Kinh Nghiệm Kinh Doanh

Hướng dẫn các bước mở shop mỹ phẩm thành công

Để mở một cửa hàng bán lẻ mỹ phẩm không phải là điều dễ dàng trong thị trường kinh doanh sôi nổi nhưng cũng không kém phần cạnh tranh như hiện nay. Các sản phẩm mỹ phẩm mới được tung ra thường xuyên, nhu cầu người tiêu dùng cũng thay đổi thường xuyên. Để đạt được thành công nhất định, ngay từ bây giờ hãy trang bị cho mình kiến thức, kinh nghiệm và một bản kế hoạch kinh doanh hoàn hảo. Ngay trong bài viết dưới đây, TPos sẽ hướng dẫn 11 bước mở shop mỹ phẩm chi tiết giúp người mới thành công ngay khi mới bắt đầu.

1. Lập kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm

kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm

Như với hầu hết các doanh nghiệp khác, để bắt đầu một cửa hàng bán lẻ mỹ phẩm thành công cần có kế hoạch đầy đủ. Và cách tốt nhất để đảm bảo điều này là viết một kế hoạch kinh doanh chi tiết. 

Kế hoạch kinh doanh cửa hàng mỹ phẩm của bạn sẽ bao gồm sứ mệnh và mục tiêu của cửa hàng, thị trường mục tiêu, ước tính chi phí khởi động, dự báo tài chính, phân tích cạnh tranh, kế hoạch tiếp thị, kế hoạch mở rộng,...

Kế hoạch kinh doanh của bạn sẽ đóng hai vai trò chính. Đầu tiên, nó sẽ đóng vai trò là hướng dẫn từng bước của bạn để khởi động cửa hàng của bạn thành công và vận hành nó một cách hiệu quả sau đó. Thứ hai, nó sẽ hữu ích khi bạn cần giới thiệu doanh nghiệp của mình với các nhà tài trợ bên thứ ba, chẳng hạn như các nhà đầu tư và tổ chức vay vốn.

2. Xác định đối tượng khách hàng

Bạn cần xác định rõ khách hàng của shop mình là ai, có nhu cầu như thế nào, độ tuổi, giới tính và thu nhập của họ,... Bạn không thể nào bán tất cả các mặt hàng mỹ phẩm cho tất cả mọi người, vì vậy, cần lựa chọn chính xác các nhóm khách hàng cụ thể để cung cấp đúng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của họ.

Việc xác định các đối tượng mục tiêu chinh xác, bạn sẽ biết mình nên kinh doanh mặt hàng nào, từ đó đưa ra được các ước lượng về nguồn vốn, nhập hàng, kênh bán hàng và phương pháp tiếp cận khách hàng. 

3. Lựa chọn các mặt hàng mỹ phẩm

Lựa chọn các mặt hàng mỹ phẩm

Dựa vào đối tượng khách hàng mục tiêu mà bạn lựa chọn mỹ phẩm phù hợp cho cửa hàng của mình. 

Một số các dòng mỹ phẩm được ưa chuộng hiện nay:

  • Các dòng mỹ phẩm chăm sóc tóc đang là nhu cầu rất hot như serum dưỡng tóc, thuốc mọc tóc. Đặc biệt với xu hướng mới là sản phẩm hữu cơ và các sản phẩm chăm sóc tóc nguyên chất. Hay các sản phẩm  nối tóc, thuốc nhuộm tóc,... cũng được tìm kiếm nhiều.

  • Mỹ phẩm trang điểm có nhiều loại mà bạn có thể tìm hiểu chuyên sâu từ nhu cầu của khách hàng. Dòng mỹ phẩm makeup là sản phẩm cần thiết cho sắc đẹp của phụ nữ bên cạnh các sản phẩm chăm sóc da. Một số các sản phẩm như son, phấn mắt, kem nền, kem lót, phấn phủ, má hồng, chì kẻ mày, mascara, eyeliner,...

  • Các sản phẩm chăm sóc da có nhu cầu cao và thường đa dạng theo chủng loại. Hầu hết phụ nữ đều muốn duy trì một làn da trắng sáng, khỏe mạnh. Một số các sản phẩm chăm da như sữa dưỡng thể, kem dưỡng ẩm, kem chống nắng, mặt nạ, serum,...

