Nội dung
Mở tiệm nail nhỏ hiện nay đang là xu hướng được rất nhiều người lựa chọn với tỷ lệ thành công cao. Tuy nhiên, để kinh doanh trong thị trường đầy cạnh tranh này thì cần phải có những bước chuẩn bị thật kỹ càng, xây dựng kế hoạch, chuẩn bị vốn chính xác,... Cùng TPos tìm hiểu về các kinh nghiệm mở tiệm nail nhỏ hiệu quả ngay bài viết dưới đây.
Tại sao người người nhà nhà đua nhau mở tiệm nail?
Làm nail đang là xu hướng hot hiện nay, được rất nhiều chị em phụ nữ quan tâm. Hơn 10 năm trở lại đây, ngành nail đã tạo nên một cơn sóng mới về làm đẹp. Công việc này không những mang đến thu nhập cao mà còn không bao giờ lỗi thời vì luôn đổi mới và phát triển liên tục.
Hiện nay xu hướng mở tiệm làm móng đang dần trở nên phổ biến hơn. Thời gian học nghề ngắn, vốn đầu tư ít so với các ngành làm đẹp khác, giúp bạn sớm tiếp cận được với nghề và có nhiều thời gian để hoàn thiện các kỹ năng và kinh nghiệm.
Bên cạnh đó bạn có thể dễ dàng kết hợp việc làm móng với các hình thức kinh doanh làm đẹp khác như gội đầu, nối mi,...
Lượng khách hàng của dịch vụ làm đẹp này khá đông và rất dễ tiếp cận. Nếu bạn có tay nghề cao, biết nắm bắt các mẫu nail mới, đẹp độc là và kỹ năng chăm sóc khách hàng tốt thì chắc chắn tiệm nail sẽ rất đông khách, ổn định và phát triển lâu dài.
Có thể khẳng định đây là mô hình kinh doanh có tỷ lệ khởi nghiệp thành công cực kỳ cao.
Vốn mở tiệm nail nhỏ là bao nhiêu?
Đầu tiên, bạn cần phải dự trù nguồn vốn kỹ càng, chính xác để tránh gặp phải tình trạng thiếu hụt hoặc phát sinh nhiều vấn đề khác.
Chi phí mở tiệm nail nhỏ bao gồm các khoản sau:
Chi phí mặt bằng
Chi phí mặt bằng luôn là khoản đầu tư lớn mà bạn cần phải tính đến đầu tiên. Tùy vào vị trí thuê sẽ có giá tiền khác nhau.
Giá thuê mặt bằng hiện nay dao động từ 20-30 triệu đồng/tháng đối với những mặt bằng có diện tích >20 mét vuông tại nơi đông người có vị trí đẹp.
Nếu có vốn ít hơn, bạn có thể mở tiệm nail của mình trong những con hẻm, ít người qua lại hoặc ở những nơi hẻm thông ô tô đi lại được thì giá thuê sẽ dưới 15 triệu đồng.
Bên cạnh đó, bạn cần phải chuẩn bị sẽ tiền cọc nhà từ 3-6 tháng tùy vào thương lượng giữa hai bên.
Chi phí sửa chữa, trang trí nội thất
Chuẩn bị các chi phí mở tiệm nail cho các việc trang trí, sửa chữa cửa hàng, đầu tư nội thất trang thiết bị.
Bạn phải xác định được đối tượng khách hàng của mình là ai, họ có sở thích như thế nào, phân khúc khách hàng,... mà tìm mua đồ nội thất cũng như trang trí cửa hàng cho phù hợp.
Một số đồ nội thất cơ bản cần cho tiệm nail:
Bàn ghế: bàn tiếp tân, bàn ghế làm móng tay, ghế sofa cho khách ngồi đợi,...
Kệ, tủ đựng sơn móng tay, kệ treo tường,...
Quạt, điều hòa, đèn trang trí, camera,...
Hiện nay với gói trang trí nội thất cho cửa tiệm nail thường dao động từ 20-45 triệu đồng dành cho cửa hàng có phân khúc thấp, từ 50-70 triệu đồng dành cho cửa hàng phân khúc trung bình.
Chi phí cho các sản phẩm, trang thiết bị làm nail
Chi phí cho các loại sơn móng tay, phụ kiện trang trí,...tầm khoảng từ 4-7 triệu đồng.
Các loại máy móc làm nail dao động từ 300 nghìn đồng đến 2 triệu đồng.
Bộ dụng cụ làm móng như bộ làm sạch, vệ sinh, dụng cụ vẽ,... mỗi bộ từ 200-500 nghìn đồng.
Dụng cụ bảo hộ như găng tay, khẩu trang,... đầu từ chỉ tầm 200-500 nghìn đồng mỗi tháng cho nhân viên.
Chi phí mở tiệm nail trả tiền lương cho nhân viên
Nếu mở tiệm nail với quy mô lớn bạn cần tuyển thêm nhiều thợ lành nghề, được đào tạo bài bản, Với một tiệm nail nhỏ, bạn chỉ cần tuyển dần theo số lượng khách để giảm các chi phí nhân công.
