợp này, Bạn phải trả lời được các câu hỏi quan trọng như: sản phẩm của tôi đến tay khách hàng qua trung gian hay qua kênh bán hàng trực tiếp? Hay công ty phải cung cấp cả hai? Sự lựa chọn của nhà phân phối cũng là một phần của lĩnh vực này.
Kênh phân phối
Khi chọn hình thức phân phối, bạn có thể quyết định giữa kênh trực tiếp hoặc kênh phân phối ngắn. Trong kênh trực tiếp, bạn là người bán sản phẩm của mình cho khách hàng trong khi vẫn duy trì liên hệ trực tiếp với họ. Trong kênh phân phối trực tiếp, tỷ suất lợi nhuận cho mỗi sản phẩm bán ra thường cao hơn, do bạn làm việc mà không cần trung gian, bạn sẽ không cần phải trả hoa hồng cho các đại lý.
Nếu bạn chọn một kênh phân phối ngắn, bạn có thể mở rộng phạm vi hoạt động của mình. Trong trường hợp này, bạn hợp tác với một bên trung gian (thường là một công ty lớn hoặc bán lẻ hoặc một đại diện bán hàng) để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng.
Nhưng trước tiên bạn phải thuyết phục họ rằng việc phân phối sản phẩm của bạn sẽ có rất nhiều lợi ích cho họ, người trung gian sẽ tìm kiếm khách hàng phù hợp cho sản phẩm (do đó bạn giao cho anh ta nhiệm vụ liên hệ trực tiếp với khách hàng) và bạn nhận được từ anh ta một khoản phí (thường là hoa hồng) cho mỗi lần bán hàng thành công. Điều này làm giảm tỷ suất lợi nhuận của bạn, nhưng bạn sẽ được hưởng lợi từ mạng lưới bán hàng phân phối lớn.
Nơi bán
Ngoài các loại kênh bán hàng, chính sách phân phối trong marketing mix còn phụ thuộc vào nơi khách hàng có thể mua sản phẩm của bạn. Bạn cần xác định nên bán hàng qua các kênh trực tuyến (như sàn thương mại điện tử và kênh mạng xã hội) hoặc thuê mặt bằng và mở cửa hàng kinh doanh.
Ví dụ chính sách phân phối của một công ty thời trang
Đối với việc phân phối quần áo, công ty thời trang sẽ lựa chọn các giải pháp sau:
❂ Trong ví dụ này, đối quần áo trước hết phải được bán trong các cửa hàng của mình. Sau đó bạn sẽ xây dựng các kênh bán hàng online, từ đó hàng hóa sẽ được bán và vận chuyển bằng kênh phân phối trực tiếp .
❂ Vì là một thương hiệu thời trang mới và còn ít tên tuổi nên rất khó để có thể thâm nhập vào các chuỗi cửa hàng lớn. Do đó, bạn nên tìm cách liên hệ với các nhà bán lẻ khi thương hiệu đã trở nên phổ biến. Nếu bạn thành công và thương hiệu của bạn được bán trên toàn quốc.
Promotion (khuyến mãi) - Yếu tố quan trọng trong marketing mix
Để đảm bảo rằng số lượng người biết đến sản phẩm của bạn nhiều nhất, bạn nên đầu tư vào việc quảng bá sản phẩm. Chính sách truyền thông chỉ ra tất cả các biện pháp nhằm khuyến khích việc bán sản phẩm và tạo ra hình ảnh tích cực về thương hiệu và của công ty.
Thông thường, điều này xảy ra thông qua các chiến dịch quảng cáo, các sáng kiến PR sản phẩm và tiếp thị mà bạn thu hút sự chú ý đến sản phẩm của mình và thúc đẩy mục tiêu mua. Nếu không có các chiến dịch quảng bá, chính sách khuyến mãi cho sản phẩm thì khó có thể đạt được doanh thu cao, một chính sách bán hàng tốt là một trong những công cụ không thể thiếu của marketing mix.
Đối với việc quảng bá sản phẩm bạn nên tính toán một khoản kinh phí cố định. Các chiến dịch marketing trên mạng xã hội có thể giúp bạn tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, không phải sản phẩm nào cũng phù hợp cho các chiến dịch marketing hiện nay. Nếu không tính toán kỹ lưỡng bạn sẽ tốn khoản phí lớn cho các chiến dịch quảng cáo mà không thu được một đồng nào.
4P trong marketing mix của một công ty bán quần áo
Những điều dưới đây sẽ cung cấp sự rõ ràng hơn về các yếu tố riêng lẻ của 4P trong marketing:
✻ Sản phẩm (Product):
❂ Sản phẩm chính: thời trang nữ, nam và trẻ em
❂ Sản phẩm thứ cấp: phụ kiện
❂ Danh mục: Từ các mặt hàng đại chúng rất rẻ đến thời trang cao cấp đặt làm riêng
❂ Các sản phẩm không cần phải mất nhiều thời gian để đóng gói
✻ Giá cả (Price)
❂ Những sản phẩm gồm giá trung bình cho đến những sản phẩm có giá cao được sản xuất bởi các thương hiệu nổi tiếng khác
❂ Giảm giá và khuyến mãi
✻ Phân phối (Place)
❂ Nơi bán: Những chi nhánh riêng hoặc các cửa hàng online của bản thân và các nhà phân phối
❂ Các kênh phân phối nhượng quyền khác
✻ Khuyến mãi (Promotion)
❂ Video trên trang web và trên YouTube
❂ Các kênh quảng cáo truyền thống: phương tiện thông tin bằng văn bản (bảng quảng cáo, quảng cáo trên báo, tờ rơi quảng cáo cho một số chương trình khuyến mãi nhất định, v.v.), quảng cáo trên đài phát thanh và truyền hình
❂ Marketing trên các kênh mạng xã hội (ví dụ: trên Facebook, Instagram, Twitter)
❂ Quảng bá qua việc truyền miệng
Nhược điểm của mô hình 4P và phần mở rộng marketing mix
Đối với nhiều doanh nghiệp, mô hình 4P rất tiện lợi và giúp tạo ra các chiến dịch tiếp thị hiệu quả. Tuy nhiên, khái niệm này không phù hợp với tất cả, đặc biệt là đối với tất cả những người tham gia cung cấp dịch vụ và không bán sản phẩm. Trên thực tế, 4P trong marketing mix tập trung rất nhiều vào tiếp thị cho các sản phẩm vật chất không phải phần mềm hay dịch vụ, vì vậy nó sẽ không đạt được hiệu quả cao với các công doanh nghiệp cung cấp dịch vụ.
Ngày nay có những mô hình marketing mở rộng mô hình 4P cho các lĩnh vực về dịch vụ. Do đó có nhiều mô hình khác được ra đời như mô hình 3P, 7P. Trong đó, Mô hình 7P của marketing mix sẽ bao gồm 4 công cụ cổ điển mà 3 công cụ khác được thêm vào là: People (Con người), Process (Quy trình), Physical Evidence (cơ sở hạ tầng, vật chất). Bạn có thể tìm hiểu chi tiết qua bài viết cách ứng dụng hiệu quả mô hình 7P trong marketing này.
Không thể nói trước rằng mô hình marketing nào là tốt nhất cho một công ty, vì 4P hoặc 7P của marketing mix sẽ không phù hợp với tất cả loại hình kinh doanh. Tuy nhiên, cả hai mô hình này đều tạo cơ sở cho các chiến dịch toàn diện. Những người biết thử nghiệm và áp dụng các công cụ của mô hình này sẽ có được sự an toàn cho việc phát triển lâu dài hơn.