Kinh Nghiệm Kinh Doanh

Những điều cần biết nếu muốn mở cửa hàng phân bón thành công

Đối với một nước có nền nông nghiệp phát triển như nước ta thì phân bón là phần không thể thiếu giúp tăng nhanh năng suất cây trồng. Có thể thấy các cửa hàng kinh doanh phân bón thuốc trừ sâu, các đại lý phân bón mọc lên như nấm và có không ít thành công. Tuy nhiên, nếu không chịu tìm hiểu và đầu tư kỹ càng, kinh doanh không đúng cách có thể gây thiệt hại lớn cho bạn. Bài viết dưới đây TPos sẽ bật mí những kinh nghiệm, kế hoạch kinh doanh phân bón vừa an toàn, tiết kiệm và mang lại lợi nhuận cao.

Kinh doanh phân bón có lãi không?

Kinh doanh phân bón có lãi không?  

Nông nghiệp luôn là ngành chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế ở nước ta. Hiện nay, việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất thay thế cho lối canh tác cũ đã giúp nền nông nghiệp nước nhà phát triển tốt hơn. Các sản phẩm vật tư nông nghiệp chất lượng cũng đóng góp vai trò quan trọng. Từng bước trở thành ngành kinh doanh không thể thiếu để phục vụ hỗ trợ trong lĩnh vực nông nghiệp.

Với nhu cầu cao, tăng nhanh qua các năm, cùng với khả năng thu hồi và quay vòng vốn nhanh, chắc chắn đây là mô hình kinh doanh đáng để đầu tư. Đặc biệt, vào những mùa vụ trong năm, nhu cầu sử dụng vật tư nông nghiệp luôn tăng cao. Vì thế, mở cửa hàng phân bón luôn hứa hẹn là mảnh đất đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư.

Cũng giống như lợi nhuận từ kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, kinh doanh phân bón mang đến lợi nhuận cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như quy mô, chất lượng sản phẩm, vị trí,...

Những lưu ý về điều kiện kinh doanh phân bón

Phân bón là ngành đòi hỏi bảo quản chặt chẽ do tính nguy hiểm của nó tương đối cao. Các chủ cửa hàng cần tuyệt đối tuân thủ theo các quy định của nhà nước để có thể sản xuất và kinh doanh mặt hàng này.

Điều kiện kinh doanh phân bón

Những lưu ý về điều kiện kinh doanh phân bón

Đầu tiên, các chủ thể sản xuất cần có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trong đó có đăng ký ngành nghề về kinh doanh phân bón. 

Để đủ điều kiện kinh doanh phân bón, bạn cần tuân thủ theo Nghị định 108/2017 của Nhà nước về quy định quản lý phân bón, được tóm tắt như sau:

1. Các tổ chức, cá nhân kinh doanh phân bón phải đảm bảo được các điều kiện sau:

  1. Các tổ chức, cá nhân được đăng ký theo quy định Pháp luật.

  2. Có cửa hàng phân bón

  3. Có khu vực chứa phân bón, có kệ hoặc bao lót xếp hàng.

  4. Người trực tiếp kinh doanh phải có giấy chứng nhận chuyên môn về phân bón, trừ những trường hợp đã có trình độ trung cấp trở lên ở các chuyên ngành về trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông học, hóa học, sinh học.

2. Trong trường hợp cơ sở kinh doanh không có cửa hàng thì phải đăng ký doanh nghiệp, có địa điểm giao dịch ổn định, hợp pháp và có sổ ghi chép việc mua bán, đáp ứng quy định tại điểm d khoản 1 điều này.

Từ những quy định trên bạn cần đảm bảo thực hiện đầy đủ để có thể kinh doanh cửa hàng phân bón thuốc bảo vệ thực vật thuận lợi.

Điều kiện cấp giấy chứng nhận sản xuất phân bón

Bên cạnh đó, nếu bạn là một doanh nghiệp sản xuất phân bón thì cần chú ý các điều kiện sau đây. 

Về cơ sở: 

  • Phải có địa diểm, diện tích nhà xưởng phù hợp với quy mô sản xuất. Có tường, rào ngăn cách với bên ngoài, có xưởng kết cấu vững chắc và có cửa đảm bảo yêu cầu kiểm soát chất lượng.

  • Các dây chuyền sản xuất, máy móc, thiết bị phải phù hợp với quy trình sản xuất từng loại phân bón.

  • Có phòng thử nghiệm được chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO 17025 hoặc có hợp đồng với tổ chức thử nghiệm được chỉ định theo quy định của Pháp luật về chất lượng.