  • Nước hoa như body mist xịt toàn thân, xịt khử mùi, nước hoa,... cũng là mặt hàng không thể thiếu đối với các chị em phụ nữ và nam giới.

4. Chuẩn bị vốn mở shop mỹ phẩm

Mở cửa hàng mỹ phẩm cần bao nhiêu vốn? Vốn trong kinh doanh luôn là vấn đề quan trọng, bạn cần tính toán cẩn thận để không ảnh hưởng đến thành công sau này.

Các khoản đầu tư cần thiết khi mở cửa hàng mỹ phẩm:

  • Vốn nhập hàng: là khoản tiền đầu tiên cần quan tâm cho việc phân bổ ngân sách và chuẩn bị vốn. Tùy vào quy mô kinh doanh mà tính toán nhập số lượng, thương hiệu mỹ phẩm cho phù hợp.

  • Tiền thuê mặt bằng: tùy vào địa điểm lựa chọn mà chi phí phát sinh sẽ khác nhau. Đồng thời, bạn cần phải chuẩn bị tiền cọc nhà trước 6 tháng.

  • Tiền mua sắm các thiết bị, đồ dùng trang trí shop mỹ phẩm như kệ, tủ kính, đèn kệ,...

  • Tiền thuê nhân viên: thông thường 1 nhân viên bán hàng hiện nay có mức lương từ 3,5 - 6,5 triệu đồng/tháng. Tùy vào quy mô cửa hàng mà bạn tuyển số lượng người cho phù hợp.

  • Một số các chi phí duy trì khác như tiền điện nước, tiền quảng cáo,...

  • Vốn dự trù.

5. Lấy hàng mỹ phẩm ở đâu?

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều đơn vị cung cấp mỹ phẩm khác nhau, bạn cần lựa chọn những nơi uy tín, cung cấp sản phẩm chất lượng. Như vậy mới tạo được lòng tin với khách hàng, mỹ phẩm chất lượng thì khách mới yên tâm sử dụng lên da của mình.

Một số cách nhập hàng mỹ phẩm bạn có thể lựa chọn:

  • Làm đại lý cho các hãng mỹ phẩm lớn, nổi tiếng: đây là cách để có nguồn hàng mỹ phẩm ổn định, đảm bảo chất lượng 100% và không cần phải tạo dựng thương hiệu quá nhiều. Tuy nhiên, với cách này bạn cần có một số vốn lớn và đầu tư xây dựng cửa hàng của mình sang trọng.

  • Nhập hàng từ các shop mỹ phẩm sỉ

  • Nhập hàng mỹ phẩm xách tay từ nước ngoài: bạn có thể nhờ người quen ở nước ngoài đặt hàng giúp, đặt hàng qua tiếp viên hàng không, hoặc nhập lại từ các đại lý mỹ phẩm xách tay trong nước.

  • Đặt hàng qua các trang web nước ngoài, cách này khá rủi ro vì bạn không tự tay kiểm tra chất lượng sản phẩm, quy trình đổi trả cũng phức tạp.

  • Tự làm mỹ phẩm handmade để bán.

6. Chọn một vị trí mở shop mỹ phẩm

 vị trí mở shop mỹ phẩm

Vì sự thành công của cửa hàng phụ thuộc phần lớn vào vị trí của nó, bạn cần phải lựa chọn vị trí một cách cẩn thận. Vị trí lý tưởng cho cửa hàng bán lẻ mỹ phẩm là một khu vực có dân cư đông đúc, có mức sống trung bình trở lên, vì mỹ phẩm thường hướng đến nhóm khách hàng có khả năng chi trả cao hơn.

Với một cửa hàng bán lẻ mỹ phẩm thì diện tích tốt nhất là 30 - 40 mét vuông. Vị trí của cửa hàng bán lẻ của bạn sẽ quyết định doanh số bán hàng của bạn. Dành thời gian để tìm một địa điểm thích hợp giúp khách hàng mục tiêu tiếp cận nhanh chóng với doanh nghiệp của bạn. Vị trí cần có chỗ để xe tốt, bạn có thể thuê hoặc mua mặt bằng tùy thuộc vào số vốn đầu tư mà bạn có.