Đối với nhân viên làm nail bạn lương có thể từ 5-10 triệu đồng/tháng tùy theo mức độ chuyên môn của họ.
Chi phí marketing
Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị thêm một số các chi phí pr, marketing cho cửa hàng của mình.
Bạn cũng cần chuẩn bị thêm số vốn dự phòng từ 8-12 triệu để chi cho các khoản chi phí khác như điện nước, wifi,...
Như vậy, tổng chi phí để mở một tiệm nail nhỏ sẽ tốn từ 80-180 triệu đồng cho số vốn đầu tư ban đầu.
Các bước mở tiệm nail
Xác định mục tiêu
Thị trường mục tiêu chính xác của tiệm nail sẽ phụ thuộc vào mô hình kinh doanh, dịch vụ và vị trí của bạn. Ví dụ, một salon cao cấp có thể sẽ tiếp thị phân khúc khách hàng cao cấp và sẽ không tiếp thị cho trẻ em hoặc thanh thiếu niên.
Tuy nhiên, nói chung, các tiệm làm móng chủ yếu tiếp thị phụ nữ trong khu vực. Tùy thuộc vào tiệm nail của bạn, bạn có thể muốn nhắm mục tiêu đến thị trường phân khúc tầm trung, hoặc sang trọng và cao cấp nhất của thị trường.
Càng sớm xác định được thị trường phù hợp với tiệm nail của mình, thì bạn càng có thể phục vụ tốt hơn các dịch vụ và hoạt động tiếp thị để tiếp cận những khách hàng đó.
Lựa chọn mặt bằng
Địa điểm kinh doanh tiệm nail sẽ quyết định đến 50% tỷ lệ thành công của bạn. Ở các khu vực đông dân, sầm uất, có nhiều hoạt động kinh doanh mua sắm sẽ thu hút được lượng lớn khách hàng.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần nghiên cứu tình hình của dân cư xung quanh, nên lưu ý những khu tập trung nhiều khách hàng mục tiêu của bạn.
Và cũng cần xem xét đến khả năng tài chính để xác định được nên thuê ở các mặt đường lớn, hay sâu trong hẻm.
Thiết kế cơ sở vật chất
Kinh doanh trong lĩnh vực làm đẹp đòi hỏi bạn cần phải chỉn chu ngay từ đầu trong việc bố trí không gian. Sự thoải mái của khách hàng chính là thước đo chất lượng cho cửa hàng của bạn.
Bạn nên định hình phong cách cho cửa tiệm cửa mình và lựa chọn các vật dụng, đồ nội thất có thiết kế phù hợp cùng tông màu.
Lựa chọn nguồn hàng chất lượng
Để kinh doanh tiệm nail thành công, bạn cần phải lựa chọn nhập nguồn hàng chất lượng. Các bộ làm móng hay sơn móng tay cần lựa chọn nơi cung cấp uy tín, chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng, để đảm bảo mang đến cho khách hàng dịch vụ tốt nhất, đồng thời tăng uy tín cho cửa tiệm.
Tuyển và đào tạo nhân viên
Bạn cần tuyển nhân viên đã có kỹ năng và tay nghề để hạn chế những rủi ro không đáng có, mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
Tùy vào mức độ cầu kỳ của một bộ nail có thể từ 30 phút đến 1 tiếng, thậm chí là lâu hơn, do đó, bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ nhân lực để phục vụ số lượng khách hàng lớn. Mỗi cửa hàng có dịch vụ cơ bản và nổi bật khác nhau, bạn vẫn nên dành nhiều thời gian để đào tạo thêm đảm bảo sự đồng bộ về trình độ của nhân viên.
Đăng ký kinh doanh
Mở tiệm nail được xếp vào loại hình kinh doanh cá thể. Bạn cần hoàn tất tất cả các thủ tục bao gồm giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép đăng ký thuế, trả các loại thuế đầy đủ trước khi khai trương để đảm bảo kinh doanh hợp pháp.
Tổng hợp các kinh nghiệm mở tiệm nail nhỏ cần lưu ý
Luôn học hỏi, cập nhật và sáng tạo thêm nhiều mẫu nail mới
Nếu làm nail chỉ làm đi làm lại các mẫu nail cũ, không chịu học hỏi sáng tạo những các mới thì chắc chắn bạn sẽ bị đối thủ bỏ xa và nhiều khách hàng sẽ nhàm chán với dịch vụ của cửa hàng.
Một tiệm nail tốt là tiệm nail luôn cập nhật những xu hướng làm nail mới nhất, tạo ra những mẫu nail đẹp đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng, nhờ đó giữ chân được khách cũ và mang về nhiều khách hàng mới hơn.
Có trình độ tay nghề cao
Đây là yếu tố bắt buộc phải có khi bạn muốn mở tiệm nail. Để đảm bảo bạn nên đi học nghề, đăng ký các khóa đào tạo bày bản.