  • Có hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn ISO 9001.

  • Có khu vực chứa nguyên liệu và thành phẩm riêng biệt.

Về nhân sự:

Có người trực tiếp điều hành có trình độ chuyên môn cao từ đại học trở lên trong một số chuyên ngành về trồng trọt, nông học, hóa học, sinh học, nông hóa thổ nhưỡng,...

Hồ sơ xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 07 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 84/2019/NĐ-CP.

  • Bản thuyết minh về điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 09 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 84/2019/NĐ-CP.

  • Bản chụp bằng tốt nghiệp đại học trở lên của người trực tiếp điều hành sản xuất quy định tại điểm e khoản 2 Điều 41 Luật Trồng trọt.

Tìm nguồn hàng chất lượng cho cửa hàng phân bón

nguồn hàng cửa hàng phân bón

Nên nhập loại phân bón nào để kinh doanh?

Phân bón thường chia là 3 loại

Nhóm Phân bón hữu cơ:

Đối với phân bón truyền thống, nguồn gốc của chúng đến từ các phụ phẩm trong canh tác nông nghiệp. Được sản xuất theo các phương pháp truyền thống như phân chuồng, phân xanh, phân rác hữu cơ,... 

Kinh doanh phân bón hữu cơ được nhiều người lựa chọn, người nông dân sẽ lựa chọn nhiều để bổ sung cho cây các chất hữu cơ phù hợp khi bón lót cho cây trồng.

Phân hữu cơ sẽ được chế biến từ các chất hữu cơ với quy trình công nghiệp, để tạo ra các sản phẩm chất lượng tốt hơn so với nguyên liệu ban đầu .

Nhóm Phân bón vô cơ:

Hay còn gọi là phân bón hóa học. Đây là loại phân bón được sản xuất theo quy trình công nghiệp, có chứa các yếu tố dinh dưỡng dành hữu cơ cho cây trồng. Có hiệu lực cao và tác dụng nhanh.

  • Phân đơn như phân đạm, phân lân, phân kali,... để bổ sung chất dinh dưỡng cho cây trồng, nâng cao khả năng chống chọi.

  • Phân hỗn hợp được sử dụng phổ biến và có chứa từ 2 hợp chất dinh dưỡng trở lên. 

  • Các loại vôi cũng là yếu tố quan trọng giúp bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho cây, đất. Bạn có thể bổ sung các sản phẩm này cho cửa hàng của mình như vôi nghiền, vôi nung.

Nhóm Phân bón sinh học:

Bao gồm các loại phân bón được sản xuất thông qua quá trình sinh học hoặc có nguồn gốc từ tự nhiên. Thành phần thường chứa nhiều chất sinh học như axit humic, axit fulvic, axit amin,... hoặc các vi chất sinh học khác. Tùy vào thành phần và chức năng mà tiêu chuẩn chất lượng trong phân bón được phân loại chi tiết trong quy chuẩn kỹ thuật.

Lưu ý khi lựa chọn nguồn hàng vật tư nông nghiệp

  • Đầy đủ nhãn mác: phân bón là sản phẩm kinh doanh tương đối độc, có ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiếp xúc. Vì vậy, bạn cần phải đảm bảo sản phẩm nhập vào có nguồn gốc rõ ràng, đầy đủ nhãn mác và giấy chứng nhận.

  • Thời gian sử dụng: các sản phẩm đặc thù như thuốc trừ sâu, phân bón,... bắt buộc phải có thời hạn sử dụng, Điều này không chủ ảnh hưởng đến cây trồng, mức độ sinh trưởng và nguy cơ nhiễm độc của người tiếp xúc. Hãy kiểm tra kỹ lưỡng hạn sử dụng của các lô hàng khi nhập.

  • Có giá bán rõ ràng: Bạn nên tham khảo, so sánh giá bán của nhiều cửa hàng khác nhau, theo dõi giá đã được niêm yết trên bao bì để đảm bảo quyền lợi của mình.

Yếu tố nào quyết định nhà cung cấp phân bón tốt?

Khi mới bắt đầu kinh doanh, còn hạn chế về vốn, bạn nên chọn những đại lý lớn, nhà phân phối cung cấp đa dạng các mặt hàng và có chính sách tốt để được nhập hàng với giá tốt, đa dạng các mặt hàng đáp ứng được nhiều nhu cầu khác nhau trong khu vực.

Một nhà cung cấp phân bón uy tín cần đảm bảo 3 yếu tố:

  • Có kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực, am hiểu kiến thức về phân bón.