Khi lựa chọn vị trí bạn cần lưu ý:

  • Tránh mở ngay ngã tư đường có xe cộ đông đúc.

  • Không nên mở cửa hàng ở các con hẻm khó kiếm, nhiều “xẹt”.

  • Nếu chọn mở cửa hàng trên đường 1 chiều, bạn nên lựa chọn mở cửa hàng nằm bên phải.

  • Nên tập trung vào các tuyến đường có nhiều cửa hàng mỹ phẩm, như vậy bạn sẽ không gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng trong thời gian đầu.

7. Thiết kế, trang trí shop mỹ phẩm

Thiết kế bên trong cửa hàng của bạn cho phù hợp với thị trường mục tiêu của bạn. Bạn có đang bán hàng cho những người trẻ tuổi hay những người tiêu dùng trưởng thành hơn không? Hãy suy nghĩ về điều này khi chọn trang trí của bạn. Nếu bạn đang phân vân không biết đâu là thích hợp nhất, thiết kế thanh lịch hay tạo những nét chấm phá đầy tính nghệ thuật để thêm phần cá tính. 

Với những người trẻ tuổi, màu sắc trẻ trung và có gu riêng là một điểm cộng dành cho shop mỹ phẩm của bạn. Còn với những khách hàng trưởng thành hơn, đứng tuổi, thường những thiết kế trang nhã nhận được nhiều phản hồi tích cực hơn. 

Hãy nhớ rằng cửa hàng của bạn phải luôn sạch sẽ, ngăn nắp và có không gian thoải mái cho khách hàng lựa chọn sản phẩm.

8. Đăng ký giấy phép kinh doanh

Bạn cần phải đăng ký giấy phép kinh doanh với cơ quan có thẩm quyền để nhận được sự bảo hộ của Nhà nước. Đăng ký thương hiệu của riêng mình. 

Bạn cần chuẩn bị các giấy tờ như 

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh

  • Giấy tờ sử dụng đất

  • Sổ tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm

  • CMND

  • Giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm

  • Hóa đơn đóng thuế môn bài

9. Thuê nhân viên

Trước khi mở cửa hàng bán lẻ mỹ phẩm, bạn cần thuê nhân viên. Đảm bảo dành thời gian để thuê và đào tạo nhân viên của bạn đúng cách trước khi khai trương. 

Bạn nên tuyển dụng nhân viên tùy thuộc vào quy mô của cửa hàng bán lẻ, nhưng điều quan trọng là phải nêu rõ bạn cần bao nhiêu, điều này sẽ giúp dự trù tài chính của bạn.

Nhân viên bán hàng là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, có tác động đến quyết định mua hàng của họ. Vì vậy, bạn cần đào tạo nhân viên của mình các kỹ năng giao tiếp, tư vấn, kiến thức về mỹ phẩm và chăm sóc sắc đẹp để họ tự tin thuyết phục khách hàng.

Việc thuê và đào tạo nhân viên cần phải lên kế hoạch cẩn thận, chọn đúng người đúng vị trí. Tránh thuê nhầm người có thể gây ra nhiều tổn thất cho cửa hàng.

Để quản lý nhân viên được hiệu quả hơn, việc sử dụng phần mềm bán hàng offline hay phần mềm quản lý bán hàng là vô cùng cần thiết. Phần mềm này giúp chủ shop phân quyền cho từng nhân viên, dễ dàng theo dõi được lịch sử giao dịch. Nhờ đó đánh giá chính xác được năng suất làm việc của từng nhân viên và truy cứu trách nhiệm chính xác/

10. Tiếp thị cửa hàng mỹ phẩm

kinh doanh mỹ phẩm online

Sau khi bạn đã dự trữ các loại mỹ phẩm trong cửa hàng, bước tiếp theo của bạn là bắt đầu quảng cáo nó. Sẽ không ai biết đến sự tồn tại của shop mỹ phẩm bạn, nếu bạn không tiếp thị nó một cách tích cực, đặc biệt là khi bạn mới bắt đầu. Vì vậy, hãy áp dụng nhiều các chương trình khuyến mãi, quảng cáo: miễn phí và trả phí, trực tuyến và ngoại tuyến, trực tiếp và gián tiếp.