Hiện nay, tại các trung tâm học viên sẽ được học bài bản. Thời gian ra nghề nhanh và chất lượng luôn được đảm bảo.
Tại các tiệm nail nhỏ hoặc tiệm nail tại nhà, chủ tiệm vẫn sẽ làm việc như một thợ làm móng.
Chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất và dụng cụ hành nghề
Cơ sở vật chất bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ bao gồm bàn ghế làm nail, ghế ngồi cho nhân viên, tủ quầy và một số đồ phụ trợ như thảm trải sàn, đèn, điều hòa, vật trang trí, khăn,...
Các dụng cụ để hành nghề làm nail cần phải có như sơn gel (đủ màu), bộ dụng cụ làm móng, bộ cọ vẽ móng, máy mài móng, máy hơ móng (đèn LED),...
Có chiến lược quảng bá tiệm nail
Tiếp thị cho tiệm nail
Thiết kế một số tờ rơi bắt mắt cho cửa tiệm và dán chúng lên khu vực của bạn. Phân phối những quảng cáo này ở những nơi mà nhân khẩu học mục tiêu của bạn có khả năng ghé thăm, như cửa hàng làm đẹp, spa và quán cà phê. Đảm bảo trình bày các chi tiết quan trọng trong tờ quảng cáo, banner của mình bao gồm tên cửa tiệm, địa chỉ và số điện thoại tiệm nail, các loại dịch vụ bạn cung cấp và giờ hoạt động của bạn.
Khi nói đến cửa hàng làm đẹp như tiệm nail, quảng cáo tốt nhất là truyền miệng, nếu bạn cung cấp dịch vụ, luôn có những mẫu nail mới đáp ứng nhu cầu thì khách hàng giới thiệu với bạn bè của họ và tiếp tục quay lại nhiều lần.
Tạo sự hiện diện trên phương tiện truyền thông xã hội
Đừng đánh giá thấp sức mạnh quảng bá của phương tiện truyền thông xã hội. Facebook, Instagram, Tiktok tạo nên một nền tảng hoàn hảo để thể hiện tác phẩm nail của bạn và chia sẻ lời chứng thực từ những khách hàng hài lòng.
Bạn nên chia sẻ bài viết quảng cáo, những hình ảnh, video giới thiệu mẫu nail mới, cách làm nail hay hình ảnh cửa tiệm.
Đừng quên cập nhật thường xuyên các nội dung mới cho khách hàng, chẳng hạn như thông tin về các dịch vụ bạn cung cấp và các ưu đãi giới thiệu đặc biệt.
Học cách giao tiếp với khách hàng
Ngoài việc tạo ra các bộ móng đẹp, một yếu tố khác khiến nhiều khách hàng ưa chuộng loại hình dịch vụ này là được thoải mái trò chuyện với người làm móng.
Nếu bạn thử đến bất kỳ tiệm nails nào cũng có thể thấy rõ điều đó, thợ làm móng một bên vẫn chăm chút cắt tỉa móng, một bên vẫn lắng nghe tâm sự và trò chuyện với khách.
Hãy để khách hàng cảm thấy thoải mái nhất khi bước vào tiệm nail của bạn.
Quản lý tiệm nail
Để quản lý được các quy trình, hoạt động, giao dịch trong tiệm nail, bạn nên đầu tư sử dụng phần mềm quản lý bán hàng.
Phần mềm tích hợp các tính năng giúp bạn quản lý dễ dàng các sản phẩm (số lượng, hạn sử dụng, giá cả) có trong tiệm, quản lý được mọi giao dịch phát sinh giữa nhân viên và khách hàng, quản lý được thông tin khách hàng, báo cáo thống kê thu chi chính xác,...
Chú ý đến khâu vệ sinh khi làm nail
Một tiệm nail dù lớn đến đây thì cũng không thể nào trang bị cho mỗi khách một bộ dụng cụ làm móng riêng biệt được, đa phần vẫn dùng chung. Đây cũng chính là vấn đề khiến khách hàng e ngại khi đi làm móng, hay nhiều người còn mang bộ làm móng của mình theo.
Do đó, bạn cần phải đặc biệt chú ý đến vấn đề vệ sinh hơn, cần ngâm nước nóng và sát trùng trước khi làm móng cho khách. Trong quá trình cắt tỉa hay giũa móng cần cẩn thận tránh làm trầy da, chảy máu.
>>Bên cạnh đó, bạn cũng có thể kết hợp kinh doanh thêm một số các mỹ phẩm dưỡng da để kiếm thêm doanh thu. Bật mí các kinh nghiệm kinh doanh mỹ phẩm hiệu quả dành cho bạn.
Kết luận
Muốn mở tiệm nail thành công, bạn cần phải chuẩn bị rất nhiều yếu tố, bạn cần học hỏi, rút kinh nghiệm và tính toán kế hoạch rõ ràng. Hy vọng với những chia sẻ trên đây TPos đã giúp bạn tự tin hơn trong việc thực hiện ý tưởng kinh doanh của mình.