  • Các sản phẩm phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có chứng nhận kiểm duyệt và được phép lưu thông.

  • Các đơn vị phân phối cần cung cấp đầy đủ các thông tin về sản phẩm, giá niêm yết, và có các hướng dẫn bảo quản kỹ lưỡng.

Các bước mở cửa hàng phân bón hiệu quả

Các bước mở cửa hàng phân bón

Nghiên cứu thị trường

Đối với bất kỳ ngành hàng nào, khi mới bắt đầu kinh doanh bạn cần bạn cần phải khảo sát thị trường sẽ giúp bạn xác định được nhu cầu của khách hàng, cách thức mua hàng và tìm ra đầu ra cho sản phẩm.

Hãy tìm hiểu rõ khu vực xung quanh có bao nhiêu cửa hàng phân bón, nhu cầu của người nông dân trong khu vực như thế nào, vụ mùa nào đang diễn ra trong năm, những loại phân bón, thương hiệu nào được ưa chuộng,.... Từ đó mới đưa ra được chiến lược nhập phân bón phù hợp. 

Ngoài ra, bạn có thể đến tìm hiểu các cửa hàng bán phân bón ở khu vực lân cận để xem quy mô cửa hàng, cách thức mua hàng, chính sách khuyến mãi,... Có thể mua thử một vài sản phẩm tiềm năng để xem giá cả và đánh giá được nhu cầu thị trường.

Xác định vốn mở cửa hàng phân bón

Chi phí để mở một cửa hàng phân bón bao gồm:

  • Chi phí thuê mặt bằng, kho bãi. Do mô hình đặc thù nên bạn phải đảm bảo thực hiện đúng quy định về không gian đúng chuẩn bảo quản hóa chất, phân bón để không ảnh hưởng đến môi trường và những người xung quanh.

  • Chi phí nhập hàng

  • Chi phí thuê nhân viên

  • Chi phí cho các trang thiết bị trong cửa hàng

  • Và các chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động

Đặc thù của ngành phân bón chỉ tập trung vào một số dòng sản phẩm nhất định như đa dạng về thương hiệu, bạn cần phải chuẩn bị đủ vốn để đảm bảo việc nhập hàng và duy trì kinh doanh, đặc biệt khi mới mở cửa hàng nguồn thu chưa ổn định.

Đối với một cửa hàng phân bón vừa và nhỏ thì nguồn vốn ban đầu sẽ dao động từ 100 - 300 triệu đồng. Tùy thuộc vào thị trường hướng đến mà bạn phân bổ nguồn vốn phù hợp với từng loại phân bón đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong khu vực.

Bên cạnh đó, bạn cần thương lượng với nhà sản xuất, phân phối để xem các chính sách ưu đãi của họ, nhập số lượng vừa đủ để được hưởng chiết khấu sản phẩm.

Và để giảm được chi phí cho việc nhập hàng, bạn chỉ nên tập trung vào các mặt hàng dễ bán ở khu vực, đáp ứng được nhu cầu hiện tại. Như vậy sẽ hạn chế tồn kho nhiều và tăng khả năng xoay vòng vốn.

Lựa chọn địa điểm kinh doanh

Vị trí cửa hàng phân bón nên chọn ở khu vực nông thôn, khu vực có đất nông nghiệp đang canh tác là nơi phù hợp nhất. Đặt ở vị trí ngoài mặt đường lớn vừa thuận lợi giao thông, khách hàng cũng tìm được bạn dễ dàng, vừa thuận tiện cho việc nhập xuất hàng hóa lên xe tải.

Tùy theo quy mô cửa hàng mà bạn lựa chọn mặt bằng, diện tích cho phù hợp nhưng vẫn phải đảm bảo các quy định an toàn cũng như sức chứa hàng.

Ngay cả khi bạn có sẵn mặt bằng kinh doanh, hãy đảm bảo rằng cửa hàng của bạn có đầy đủ không gian để đáp ứng yêu cầu an toàn bắt buộc trong điều kiện nêu trên.

Chuẩn bị kiến thức về nông học và phân bón

Bên cạnh chuẩn bị các yếu tố như địa điểm, vốn, thị trường,... bạn cần phải tìm hiểu kỹ càng các kiến thức về nông học, phân bón,... Do mô hình này đòi hỏi kiến thức chuyên môn sâu về nông nghiệp cũng như sản phẩm để đảm bảo rằng bạn có thể tư vấn chính xác cho khách hàng của mình. Đồng thời, biết thời điểm nào nên nhập mặt hàng phân bón nào phù hợp với cây trồng.