Theo kinh nghiệm mở shop mỹ phẩm thành công, bạn cần lên kế hoạch cho một buổi khai trương lớn để có được lượng khách hàng đầu tiên. Một ý tưởng hay là giảm giá lớn hoặc tiền thưởng hấp dẫn cho nhóm khách hàng đầu tiên đến cửa hàng. Điều này sẽ thu hút nhiều khách hàng hơn.

Một số chương trình khuyến mãi bạn có thể áp dụng:

  • Khuyến mãi áp dụng cho từng mặt hàng theo khung giờ vàng, ngày vàng vào những dịp lễ tết hay cuối tuần.

  • Khuyến mãi mua 1 tặng 1

  • Giảm giá khi mua theo combo sản phẩm.

  • Có các ưu đãi dành cho khách hàng thân thiết.

Tùy vào hình thức kinh doanh mà bạn lựa chọn hình thức quảng cáo, tiếp thị cho phù hợp để có thể cạnh tranh hiệu quả. 

Việc tiếp thị quảng bá thương hiệu không phải chỉ làm khi mới mở shop mỹ phẩm, mà bạn cần phải làm xuyên suốt, liên tục để duy trì được phong độ và tiếp cận thêm nhiều khách hàng mới.

Bên cạnh đó, để thu hút được nhiều khách hàng hơn, bạn nên chủ động tìm kiếm các hình thức quảng cáo, kinh doanh mỹ phẩm trên các kênh online. Chủ động thay đổi kịp thời dựa trên thói quen mua sắm trực tuyến của khách hàng.

Bạn có thể mở shop mỹ phẩm online trên Facebook, Instagram, Tiktok... để chia sẻ những hình ảnh mỹ phẩm, video, nội dung chăm sóc sắc đẹp để thu hút khách hàng. Sử dụng công cụ chạy quảng cáo, livestream bán hàng để chủ động tiếp cận đúng đối tượng khách hàng.

Hay tham gia bán hàng trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada,... hoặc tạo website mỹ phẩm để mở rộng phạm vi kinh doanh.

>>Các kinh nghiệm kinh doanh mỹ phẩm online đắt giá bạn nhất định phải xem để lên kế hoạch tiếp cận khách hàng đạt hiệu quả tối ưu.

11. Quản lý cửa hàng mỹ phẩm

phần mềm Quản lý cửa hàng mỹ phẩm

Cuối cùng, việc bạn cần phải chuẩn bị ngay từ đầu đó là đầu tư một phần mềm quản lý bán hàng. Một phần mềm bán hàng phù hợp là điều kiện cần để bạn có thể kinh doanh và quản lý bán hàng tốt kể cả khi bán hàng tại cửa hàng, kinh doanh online đa kênh.

>>Phần mềm quản lý bán mỹ phẩm chính là lựa chọn tối ưu giúp chủ shop quản lý mọi hoạt động, quy trình bán hàng một cách khoa học và hiệu quả nhất.

Phần mềm thông minh này không chỉ giúp bạn tiết kiệm được thời gian, tối ưu chi phí, hạn chế thất thoát, tổng hợp thu chi chính xác mà còn tự động chăm sóc khách hàng nhờ có tính năng lên các chương trình khuyến mãi phù hợp.

Đầu tư công cụ này ngay từ đầu sẽ giúp bạn cạnh tranh hiệu quả với các đối thủ ngoài kia.

Kết luận

Trên đây là 11 bước mở shop mỹ phẩm chi tiết giúp bạn lên kế hoạch chỉnh chu hơn và nhanh chóng mang về thành công như mong đợi. 

Hy vọng với những chia sẻ trên, các bạn có được cài nhìn chính xác hơn về việc kinh doanh mỹ phẩm trong thời buổi hiện nay và đưa ra những phương thức bán hàng phù hợp. Chúc các bạn thành công.

Bài viết liên quan

Tận hưởng trải nghiệm bán hàng không cần lo lắng

Miễn phí tạo tên miền cho khách hàng mới với tất cả các gói

Hỗ trợ tận nơi 24/7

Hoàn tiền 100% nếu khách hàng không hài lòng

Dùng thử