Không chỉ cần kiến thức về sản phẩm (lợi ích, công dụng, nhược điểm của từng loại), mà bạn cần có kiến thức chuyên sâu về các tình trạng nhiễm bệnh của cây trồng, rau lúa,... tùy theo mức độ bệnh mà đưa ra các phương pháp, loại thuốc đặc trị phù hợp.

Chuẩn bị không gian trưng bày

Các công cụ, thiết bị chứa đựng, lưu trữ phân bón cần phải đảm bảo được chất lượng vệ sinh môi trường. Phải có phương tiện vận chuyển phù hợp hoặc có hợp đồng vận chuyển phân bón.

Không gian trưng bày cần đủ lớn để bày bán các dòng sản phẩm có trong cửa hàng. Sắp xếp, phân loại theo các dòng sản phẩm, thương hiệu để khách hàng có thể lựa chọn dễ dàng.

Hoạt động kinh doanh và phát triển

Mở đại lý phân bón cần có tâm với sản phẩm, hỗ trợ người dân nhiệt tình. Luôn mang đến sản phẩm chất lượng, uy tín, đảm bảo luôn giữ giá bình ổn.

Sau khi đã chuẩn bị kỹ càng, tiếp theo là tiến hành khai trương cửa hàng. Trong buổi lễ khai trương, bạn cần quảng cáo rộng rãi đến với người dân xung quanh để họ đến xem. Nên có thể các chương trình giảm giá một số mặt hàng để thu hút nhiều người hơn.

Cách quản lý các hoạt động của cửa hàng phân bón hiệu quả

Cách quản lý cửa hàng phân bón

Cuối cùng, quản lý cửa hàng phân bón bạn cần chú ý các phương pháp sau:

Quản lý hàng hóa

Với các cửa hàng phân bón, bạn cần phải hạn chế các yếu tố rủi ro, thất thoát về hàng hóa. Quản lý xuất nhập hàng hóa sẽ giúp bạn đánh giá được hiệu quả, mức độ bán chạy của từng mặt hàng, cũng như khả cung ứng của nhà cung cấp.

Việc theo dõi hàng tồn kho sát sao sẽ giúp bạn đưa ra được các giải pháp nhập hàng, xã hàng phù hợp dựa trên hạn sử dụng và mức độ tồn kho.

Quản lý công nợ của khách hàng và nhà cung cấp

Bản chất của việc kinh doanh vật tư nông nghiệp nói chung và phân bón nói riêng là việc mua thiếu và bán thiếu. Cửa hàng, đại lý phân bón hay nhà phân phối sẽ cho phép bạn trả tiền hàng nhiều lần hoặc trả 1 lần sau khoảng thời gian nhất định.

Điều này giúp giảm được áp lực về chi phí nhập hàng, tuy nhiên, bạn cần đưa ra chính sách quản lý chính xác để trả tiền hàng đúng hạn cho nhà cung cấp.

Và việc bán thiếu cũng diễn ra thường xuyên, khách hàng của bạn sẽ thường chi nhỏ trả nhiều lần hoặc trả sau khi kết thúc mùa vụ. Bạn cũng cần ghi chép cẩn thận công nợ khách hàng để hạn chế các thất thoát ảnh hưởng đến lợi nhuận của cửa hàng.

Giải pháp tự động hóa

Một giải pháp công nghệ giúp bạn tự động hóa các công việc quản lý kể trên hạn chế thất thoát chính là phần mềm quản lý bán hàng. Chủ cửa hàng có thể tận dụng các tính năng tối ưu của phần mềm để quản lý các giao dịch phát sinh, nhập xuất hàng, tồn kho, công nợ, tài chính,....

>>Review Phần mềm quản lý bán vật tư nông nghiệp tốt nhất hiện nay được nhiều chủ cửa hàng tin dùng.

Tóm lại

Hy vọng với kinh nghiệm kinh doanh phân bón trên đây, TPos đã giúp bạn trang bị được nhiều kiến thức cần thiết và đưa ra kế hoạch kinh doanh phù hợp để tự tin mở cửa hàng phân bón thuận lợi. 

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy để lại bình luận bên dưới nhé.

Bài viết liên quan

Tận hưởng trải nghiệm bán hàng không cần lo lắng

Miễn phí tạo tên miền cho khách hàng mới với tất cả các gói

Hỗ trợ tận nơi 24/7

Hoàn tiền 100% nếu khách hàng không hài lòng

Dùng thử